08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Tiêu chảy nhiễm trùng

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Tiêu phân lỏng không thành khuôn nhiều hơn 2 lần/24 giờ trong vòng 2 tuần được coi là tiêu chảy cấp, quá 2 tuần gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy nhiễm trùng là tiêu chảy do tác nhân vi sinh gây ra.
Hai bệnh cảnh hay gặp: tiêu toàn nước và tiêu đàm máu.

I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán phân biệt
[h=2]Cần loại trừ các bệnh cấp cứu khác như lồng ruột, viêm ruột thừa, thai ngoài tử cung vỡ, hoặc cơn bão giáp... và tiêu chảy là triệu chứng của bệnh cảnh khác như thương hàn, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết,…[/h]I.2. Chẩn đoán tác nhân gây bệnh
- Phần lớn tiêu toàn nước là do siêu vi (nhiều nhất là Rotavirus sau đó là Norovirus) hoặc do vi trùng ETEC, riêng dịch tả có yếu tố dịch tễ và lâm sàng tiêu ra nước thoáng đục có mảng lợn cợn với mùi tanh đặc biệt, không sốt.
- Tiêu phân đàm máu do vi trùng xâm lấn (Shigella, EIEC, Salmonella non-typhi) hoặc amip gây ra (trẻ em rất ít khi bị lỵ amip).
- Chẩn đoán tác nhân gây bệnh cần thiết trong các trường hợp:
+ Nghi dịch tả: soi phân trực tiếp dưới kính hiển vi tìm phẩy khuẩn có chuyển động đặc biệt. Cấy phân: kết quả cấy phân là căn cứ để báo dịch.
+ Lỵ amip: thấy thể tư dưỡng của E.histolytica ăn hồng cầu (soi phân tươi trong vòng 5 phút sau khi lấy / hoặc chứa trong dung dịch cố định).
+ Lỵ trực trùng: cấy phân trước khi cho kháng sinh (khi có điều kiện).
I.3. Đánh giá mức độ mất nước (xem Bảng 1)
Đánh giá mất độ mất nước chính là đánh giá tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn. Những triệu chứng cơ năng cho biết có mất nước nhưng không giúp phân biệt được mất nước nhiều hay ít. Cách chính xác tính lượng nước mất là dựa vào số kg thể trọng giảm đi so với trước khi bệnh (trong vòng 2 tuần). Thực tế hiếm khi nào áp dụng được.

Bảng 1. Đánh giá mức độ mất nước*
(dựa theo Armon 2001, King 2003, WHO 2005 và Bộ Y Tế 2009)
Mất nước nhẹ

Mất nước trung bình


Mất nước nặng

Chỉ khát nước, không có dấu hiệu thực thể của tình trạng mất nước.
· Niêm mạc miệng khô.
· Mắt trũng (ít hoặc không nước mắt khi khóc).
· Thời gian làm đầy mao mạch và dấu véo da <2 giây.
· Tình trạng tri giác có biến đổi (ngủ gà hoặc kích thích).
· Thở sâu (kiểu toan huyết).
Các dấu hiệu ở nhóm “mất nước vừa” tăng thêm
Cộng với:
· Giảm tưới máu ngọai vi (tay chân lạnh, tái; thời gian làm đầy mao mạch và dấu véo da** >2 giây).
· Huyết áp hạ (HA tâm thu <80mmHg) hoặc kẹp (khoảng cách HA tâm thu-tâm trương <20 mmHg).
· Mạch nhanh nhẹ khó bắt, HA không đo được.
*Trong mỗi cột độ nặng tăng dần từ trên xuống dưới)
**Dấu véo da thực hiện ở da bụng.

II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Bù nước - điện giải: Tùy thuộc mức độ mất nước:
- Mất nước nặng: truyền tĩnh mạch.
- Mất nước trung bình: uống ORS; truyền dịch khi ói nhiều hoặc không đảm bảo uống đủ.
- Mất nước nhẹ: uống ORS và nước chín theo nhu cầu.
Tổng lượng dịch cần bù trong 24 giờ = lượng đã thiếu hụt + lượng duy trì + lượng tiếp tục mất.
- Cách tính lượng dung dịch nước điện giải cần bù cho lượng đã thiếu hụt ở trẻ tiêu chảy cấp:
+ Mất nước trung bình: 30 – 80 ml/kg thể trọng trong 4 - 6 giờ.
+ Mất nước nặng: 100 ml/kg thể trọng trong 4 - 6 giờ.
Cách tính lượng ORS duy trì:
+ 10 kg thể trọng đầu tiên: 100 ml/kg/ 24 giờ.
+ 10 kg thể trọng tiếp theo: thêm 50 ml/kg/ngày.
+ Hơn 20 kg thể trọng: thêm 20 ml/kg/ngày.
Ví dụ: trẻ 22kg cần lượng dịch duy trì là: (10 x 100) + (10 x 50) + (2 x 20) = 1540 ml/24giờ.
Lượng nước tiếp tục mất (on - going loss): thêm 10 ml/kg cho mỗi lần trẻ đi cầu lỏng hoặc ói.
Chú ý: Bộ Y tế khuyến cáo dùng dung dịch ORS có áp suất thẩm thấu thấp 245 mmol/L thay vì 311 mmol/L như dung dịch ORS cổ điển. Dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp (low osmolarity ORS) chứa Glucose 13,5 g/L, Natri clorid 2,6 g/L, kali clorid 1,5 g/L, trisodium dihydrate citrate 2,9 g/L (WHO– 2005), trên thị trường là gói Hydrite hoặc Oresol New. Mỗi gói pha 200 ml nước chín nguội.
II.2. Kháng sinh
II.2.1. Chỉ định
- Tiêu toàn nước: không dùng kháng sinh, ngoại trừ trường hợp nghi dịch tả.
- Trẻ nhỏ tiêu chảy + co giật (mà không có tiền sử sốt làm kinh) thường do Shigella gây ra: dùng kháng sinh.
- Tiêu đàm máu đại thể:
+ Có sốt dùng kháng sinh.
+ Không sốt: người lớn trị như lỵ amip (chú ý cơ địa có bệnh nền mạn tính hoặc > 60 tuổi cân nhắc sử dụng kháng sinh); trẻ em điều trị như lỵ trực trùng; soi phân có thể tư dưỡng E. histolytica: điều trị như lỵ amip.
- Tiêu đàm máu vi thể: có hồng cầu và nhiều bạch cầu trong phân: dùng kháng sinh.
II.2.2. Kháng sinh
Kháng sinh được dùng tùy thuộc tính nhạy cảm của vi trùng gây bệnh (chủ yếu là Shigella), có thể thay đổi theo từng địa phương và từng thời điểm. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có Shigella đa kháng có thể dùng quinolone hoặc ceftriaxone (nếu tình trạng nặng). Theo dõi đáp ứng với kháng sinh sau 48 giờ, nếu không cải thiện rõ thì cần xem xét lại chẩn đoán hoặc đổi kháng sinh.
Bảng 2. Kháng sinh dùng trong tiêu chảy

Kháng sinh
Người lớn
Trẻ em
Ciprofloxacin
500 mg x lần/ngày
´ 3 – 5 ngày
30 mg/kg/ngày chia 2 lần
´ 3 – 5 ngày
Norfloxacin
400 mg ´ 2 lần/ngày
´ 3 – 5 ngày
25 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày
´ 3 – 5 ngày
Ofloxacin
400 mg ´ 2 lần/ngày
´ 3 – 5 ngày
15mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày
´ 3 – 5 ngày
Azithromycin
1000 mg/ngày 1 liều
´ 3 – 5 ngày
20 mg/kg/ngày 1 liều
´ 3 – 5 ngày
Metronidazole
500 mg ´ 3 lần/ngày
´ 5 – 10 ngày
(nửa liều nếu điều trị Giardia)
35 mg/kg/ngày chia 3 lần
´ 5 – 10 ngày
(nửa liều nếu điều trị Giardia)

II.3. Các thuốc phụ trợ trị tiêu chảy
- Kẽm (Zinc) nguyên tố 20mg/ngày cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên, 10mg/ngày cho trẻ dưới 6 tháng, uống trong và sau khi điều trị tiêu chảy (tổng cộng 14 ngày) để giảm mức độ nặng, rút ngắn thời gian tiêu chảy và ngừa tiêu chảy trong ba tháng sau đó.
- Các men vi sinh Probiotic (Lactobacillus hoặc Saccharomyces) có thể dùng trong trường hợp tiêu chảy không đàm máu hoặc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh để rút ngắn thời gian tiêu chảy.
- Thuốc kháng tiết Racecadotril có thể dùng trong những trường hợp tiêu chảy do cơ chế xuất tiết.
- Các thuốc giảm nhu động ruột (loperamide) và thuốc chống ói (domperidone, ondansetron) chưa đủ bằng chứng có hiệu quả để dùng cho trẻ em.
II.4. Dinh dưỡng
- Trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ.
- Trẻ bú bình: tiếp tục bú bình sau khi bù dịch được 4-6 giờ.
- Trẻ ăn dặm: tiếp tục ăn dặm, bớt thức ăn nhiều mỡ và đường.
- Trường hợp trẻ bú bình tiêu phân toàn nước vẫn còn tiêu lỏng sau 5 ngày điều trị: có thể khuyến cáo đổi sang dùng sữa không lactose.

III. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
Hết triệu chứng lâm sàng > 48 giờ. Trường hợp dịch tả cần cấy phân âm tính trước khi cho ra viện.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top