08.28.98.08.08
  • KHUYẾN CÁO: Hãy sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (gọi tắt là PEP, PrEP) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có xét nghiệm (chức năng gan, thận, HIV...) trước và trong quá trình dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuyệt đối, không tự ý mua thuốc để uống theo sự mách bảo trên mạng vì có thể gặp người không có chuyên môn, thuốc không đúng phác đồ, không được xét nghiệm và không có bác sĩ theo dõi, xử trí tác dụng phụ, điều này có thể không đạt hiệu quả dự phòng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?Thời gian ủ bệnh giang mai là khoảng thời gian xoắn khuẩn giang mai dễ lây truyền nhất. Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.

Ngoài con đường lây truyền qua đường tình dục, còn những cách lây truyền khác như qua dịch tiết, nước mắt, nước tiểu (ít gặp).

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Theo các bác sĩ của phòng khám đa khoa 59 Khương Trung: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.

Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người: Nếu sức đề kháng của cơ thể kém, thời gian phát bệnh càng nhanh, khoảng 10 ngày có thể xuất hiện một số triệu chứng giai đoạn 1. Nếu có thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh sẽ lâu, có thể kéo dài tới 3 tháng. Có một số trường hợp đặc biệt, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới hàng tháng thậm chí đến hơn 1 năm, sau đó bệnh xuất hiện luôn các triệu chứng của giai đoạn 2 và giai đoạn 3, trước đó không có biểu hiện thì đều được coi là thời kỳ ủ bệnh.

Triệu chứng bệnh giang mai thời kì ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh giang mai không có triệu chứng gì, cơ thể không có biểu hiện và phản ứng gì bất thường. Các bác sĩ cho biết, thời kỳ ủ bệnh qua đi khoảng 15-30 ngày sẽ có một số triệu chứng dần dần xuất hiện, lúc này có thể coi là giang mai giai đoạn 1. Thời kỳ ủ bệnh không có biểu hiện khiến người bệnh không cảnh giác với bệnh này, nhưng thời kỳ này vẫn lây nhiễm bệnh bình thường, do đó nếu có quan hệ tình dục với đối tác thì khả năng lây cho đối phương là 95%.

Bạn nên đến bệnh viện hay các phòng khám có uy tín để kiểm tra nếu nghi ngờ mình bị bệnh giang mai, tránh để bệnh lâu ngày gây nhiều biến chứng cho sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến thế hệ sau vì bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top