08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Những câu hỏi thường gặp về HIV/AIDS

Thu Pham

Người đồng sáng lập Diễn đàn tuvanhiv.vn
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.





Ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức vào ngày 01 tháng 12 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và thể hiện sự đoàn kết quốc tế trong công cuộc chiến đấu với đại dịch này. Chủ đề chung của ngày Thế giới phòng chống AIDS trong giai đoạn 2011-2015 là: "Hướng đến mục tiêu 3 không: không có ca nhiễm HIV mới, không kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS, không có trường hợp tử vong liên quan đến AIDS." Chiến dịch phòng chống AIDS tập trung vào mục tiêu "Không có trường hợp tử vong liên quan đến AIDS" để kêu gọi chính phủ ác nước phải hành động ngay, phải thúc đẩy để tất cả các trường hợp nhiễm HIV đều được tiếp cận điều trị.

HIV là gì?

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, là một loại virus tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Một người được gọi là sống chung với HIV, khi trong cơ thể của họ có virus HIV.

AIDS là gì?

AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch. Một người nhiễm HIV sẽ phát triển AIDS khi hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu và không còn khả năng chống lại một loạt các bệnh mà bình thường cơ thể có thể tự chống đỡ được.

HIV lây truyền như thế nào?

Lây truyền HIV đòi hỏi phải tiếp xúc với chất dịch cơ thể như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa hoặc dịch tiết ra từ vết thương hoặc tổn thương da, có chứa vi rút hoặc các mô, tế bào bị nhiễm vi-rút. Những cách lây truyền HIV phổ biến nhất là:

• Quan hệ tình dục mà không có bao cao su

• Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích bị nhiễm HIV như: kim tiêm, bơm kim tiêm hoặc các thiết bị tiêm chích ma túy khác

HIV không lây truyền qua

• Nói chuyện, tiếp xúc thông thường hoặc ôm một người bị nhiễm bệnh;

• Mặc chung quần áo hoặc đồ dùng;

• Thông qua không khí hoặc thực phẩm;

• Muỗi đốt;

• Hôn sâu

Nhiễm HIV có chữa khỏi được không?

Không, nhưng việc điều trị có thể giữ lượng virus không phát triển thêm và giúp hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Đa số người nhiễm HIV được điều trị có thể hoạt động và sống một cuộc sống lành mạnh - chỉ một số người có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc. Việc chẩn đoán hoặc điều trị muộn, khiến hiệu quả điều trị sẽ giảm thấp. Mặc dù không thể ngăn chặn được tử vong, nhưng tuổi thọ của người nhiễm HIV đã tăng lên đáng kể nhờ điều trị kết hợp các loại thuốc mới.

Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân mình và những người khác không bị nhiễm HIV?

- Luôn luôn sử dụng hoặc yêu cầu bạn tình của mình sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngã âm đạo hoặc hậu môn. Bạn cũng có thể sử dụng bao cao su hoặc miếng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng, mặc dù nguy cơ lây truyền HIV khi quan hệ tình dục qua đường miệng thấp hơn nhiều.

- Không bao giờ dùng chung kim tiêm, ống chích hoặc bất kỳ dụng cụ tiêm chích khác.

- Nên xét nghiệm HIV định kỳ nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao.

- Nếu bạn là một nhân viên y tế, luôn luôn đeo găng tay bảo vệ trong các công việc liên quan đến việc tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể khác.

- Nếu bạn là phụ nữ bị nhiễm HIV và bạn đang mang thai, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và cung cấp dịch vụ giúp con bạn tránh bị lây nhiễm HIV từ bạn.

- Nếu bạn có xét nghiệm HIV dương tính:

• Gặp gỡ bác sĩ ngay lập tức để thảo luận về việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng

• Đi khám kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tối ưu và cập nhật các phương pháp điều trị mới

• Hãy liên lạc với một nhóm hỗ trợ HIV/AIDS tại địa phương

Nếu tôi bị nhiễm HIV, làm thế nào tôi có thể phòng ngừa lây nhiễm cho người khác?

Nếu gần đây bạn có một kết quả xét nghiệm ELISA dương tính hoặc đã được chẩn đoán bị AIDS, bạn có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV sang người khác bằng cách:

- Thông báo tình trạng nhiễm bệnh của bạn cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế đang chăm sóc sức khỏe cho bạn.

- Thực hành tình dục an toàn.

- Tránh tiếp xúc với máu, tinh dịch và dịch tiết khác trong suốt quá trình giao hợp.

- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn

- Không dùng chung kim tiêm.

- Không cho máu hoặc tinh dịch.

- Không hiến bất kỳ cơ quan, bộ phần nào của cơ thể.

Tôi có thể biết một người nào đó bị nhiễm HIV không?

- Ngày nay có nhiều người sống chung với HIV hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều người sống chung với HIV mà không biết mình bị nhiễm, và ngay cả nếu họ biết có HIV dương tính, có thể họ cũng không cho bạn biết. Chỉ có một cách duy nhất để biết 1 người có bị nhiễm HIV không là xét nghiệm máu.

Bạn có biết?

• Hơn 1/4 những người có HIV ở Anh không biết họ bị nhiễm

• Một người 35 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV, họ có thể sống đến hơn 72 tuổi

• Rất nhiều những người có HIV làm việc và tình trạng nhiễm HIV của họ không ảnh hưởng đến việc làm và cuộc sống của họ

• HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường hàng ngày ở trường học, nơi làm việc hoặc trong các quan hệ xã hội

• HIV không lây truyền qua vết cắn, trầy xước hay tiếp xúc với nước bọt

• 99% phụ nữ có HIV dương tính có thể cho ra đời những đứa con khỏe mạnh mà không bị nhiễm HIV, nếu họ tham gia vào chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

• HIV ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi

Và ở Việt Nam:

- Tính đến 31/12/2011, ở tất cả 63 tỉnh, 98% số huyện và 77% số xã đều đã phát hiện có người nhiễm HIV. Tổng số các ca tích lũy từ khi ghi nhận ca nhiễm HIV đầu tiên cho đến thời điểm này là 249.660 ca, với 197.335 người nhiễm HIV hiện vẫn còn sống và 52.325 ca tử vong liên quan đến AIDS. Trong số những người nhiễm trong năm 2011, nhóm tuổi 20-29 chiếm 39%, 30-39 chiếm 43%. Và Theo kết quả giám sát trọng điểm một số tỉnh thành năm 2011:

- Chỉ có 42,5% nam, nữ thanh niên tuổi 15–24 xác định đúng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục và bác bỏ các quan niệm sai lầm cơ bản về đường lây truyền HIV

- Chỉ có 43,8% phụ nữ mang thai dương tính với HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng retro-virus đặc hiệu làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Và một điều phấn khởi là có 82,9% trẻ em đủ điều kiện được điều trị bằng thuốc kháng retro-virus đặc hiệu.

Nguồn:http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn
[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]


[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top