Chào bác sĩ và anh chị BQT . khoảng 3 tháng trước em đi tiêm phòng ở bv nhiệt đới , trong lúc em đợi trong phòng thì em thấy cô y tá chích ngừa xong là để kim xuống bàn rồi dán băng keo cho bệnh nhân . đến lúc em tiêm thì y tá mở sổ khám bệnh ra coi rồi cho em kí tên lên tờ giấy , sau đó thì em cũng quên theo dõi thao tác của cô y tá . em sợ là cây kim tiêm để trên bàn của người trước mà cô quên bỏ , rồi cô lấy nhằm cây đó tiêm cho em . vì đến bây giờ cũng hơn 3 tháng , khủy tay em nổi 1 hạch , nên em lo lắm
Chào bác sĩ . chuyện là em đi trên đường, có 1 ông kia đi ngược chiều , lúc đến gần thì ổng vỗ vào đùi em . em sợ ổng đâm kim tiêm , vì phạm vị tiếp xúc lớn do bàn tay ông đó vỗ vào nên em sợ ko cảm giác được đau . chỗ ông đó vỗ có 1 lớp quần bên ngoài ( nếu như có đâm kim thì kim cũng phải xuyên qua quần ) . như vậy nguy cơ có cao không ạ . em cảm ơn
Nếu thật sự là kim đâm thì em sẽ rất đau và có chảy máu dính vào quần nhé. Em xem có máu dính lớp trong quần không? Theo bác sĩ thì do em lo lắng suy diễn chứ tự nhiên ổng đâm kim em làm gì.
Cháo bác sĩ . Thật sự thì em vẫn không khỏi lo lắng về việc em tiêm phòng ở bệnh viện vài tháng trước . Em xin kể lại là lúc đó em đi tiêm phòng , em ngồi đợi thì thấy y tá tiêm cho bệnh nhân xong thì đặt kim tiêm lên bàn sau đó dán băng keo cho bệnh nhân . Đến lúc em tiêm thì lại quên theo dõi thao tác của y tá , sau đó chợt nhớ lại thi em lo lắng là y tá quên bỏ cây kim tiêm đặt trên bàn của người trước rồi lấy nhầm kim đó tiêm cho em . Vì bây giờ 2 bên khủy tay em bị nổi hạch nên càng lo lắng hơn
Như em trình bày thì không có nguy cơ, chỉ do em suy diễn mà thôi, y tá mà dùng nhầm kim cũ chắc là bị đuổi việc lâu rồi. Nếu em có hạch thì đi bệnh viện khám tìm nguyên nhân nhé.
Chào bác sĩ . Em đến bệnh viện để tiêm ngừa , trước khi tiêm y tá lắc lọ vắc xin xong rồi dùng ống kim tiêm để bơm thuốc , nhưng vừa đâm kim vào lọ vacxin ,1 hồi sau không biết bị gì mà y tá rút kim đó ra và thay ống kim tiêm khác để bơm thuốc . Em lo là y tá lấy nhầm ống kim tiêm cũ ,khi bơm thuốc phát hiện nên đổi lại cái mới . Mà cái đầu kim đã đâm vào lọ vacxin rồi sau đó mới rút ra và đổi cái khác . Em đang rất lo lắng ạ
Chào bác sĩ . Tối hôm qua em đang đậu xe trước cửa tiệm để mua đồ thì có 1 anh ăn xin qua xin tiền . Anh ấy vỗ vỗ vào tay em để xin tiền , vỗ cũng gần 7 8 lần . Sau đó em không cho thì anh ấy đi . Hôm nay em thấy vị trí chỗ anh ấy vỗ có 1 vết thương nhỏ đã khô . Vết thương cũng nhỏ cỡ vết kim , nhìn thì cũng có vẻ nông . Cho em hỏi nếu thật sự anh đó dùng kim đâm em thì nguy cơ có cao không ạ . Em cảm ơn
Chào bác sĩ, cho em hỏi là sau khi dùng kim tiêm lấy máu xong thì nhân viên y tế sẽ tháo đầu kim ra và bơm máu trong ống xilanh vào trong ống xét nghiệm phải không ạ. Và khi đó ống xilanh với mũi kim đã tách rời nhau nên là sẽ không xảy ra trường hợp nhân viên y tế nhầm lẫn dùng lại kim tiêm cũ phải không ạ. Em xin cảm ơn
Trong lúc em đi xét nghiệm thì sau khi lấy máu cho em xong, nhân viên y tế đặt ống kim tiêm lên bàn và dán băng keo lên tay em. Sau đó thì em đứng dậy đi ra và ngay lập tức có người khác ngồi vào chỗ đó để lấy máu. Khi ấy kim tiêm chứa máu em vẫn còn trên bàn, và nhân viên y tế đã bắt đầu hỏi về tình trạng của người kế tiếp. Nên em sợ xảy ra tình trạng bị nhầm mẫu máu vì có thể sau khi lấy máu cho người kế tiếp xong thì ống kim tiêm chứa máu họ cũng được đặt lên bàn (khi ấy trên bàn sẽ có 1 ống kim tiêm chứa máu em và 1 ống kim tiêm chứa máu của người sau em) và em nhớ là trên xi lanh cũng không có dán số . Thực sự em rất hoang mang về việc nhầm mẫu máu.
Trong lúc em đi xét nghiệm thì sau khi lấy máu cho em xong, nhân viên y tế đặt ống kim tiêm lên bàn và dán băng keo lên tay em. Sau đó thì em đứng dậy đi ra và ngay lập tức có người khác ngồi vào chỗ đó để lấy máu. Khi ấy kim tiêm chứa máu em vẫn còn trên bàn, và nhân viên y tế đã bắt đầu hỏi về tình trạng của người kế tiếp. Nên em sợ xảy ra tình trạng bị nhầm mẫu máu vì có thể sau khi lấy máu cho người kế tiếp xong thì ống kim tiêm chứa máu họ cũng được đặt lên bàn (khi ấy trên bàn sẽ có 1 ống kim tiêm chứa máu em và 1 ống kim tiêm chứa máu của người sau em) và em nhớ là trên xi lanh cũng không có dán số . Thực sự em rất hoang mang về việc nhầm mẫu máu.
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV)
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).