08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Nhu cầu năng lượng Ở người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Nhu cầu năng lượng
Ở người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, người nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường *nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Nhu cầu năng lượng của người nhiễm HIV tăng lên và phụ thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh:
- Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 10% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 1 miệng bát cơm với thức ăn hợp lý hoặc thêm 1 bữa phụ).
- Người nhiễm HIV có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 20-30% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 2-3 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý; hoặc thêm 2-3 bữa phụ).
- Người lớn nhiễm HIV có triệu chứng và có mắc nhiễm trùng cơ hội cần ăn tăng thêm 50% năng lượng so với người không bị nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực.
- Trẻ em bị nhiễm HIV: Chưa có triệu chứng (tăng 10% năng lượng để duy trì sự phát triển), có triệu chứng (tăng 20%–30% năng lượng để phát triển), sút cân (tăng 50% năng lượng) so với trẻ không bị nhiễm HIV cùng tuổi và giới…
Nhu cầu protein
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, nhu cầu protein khẩu phần đối với người khỏe mạnh không nhiễm HIV và người nhiễm HIV là 12-15% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng protein trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cho người nhiễm HIV cao hơn người bình thường tùy theo giai đoạn của HIV hay giai đoạn sau (giai đoạn AIDS).
Nhu cầu chất béo
Chất béo khẩu phần là nguồn tốt cung cấp năng lượng cao. Người nhiễm HIV cần sử dụng dầu và mỡ để đạt được nhu cầu năng lượng cần thiết trong trường hợp không bị tiêu chảy, kém hấp thu mỡ. Nhu cầu khuyến nghị về cân đối chất béo cho người nhiễm HIV không khác so với người không nhiễm HIV và chiếm 20-25% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng chất béo trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn so với người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cao hơn.
Nhu cầu các vitamin và chất khoáng
Các vitamin và chất khoáng đóng vai trò quan trọng đối với tăng cường khả năng miễn dịch cho người nhiễm HIV. *Người nhiễm HIV thường bị thiếu các vitamin như A, C, E, B6, B12, acid folic và các chất khoáng như kẽm, sắt, selen vì bị mất quá mức qua bài tiết nước tiểu và phân. Cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng này có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu vitamin và chất khoáng của người nhiễm HIV không thay đổi so với người bình thường nhưng cần phải bổ sung đa vi chất khi khẩu phần thường không đáp ứng được nhu cầu.
Chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng tác động đến nhu động ruột, giúp mang lượng lớn thức ăn và vận chuyển nó qua đường tiêu hóa. Có hai dạng chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại trái cây, có tác dụng kéo các chất cặn bã ra khỏi đường ruột rồi đẩy ra ngoài. Chất xơ không hòa tan kích thích nhu động ruột đều đặn và phòng táo bón.
Những người mắc tiêu chảy nên tránh chất xơ không tan vì nó làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Nước
Nước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể, trẻ càng nhỏ tỷ lệ nước càng cao và đóng vai trò quan trọng trong các chức phận của cơ thể. Cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân, đặc biệt khi bị sốt và tiêu chảy. Vì vậy cần được bù nước thường xuyên. Nước uống phải sạch và đun sôi khi sử dụng. Người nhiễm HIV không nên uống trà và cà phê vì làm giảm hấp thu sắt và gây khó ngủ.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top