08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Pháp lý cho người nhiễm HIV

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Thu Pham

Người đồng sáng lập Diễn đàn tuvanhiv.vn
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Hiện nay, một số Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Sở tư pháp của các tỉnh và Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội cũng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và các đối tượng yếu thế khác, tuy nhiên việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV của các trung tâm đó đều hết sức khó khăn họ không tiếp cận được khách hàng là người nhiễm HIV, ngược lại người nhiễm HIV cũng không muốn đến các trung tâm đó để đươc trợ giúp pháp lý miễn phí vì những nguyên nhân sau:
- Có một số cán bộ ngại tiếp xúc với những người nhiễm HIV, sợ bị lây bệnh.
- Pháp luật qui định người nhiễm HIV là đối tượng được TGPL miễn phí, nhưng người nhiễm HIV khi đến các TTTGPL muốn được trợ giúp pháp lý miễn phí, họ phải chứng minh là người nhiễm HIV, để được tư vấn và trợ giúp miễn phí. Vì vậy người nhiễm HIV sợ bị lộ danh tính nên không dám đến TTTGPL để được tư vấn và trợ giúp
- TTTGPL thường đặt trụ sở tại nơi có nhiều người qua lại, hoặc đặt tại Sở Tư pháp của tỉnh cho nên người có HIV sợ không dám đến tư vấn hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Do sự ràng buộc của Luật Phòng, chống HIV/AIDS phải giữ bí mật thông tin của người nhiễm HIV. Cho nên không có cơ quan nào cung cấp thông tin về người nhiễm HIV cho Trung tâm TGPL để Trung tâm có thông tin triển khai việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV
- Người bị nhiễm HIV không hoà nhập cộng đồng, họ ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Chính vì vậy việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế chiều sâu , chính sách giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng còn yếu
- Một số Trung tâm chưa có kỹ năng tư vấn cho người nhiễm HIV.
Để tư vấn và trợ giúp cho người nhiễm HIV có hiệu quả chúng ta cần nắm vững những vấn đề sau:
1 Về những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS.
- HIV là gì?
- AIDS là gì?
- Thế nào là nhiễm trùng cơ hội
- Đường lây truyền HIV và cách phòng tránh lây nhiễm HIV
- Thời kỳ cửa sổ là gì?
- Phơi nhiễm là gì ? Cách xử trí ?
- Quá trình phát triển của virut HIV trong cơ thể người nhiễm ?
- Như thế nào là QHTD không an toàn.
- Địa chỉ các cơ sở xét nghiệm HIV được phép khẳng định HIV (+)
- Muỗi đốt có truyền HIV sang cho người ?
- Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu ?
- Người nhiễm HIV khi QHTD có phải sử dụng BCS ?
- Tại sao phụ nữ dễ bị nhiễm HIV hơn nam giới khi QHTD không an toàn ?
- NCH muốn sinh con. Vấn đề phòng lây truyền từ mẹ sang con
- Cách chăm sóc, luyện tập và dinh dưỡng cho NCH.
- Ăn chung, uống chung với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm ?
2 Về tâm lý của người nhiễm HIV.
Tâm lý của con người rất phức tạp và chịu ảnh hưởng mạnh bởi những tác động từ bên ngoài. Những tác động bên ngoài này đối với người nhiễm HIV/AIDS lại rất đa dạng: từ thái độ, cách cư xử của người thân, người quen, của xã hội, cho đến những tác động của truyền thông đại chúng cụ thể như những hình ảnh thần chết, hình ảnh bệnh hoạn v.v... và có thể gây ra những cú sốc tâm lý rất lớn ở người nhiễm. Đặc biệt người nhiễm HIV/AIDS rất nhạy cảm trước những tác động từ bên ngoài vì họ không những luôn mang trong mình nỗi sợ (dù có khi nó chỉ là trong vô thức): sợ chết, sợ bị xa lánh, sợ cô đơn, mà còn bị những mặc cảm đè nặng trong tinh thần: mặc cảm tội lỗi vì những hành vi phi đạo đức, mặc cảm là người bệnh, là nguồn lây, là người phải sống bám vào người khác... Chính vì vậy họ luôn mặc cảm về bệnh tật sức khỏe của mình, không muốn bộc lộ danh tính, tự cô lập và xa lánh cộng đồng, tư tưởng buồn chán dễ phát sinh tiêu cực, nảy sinh tư tưởng chống đối xã hội,cho nên dễ có hành vi,vi phạm pháp luật. Họ luôn tránh nhìn mọi người, tự hành hạ mình, có hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác. Họ tự trách mình đã gây nhiễm HIV cho người yêu, vợ, chồng hoặc con cái, hoặc làm khổ gia đình . Tức giận với người đã lây nhiễm cho mình . Tức giận với những hành vi, cử chỉ của người khác tạo cho mình cảm giác bị kỳ thị . Tức giận với gia đình vì gia đình đã chối bỏ, không chấp nhận hoặc kỳ thị. Họ sợ hãi và lo lắng, sợ vì nghĩ rằng cái chết của mình đã được báo trước Lo sợ lây nhiễm cho gia đình Lo sợ bị mất việc làm Lo sợ vì không có thuốc chữa Lo sợ không có đủ tiền mua thuốc Lo sợ hàng xóm, bạn bè biết sẽ xa lánh, kỳ thị, sợ bị gia đình bỏ rơi. Cô đơn, tự kỳ thị. Sự kỳ thị thường bắt đầu khi: bạn tình hoặc vợ, chồng của mình chết vì AIDS. Trạng thái cô đơn xuất hiện, khi người có HIV cảm thấy là không ai chia sẻ những khó khăn, hoặc không ai hiểu mình. Người có HIV lúc đó thường cảm thấy cô đơn và vô vọng. Họ cảm thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với gia đình vì mình sống buông thả hoặc không cẩn thận . Không có người để chia sẻ và tâm sự những lo lắng và suy nghĩ của mình và không ai hiểu mình . Cảm giác mình là người thừa trong gia đình do gia đình không quan tâm . Cảm thấy vô dụng, là gánh nặng cho gia đình hoặc cảm thấy cô đơn và vô vọng . Họ luôn Tránh tiếp xúc mắt với người khác, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Họ có thể nói “tôi không muốn gặp ai” hay “tôi muốn ở một mình” hay “tôi không muốn nói chuyện với ai nữa”. Họ thường có biểu hiện, buồn bã, trầm uất nguyên nhân do: Không có điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả cảm thấy bế tắc, không có lối thoát do không có điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi cảm giác mất mát hết: công việc, người thân, tiền bạc, sức khoẻ, mất niềm tin, bị thất vọng .
3 Khung Pháp luật để thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.
- Hiến pháp năm 1992
- Chỉ thị số 54/CT-TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/ AIDS trong tình hình mới.
- Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 và các văn bản QPPL hướng dẫnthi hành Luật.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn
2020 ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/ QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/06/2009.
- Các qui định của bộ Luật Dân sự; Bộ Luật Tố tụng Dân sự, bộ Luật Hình sự, bộ Luật Tố tụng Hình sự, bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất Đai, Luật Trợ giúp Pháp lý, Luật Phòng, chống Ma túy, Pháp lệnh Phòng chống Mại dâm, Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế, bộ Luật Lao động…
4 Kỹ năng tư vấn pháp luật cho người nhiễm HIV
Bước 1:
- Giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng: Nhân viên đồng đẳng chủ động giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng là người nhiễm HIV, chia sẻ những bức xúc, khó khăn với họ. Giới thiệu về Trung tâm tư vấn, cũng như lợi ích của khách hàng, cách thức tư vấn và trợ giúp pháp lý cho khách hàng, và người tham gia tư vấn cho khách hàng, các nguyên tắc bảo mật các thông tin do khách hàng cung cấp. Khi tiếp xúc với khách hàng đồng đẳng viên phải có thái độ, thân thiện, cởi mở, chân thành. Cách diễn đạt phải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và trung thực.
Bước 2:
- Tìm hiểu thu thập thông tin của khách hàng: Sau khi tạo dựng được niềm tin với khách hàng, nhân viên đồng đẳng mời luật sư ra làm việc cùng với mình, Luật sư và nhân viên đồng đẳng gợi mở, khuyến khích khách hàng chia sẻ những vấn đề mà họ đang bức xúc. Khai thác từng chi tiếp, tỉ mỉ, chính xác các tình tiết có liên quan đến vụ việc mà khách hàng đề nghị được trợ giúp pháp lý. Phải nắm vững các kỹ năng: Cách đặt câu hỏi mở, cách lắng nghe tích cực, phải luôn chia sẻ và cảm thông, khi tiếp xúc không soi mói, phán xét…
Bước 3:
- Phân tích và đánh giá thông tin của khách hàng: Luật sư cần phân tích về đặc điểm nhân thân của khách hàng ví dụ: Nơi cư trú, mức sống, trình độ học vấn, các mối quan hệ xã hội…Phân tích về lĩnh vực khách hàng đề nghị được trợ giúp pháp lý, về hình thức trợ giúp pháp lý, thẩm định nhu cầu của khách hàng để khẳng định khẳng định nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý của khách hàng. Luật sư cần phải có kỹ năng, xâu chuỗi, liên kết các thông tin do khách hàng cung cấp, nắm vững các qui định của pháp luật hiện hành vận dụng linh hoạt vào từng tình huống cụ thể. Cách đặt các câu hỏi để kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp.
Bước 4:
- Tư vấn và trợ giúp pháp lý cho khách hàng: Khẳng định với khách hàng về khả năng tư vấn và trợ giúp pháp lý của Trung tâm với vụ việc mà khách hàng đề nghị tư vấn và trợ giúp pháp lý. Cách thức, thời gian mức độ đáp ứng so với sự đề nghị của khách hàng. Giới thiệu cho khách hàng biết các thủ tục cần thiết, các đơn vị, cá nhân cùng phối hợp giải quyết vụ việc của khách hàng.
Bước 5:
- Xác lập quan hệ hộ trợ lâu dài với khách hàng: Nhân viên đồng đẳng thu thập ghi chép đầy đủ, lưu giữ các thông cá nhân của khách hàng, số lần khách hàng đến văn phòng làm cơ sở để duy trì liên lạc với khách hàng, đề nghị khách hàng liên lạc thường xuyên với văn phòng ( qua điện thoại, Email…)
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top