08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

PHÁC ĐỒ BẬC 2 ĐIỀU TRỊ HIV, PHƠI NHIỄM HIV ÍT TD PHỤ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

BS.UCARE VIỆT

Trung tâm Tư vấn UCare Việt 1900.6191
Ban Quản Trị
Phòng khám Xét nghiệm Y khoa
PHÁC ĐỒ PEP MỚI NĂM 2019: Dự phòng sau phơi nhiễm <72h PEP theo phác đồ mới 2019


DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV (THƯỜNG GỌI LÀ PEP)

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng ARV (gọi tắt là PEP) trong Quyết định 5418 ngày 01/12/2017:
Phác đồ sử dụng cho người lớn gồm: TDF+3TC (hoặc FTC) + LPV/r. Cũng có thể dùng AZT+3TC+LPV/r. Thời gian điều trị là 28 ngày. Như thế, nếu người bị phơi nhiễm đến trong 72 giờ đầu có thể dùng thuốc ARV bậc 2 có LPV/r để điều trị dự phòng phơi nhiễm có hiệu quả cao, nhưng lại ít tác dụng phụ. Thuốc này còn dùng để điều trị nhiễm HIV đã kháng thuốc ARV bậc 1. Tác dụng phụ khi dùng ARV bậc 2 có LPV/r có thể là buồn nôn, tiêu chảy nhẹ trong vài hôm sẽ khỏi. Người dùng thuốc vẫn có thể tập trung làm việc bình thường. Không ảnh hưởng hoặc rất ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Điểm bất lợi là phải dùng thuốc 2 lần trong ngày, cách nhau 12 giờ. Mỗi lần uống nhiều viên thuốc. Chi phí điều trị bậc 2 cao (khoảng 2,8 - 3,5 triệu đồng/tháng).

Nếu không có điều kiện dùng thuốc ARV bậc 2 có LPV/r như trên thì bác sĩ cũng kê đơn cho người phơi nhiễm sử dụng phác đồ ARV bậc 1 có EFV. Thời gian dùng thuốc cũng là 28 ngày. Tuy nhiên, phác đồ này nhiều tác dụng phụ do EFV như: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, kém tập trung trong công việc, ngủ hay gặp ác mộng, đặc biệt là bị tác dụng phụ phát ban ngoài da (có 4 độ phát ban, từ độ 1 đến độ 4). Tiện lợi của thuốc này là có thể dùng 1 viên mỗi buỗi tối trước khi đi ngủ vào một giờ cố định (ARV 3 trong 1). Chi phí điều trị bậc 1 thấp (khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/tháng).

Nhưng cho dù điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV với phác đồ bậc 2 (có LPV/r) hay phác đồ bậc 1 (có EFV) thì người phơi nhiễm cũng phải cần được bác sĩ tư vấn đánh giá nguy cơ, chỉ định xét nghiệm cần thiết trước khi dùng thuốc như: xét nghiệm HIV xem có nhiễm trong quá khứ hay không? xét nghiệm men gan, chức năng thận xem có bình thường hay không và những xét nghiệm cần thiết khác... trước khi bác sĩ chỉ định dùng thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm cho phù hợp.

Cũng cần lưu ý rằng, việc dùng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV (gọi là PEP) hay dự phòng trước phơi nhiễm HIV (gọi là PrEP) phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đã được tập huấn về chăm sóc và điều trị HIV. Người phơi nhiễm không nên tự ý mua thuốc theo sự mách bảo trên mạng để dùng thì nguy hiểm không lường trước được. Chẳng hạn như dùng thuốc không đúng phác đồ sẽ không có hiệu quả, dùng thuốc khi chưa xét nghiệm HIV, gan, thận... sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong quá trình điều trị. Thậm chí, việc tự mua thuốc ARV để uống theo mách bảo trên mạng có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ hoặc tai biến nặng trong 28 ngày điều trị đó mà không có bác sĩ điều trị theo dõi và xử trí.

Các chữ viết tắt và liều lượng trong viên kết hợp:
  • LPV/r: Lopinavir 200mg/Ritonavir 50mg
  • TDF/FTC: Tenofovir 300mg/Emtricitabine 200mg
  • EFV: Efavirenz 600mg
  • 3TC: Lamividine: 300mg



PHÁC ĐỒ PrEP MỚI NĂM 2019: Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) theo phác đồ mới 2019


DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (THƯỜNG GỌI LÀ PrEP)

Viên kết hợp 2 thành phần ARV gồm: Tenofovir 300mg + Emtricitabine 200mg

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày. Tuân thủ uống thuốc hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới trên 90%. Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Chi phí điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tự túc mỗi tháng khoảng từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng.

Bộ Y tế đã quyết định đưa PrEP vào trong Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và đã được Ban hành theo Quyết định 5418/QĐ-BYT ngày 1-12-2017. Trong đó dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV chính thức là một trong những biện pháp dự phòng HIV ở Việt Nam. Người được khuyến cáo sử dụng PrEP là:
  • Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
  • Người chuyển giới nữ (TGW);
  • Phụ nữ bán dâm;
  • Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV.
Trường hợp dị nhiễm, dùng PrEP nếu người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Tốt nhất là xét nghiệm theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV.

Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Hùng Vương (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm 114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.

XEM THÊM:

Chia sẻ kiến thức liên quan điều trị ARV và PEP
Phòng khám Hùng Vương - Bác sĩ Bình => điều trị HIV tự túc, bảo mật
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top