08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

PrEP là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
PrEP là gì?
PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis – có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên hoặc uống theo tình huống (2:1:1).

Tại sao nên dùng PrEP?
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM nào bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP tuân thủ đúng. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.

PrEP chống chỉ định với những người:
- Dị ứng hoặc không dung nạp với TDF (Tenofovir Disoprovi Fumarate) hoặc FTC (Emtricitabine): những trường hợp này không phổ biến.
- Nhiễm HIV: sẽ có nguy cơ xảy ra kháng thuốc cao.
- Nghi ngờ nhiễm HIV cấp tính: là các trường hợp xét nghiệm kháng thể HIV có thể cho kết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ.
- Chức năng thận không bình thường: eGFR< 60ml/min.

PrEP nên uống hàng ngày hay uống theo tình huống?
PrEP uống hàng ngày nếu có quan hệ tình dục từ 2 lần trở lên trong 1 tuần, còn nếu quan hệ dưới 2 lần trong 1 tuần thì nên sử dụng PrEP tình huống (2:1:1).

Người thuộc đối tượng nào nên sử dụng PrEP?
PrEP được chứng minh rất hiệu quả với các nhóm đối tượng sau:
- Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
- Người chuyển giới nữ (TGW);
- Phụ nữ bán dâm;
- Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV vì với tải lượng vi rút dưới 200 bản sao, người nhiễm HIV khi đó sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.
- Người có mong muốn sử dụng PrEP (quan hệ tình dục khác giới...).

Nguồn tham khảo: CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

PHÒNG KHÁM HÙNG VƯƠNG đang cung cấp dịch vụ thuốc uống ngừa trước phơi nhiễm HIV miễn phí (PrEP) do PEPFAR và CDC Hoa Kỳ tài trợ trong khuôn khổ Dự án EPIC - Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Liên hệ: 08.28.98.08.08.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top