08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

xã hội hóa điều trị methadone

Đình Nam

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình Nhu cầu lớn.

Tính đến tháng 4/2014, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế methadone (Chương trình điều trị methadone) đã được triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 88 cơ sở, điều trị cho 17.062 bệnh nhân. Trong hơn 5 năm triển khai Chương trình methadone tại Việt Nam không có bệnh nhân tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, tỷ lệ bỏ trị rất thấp.

Người bệnh uống methadon dưới sự giám sát của cán bộ y tế.

Thực tế hơn 5 năm qua triển khai Chương trình điều trị methadone ở nước ta đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cho gia đình bệnh nhân và cho xã hội. Bệnh nhân tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng heroin, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Tình trạng về sức khỏe thể chất và tinh thần cải thiện rõ rệt (sống vui vẻ, có ích, chất lượng cuộc sống tăng lên). Tình hình trật tự, an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người nghiện chích ma túy cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị). Theo báo cáo của Công an quận Lê Chân (TP. Hải Phòng), chỉ sau 6 tháng triển khai Chương trình methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực Bệnh viện Việt Tiệp giảm 60-70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy, tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.
Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi bệnh nhân tham gia điều trị methadone. Nhiều nghiên cứu và nhiều nguồn thông tin cho thấy, những người NCMTthường có những hành vi ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bản thân gia đình họ như bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy. Trong nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi trên giảm nhanh chóng từ 90% trước điều trị xuống 1,4% sau 12 tháng điều trị.
Việc tham gia điều trị thay thế bằng thuốc methadone còn làm giảm chi phí đáng kể đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Do người nghiện không mất tiền để mua ma tuý và không tốn tiền để điều trị các bệnh tật do sử dụng, tiêm chích ma tuý gây nên. Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh/thành phố, trước khi tham gia Chương trình methadone, trung bình một bệnh nhân phải sử dụng 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm). Hiện nay đang điều trị cho gần 7.000 bệnh nhân, như vậy là chương trình đã tiết kiệm được cho bệnh nhân 588 tỷ đồng/năm.
Đối với cá nhân bệnh nhân không còn bị ám ảnh bởi việc phải tìm kiếm ma tuý, không phải chịu tác động của các triệu chứng đói thuốc nên nhiều người đã tập trung tâm trí để làm việc và được gia đình tin tưởng, yêu thương. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, thu nhập bình quân do bệnh nhân có việc làm hàng tháng tăng từ 2,6 triệu đồng/tháng sau 6 tháng điều trị và lên đến 3,2 triệu đồng/tháng sau 24 tháng điều trị. Tỉ lệ người bệnh tham gia điều trị methadone có công ăn việc làm cũng gia tăng. Nếu trước điều trị chỉ có 64,04% bệnh nhân có việc làm thì sau 24 tháng điều trị đã có 75,9% bệnh nhân có việc làm.

Nhiều người bệnh đã tìm lại được công ăn việc làm nhờ methadon.

Cần phải xã hội hóa
Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Thông tư số 12/2013/TT-BYT của Bộ Y tế thì, trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình methadone có thể được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh/thành phố phải thành lập cơ sở điều trị methadone.
Với tốc độ mở rộng chương trình methadone như trên, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh cũng như ngân sách của Chính phủ sẽ không thể đảm bảo để bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó, việc triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone sẽ là giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình này.
Để giúp cho việc xã hội hóa công tác điều trị methadone, ngày 15/10/2013, Bộ Y tế đã có Công văn số 6544/BYT-KH-TC hướng dẫn thực hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện CDTP quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh/thành phố cần căn cứ theo công văn này để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa chương trình methadone tại địa phương.
Giống với các quốc gia khác trên thế giới, việc mở rộng chương trình điều trị dưới hình thức xã hội hóa là điều tất yếu và nó sẽ góp phần giúp mở rộng chương trình khi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có xu hướng giảm dần trong một số năm tới, cũng như sẽ góp phần nâng cao ý thức của người bệnh với chính chương trình điều trị mà họ tham gia.
Mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone sẽ giúp huy động nguồn kinh phí từ chính bệnh nhân và gia đình, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, các địa phương triển khai chương trình và từ các nguồn hỗ trợ khác. Với mô hình Chính phủ và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.
Chương trình muốn đạt được hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế thì phải điều trị cho tối thiểu 40% số người nghiện ma tuý hiện có. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công an, đến tháng 10/2013 toàn quốc quản lý được khoảng 170.000 người nghiện (nghiện heroin chiếm khoảng 80%), do đó muốn chương trình có hiệu quả thì cần điều trị cho khoảng 54.500 người nghiện ma tuý nhưng trên thực tế đến cuối tháng 4/2014 toàn quốc mới chỉ có hơn 17.000 người nghiện được điều trị (đạt khoảng 31%).

Bài, ảnh: Thu Hương



 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top