08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Tập huấn: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS (PHẦN 3)

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
CHỦ ĐỀ TẬP HUẤN: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS (PHẦN 3)

Giảng viên: BS.CK1. Bùi Thanh Bình

Học viên: nhân viên tiếp cận cộng đồng


Mục tiêu giảng dạy:
Làm cho học viên nắm được những kiến thức cơ bản về điều trị HIV/AIDS.

Mục tiêu học tập: Sau phần này học viên sẽ được nâng cao kiến thức về phương thức điều trị HIV/AIDS.

Hiện đã có thuốc chữa khỏi HIV hay chưa?

- Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi HIV. Khái niệm “chữa khỏi” nghĩa là bệnh không còn tồn tại trong cơ thể người nữa.
- Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời. Mặc dù ngành y khoa thế giới đã bỏ rất nhiều công sức tiền của để đạt được rất nhiều bước tiến lớn trong việc hiểu biết và kiểm soát HIV/AIDS, nhưng cho đến thời điểm này nhân loại vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS. Vì vậy tại thời điểm này, một người nhiễm HIV đồng nghĩa với việc mang virút này trong người suốt đời.

HIV không thể chữa khỏi nhưng có điều trị được không?

Được. Điều trị ART
- Giảm sự phát triển của HIV, tăng lượng CD4, giúp kéo dài cuộc sống của người bệnh
- Điều trị ART là điều trị cả đời, đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt
- Tuy chưa chữa khỏi nhưng HIV/AIDS có thể được kiểm soát nhờ ART kết hợp với lối sống lành mạnh
- Khái niệm “điều trị được” nghĩa là bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể người nhưng do hiệu quả của điều trị, bệnh không phát triển trầm trọng mà giữ ở mức ổn định và con người có thể chung sống cùng bệnh mà vẫn sinh hoạt bình thường ngoại trừ một số điều chỉnh trong sinh hoạt do yêu cầu của điều trị:
· HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (hay còn gọi là ARV). Đây là loại thuốc nhằm làm ức chế - giảm sự phát triển của HIV trong cơ thể, tăng lượng CD4 và giúp người bệnh kéo dài cuộc sống và sống một cách khỏe mạnh hơn
· Điều trị bằng thuốc ART luôn cần sự kết hợp của tối thiểu 3 loại thuốc, mỗi loại có thể có giờ uống và cách uống khác nhau. Vì vậy việc tuân thủ thuốc khá phức tạp đòi hỏi người bệnh phải có ý chí và quyết tâm cao.
· Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời vì vậy điều trị ART là điều trị suốt đời.
· Việc điều trị ART cần kết hợp với lối sống lành mạnh về tinh thần, thể chất và trong mọi sinh hoạt (tránh tái nhiễm hay bội nhiễm). Tuy chưa chữa khỏi, nhưng nhiễm HIV không có nghĩa là chết ngay. Nếu biết duy trì chế độ điều trị và sinh hoạt điều độ người bệnh có thể kéo dài thời gian ổn định bệnh đến 20-30 năm hoặc hơn nữa. Vì vậy hãy coi nhiễm HIV như một bệnh mãn tính thường thấy như tiếu đường, cao huyết áp. HIV thậm chí còn không gây tử vong đột ngột như bệnh tim.

Lưu ý: hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác nhau khi nói về thuốc và liệu pháp điều trị HIV/AIDS:

- ARV: là tên một nhóm thuốc kháng virút HIV (tương tự như nhóm thuốc kháng sinh dùng để kháng lại các vi khuẩn gây bệnh), và được dịch sang tiếng Việt là thuốc kháng virút. Vì vậy khi nghe đến ARV hay thuốc kháng virút, học viên nên hiểu đấy là hai thuật ngữ cùng để chỉ tên một nhóm thuốc điều trị bệnh AIDS. Trong nhóm ARV hay thuốc kháng virút có nhiều loại thuốc cụ thể như TDF, FTC, EFV, AZT, NVP…

- ART: là chương trình điều trị bệnh AIDS sử dụng thuốc ARV hay thuốc kháng virút. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể dùng thuốc ARV một cách bừa bãi theo đơn thuốc của một bác sỹ thông thường không được phép điều trị ART. Muốn được điều trị, bệnh nhân cần tham gia chương trình điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Và chương trình này thường được gọi ngắn gọn là ART.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội:

- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhân cơ hội hệ miễn dịch suy yếu tấn công cơ thể làm cho nó càng suy yếu hơn.
- Những bệnh cơ hội điển hình như lao, nấm họng hay ung thư…hay gặp khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối (AIDS). Những bệnh này cũng gặp ở người bình thường, nhưng ở người nhiễm HIV thì tần suất mắc cao hơn, biểu hiện phức tạp hơn và điều trị khó khăn hơn.
- Trước khi tham gia điều trị ART, người bệnh thường được điều trị dứt điểm những bệnh nhiễm trùng cơ hội mà họ đang có.
 

minhcaohuy

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Thành viên Chưa Xác Thực
bs cho thêm kiến thức về các pp và sinh phẩm sử dụng trong xn và những trường hợp cơ địa đặc biệt được ko ạ.
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Bác sĩ Bình

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
bs cho thêm kiến thức về các pp và sinh phẩm sử dụng trong xn và những trường hợp cơ địa đặc biệt được ko ạ.
Cảm ơn em, bác sĩ sẽ đưa từ kiến thức cơ bản trước, làm sao cho mọi người trên cộng đồng mạng đọc có thể hiểu được. Còn kiến thức chuyên sâu chỉ dành cho nhân viên y tế mà thôi.
 

1234567890

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
bác sỹ ơi , cháu có đến tận 4 lần nguy cơ HIV , vậy cháu hỏi bác sỹ khi nào thì mới đi xét nghiệm mà lại lại chỉ cần 1 lần xét nghiệm duy nhất có thể khẳng định cả 4 lần ạ
 

Lê Kim Kim

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
bạn lấy nguy cơ cuối cùng làm mốc thời gian để xác nghiệm.nếu nguy cơ cưới bạn âm tính thì 4 nguy cơ đó bạn an toàn nhá
 

1234567890

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
bạn lấy nguy cơ cuối cùng làm mốc thời gian để xác nghiệm.nếu nguy cơ cưới bạn âm tính thì 4 nguy cơ đó bạn an toàn nhá
có phải là : em chỉ cần làm 1 lần duy nhất xét nghiệm sau 3 tháng tính từ nguy cơ lần thứ 4( cuối cùng) thì sẽ cho kết quả cả 4 lần nguy cơ hả anh , Lê Kim kim
 

Đình Nam

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
có phải là : em chỉ cần làm 1 lần duy nhất xét nghiệm sau 3 tháng tính từ nguy cơ lần thứ 4( cuối cùng) thì sẽ cho kết quả cả 4 lần nguy cơ hả anh , Lê Kim kim
mình nói rồi, tín từ nguy cơ cuối
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top