Em chào bs Bình và các anh chị. Em có thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp ...
Người có H nếu ở thành phố lớn thì không sao vì nạnh ai nấy sống, còn ở quê thì khó khăn trong việc điều trị thông tin chắc chắn 100% sẽ bị lộ không dấu diếm được. Người giàu họ có thể tự túc nên không sợ còn người nghèo thì sao.. Mặc dù nói tiết lộ thông tin là sẽ bị phạt nhưng với mức phạt hành chính vài triệu thì chẳng ai sợ đâu. Đó là chưa kể những người xấu họ lợi dụng sự lo lắng của người bệnh để làm tiền. Từ đó 1 số bệnh nhân chán nản lo sợ không điều trị có 1 số còn đi trả thù đời.... chẳng lẽ không còn cách nào để bảo vệ cho những người nhiễm H hay sao. Họ cũng là con người mà.
Theo luật phòng chống HIV thì người nhiễm HIV có điều trị ARV hay không điều trị ARV đều được bảo mật thông tin cá nhân, trừ những người được biết để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân và cán bộ làm chuyên trách HIV tuyến tỉnh, huyện, xã biết để theo dõi, quản lý và hỗ trợ tại cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay do việc điều trị ARV được bảo hiểm y tế chi trả nên thông tin người bệnh phải nhập vào hệ thống thanh toán chi phí điều trị nên những người làm công tác liên quan được biết mới thanh toán chi phí được. Vấn đề điều trị tự túc, bí mật hay còn gọi là điều trị dịch vụ thì chi phí cũng không cao lắm, có thể từ 600 ngàn - 800 ngàn cũng đã điều trị được rồi, bao gồm cả tiền thuốc và chi phí khám chữa bệnh.
Bác sĩ cho em hỏi nếu như mình có BHYT tuyến huyện. Đăng ký chữa trị tại tỉnh khác củng tuyến huyện có được không. Hay là phải cùng tỉnh. Và nếu đk địa phương khác thì vẫn phải gửi thông tin về địa phương quản lý hả bác sĩ. Em cảm ơn ạ.
Hiện nay bảo hiểm y tế đã thông tuyến huyện, như vậy, nếu em muốn điều trị như em nói vẫn được, tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến cáo địa phương nào nên về địa phương đó điều trị để dễ quản lý. Trừ khi em chứng minh được là đang tạm trú ở địa phương khác để lao động, học tập.... mà hợp lý thì được chấp nhận điều trị, Cho dù điều trị ở đâu thì thông tin về người bệnh cũng sẽ được phản hồi về hệ thống quản lý tại địa phương mình nhe em.
Ở quê thì nhỏ xíu. Lại có xích mích với cán bộ y tế vì là hàng xóm gần nhà. Vậy là xong. Sao họ không quản lí trực tiếp ở tỉnh trên máy tính nhỉ. Luật như vậy không phù hợp. Hèn gì có rất nhiều người từ chối điều trị. Rồi trở nên nguy hiểm hơn trong sinh hoạt cộng đồng..
Đã là luật thì phải thực hiện đúng thôi em, bác sĩ chỉ chia sẻ những gì biết được mà thôi. Cái nào không phù hợp thì sau này những người có trách nhiệm có thể nghiên cứu đề xuất lên cấp trên xem xét nhé em.
Đã là luật thì phải thực hiện đúng thôi em, bác sĩ chỉ chia sẻ những gì biết được mà thôi. Cái nào không phù hợp thì sau này những người có trách nhiệm có thể nghiên cứu đề xuất lên cấp trên xem xét nhé em.
Bs ơi giải đáp giúp em với em có cảm giác vướng bên sâu trong cổ họng không đau rát hay ngứa. Khi ăn không thấy vướng. Uống nước lạnh thì thì vướng hơi hơi. Buổi sáng thức vậy bình thường. Từ trưa tới chiều tối mới bắt đầu có cảm giác vướng nhưng không nhiều kéo dài hơn 1 tuần rồi. Đăc biệt lúc uống cafe hay nước lạnh. Còn nữa em hút thuốc lá nhiều lắm. Khi làm việc gì đó tập trung cả ngày thì không thấy cảm giác vướng. Chỉ khi nào rảnh rồi để ý mới thấy. Dạo này em stress nặng sống cách ly thế giới bên ngoài. Không biết phải do em stress không hay ung thu vòm họng hay SMG . Nguy cơ em gần 5 tháng rồi. Em không sốt không đau đầu . Ù tai . Đau họng hay Chóng mặt gì cả . Chỉ vướng khi uống nước lạnh thôi. Bác sĩ giúp em với em cảm ơn ạ
Về chủ đề này, em muốn hỏi một vấn đề là nhiều khi đi khám bệnh khác, tiêm phòng hoặc có những lúc được hỏi "có đang bệnh gì hay dùng thuốc gì không".
Đối với câu hỏi này (ví dụ khi tiêm vác xin cúm) là câu hỏi chính đáng vì có thể các thuốc bị phản ứng với nhau, nhưng người đang điều trị H có cần phải trả lời thật không hả bs?
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV)
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).