08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Người có HIV và các bệnh nhiễm trùng thường gặp

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.





Người có HIV khi ở giai đoạn AIDS, do bị suy giảm hệ miễn dịch nên thường mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tình trạng sức khoẻ ngày càng suy yếu. Chính vì thế, nhận diện được các bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp sẽ giúp họ biết cách phòng tránh và điều trị có hiệu quả
Nhiễm nấm Candida ở miệng, họng


Candida là thủ phạm gây ra nấm ở họng và miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và thường không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi, nấm Candida sẽ gây bệnh. Theo đó, nấm dễ phát triển ở những người vệ sinh họng - miệng kém, những người phải điều trị tia xạ vùng họng, miệng hay những người bị tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài. Và do những suy giảm về miễn dịch, người có HIV cũng dễ bị nấm Candida tấn công.

Theo Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ người có HIV mắc bệnh nấm miệng là 53%, trong khi con số này ở Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới là 43 %.

Biểu hiện thường gặp của người mắc nấm Candida là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.

Khi người bệnh há miệng, dễ thấy có những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét. Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm, cần đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm chính xác xem căn nguyên có phải do nấm Candida hay không.
Hình ảnh
Nâng cao sức đề kháng sẽ giúp phòng chống nhiễm nấm Candida[/FONT]



Nếu bị nấm, bạn phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Do nấm Candida rất dễ tái phát, để chữa bệnh hiệu quả, bạn cần điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian. Cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi để nấm Candida phát triển như vệ sinh miệng, họng thường xuyên, không hút thuốc lá, kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nhiễm trùng da

Da là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị các mầm bệnh tấn công. Nhiễm trùng da ở người có HIV thường liên quan đến các chủng vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng và có những biểu hiện khác biệt, dai dẳng và khó điều trị hơn.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn xảy ra rất phổ biến ở các bệnh nhân HIV/AIDS. Nguyên nhân có thể do nhiều loại vi khuẩn, nhưng thường gặp nhất là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Theo một số nghiên cứu gần đây, tới 80-83% số người nhiễm HIV/AIDS có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tụ cầu vàng trong thời gian mang bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hơn một nửa số người nhiễm HIV/AIDS có tình trạng mang tụ cầu vàng thường xuyên ở niêm mạc các hốc tự nhiên, nhất là ở niêm mạc mũi, tức là cao gấp đôi so với những người khỏe mạnh.

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng da do vi khuẩn ở bệnh nhân HIV/AIDS khá đa dạng và thường không điển hình. Chủ yếu là các thể: chốc, nhọt đầu đinh và viêm nang lông. Biểu hiện khởi đầu thường là các đám tấy đỏ, đau nhức ở ngoài da, sau đó xuất hiện các mụn mủ, khi vỡ chảy dịch và mủ trong đó có chứa nhiều HIV. Vị trí thường gặp là nách, bẹn và các vùng nếp gấp (trong khi ở người khỏe mạnh, vị trí thường gặp là mặt). Các thể nhiễm trùng nặng do sự lan rộng của vi khuẩn như chốc loét, áp xe da và mô mềm, viêm mô tế bào hoặc viêm mủ cơ (biểu hiện chung là sưng nóng đỏ lan tỏa ở ngoài da) cũng thường xảy ra do hậu quả của tình trạng suy giảm miễn dịch...

Nhiễm trùng da do virus xảy ra rất phổ biến ở các bệnh nhân HIV/AIDS do khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nặng. Theo các nghiên cứu gần đây, 90-100% số người nhiễm HIV có các nhiễm trùng da do varicella-zoster, cytomegalovirus hoặc Epstein-Barr trong quá trình mang bệnh. Ngoài ra, một số chủng virus khác cũng gặp với tỷ lệ khá cao là herpes simpleX(20-40%).

Vị trí thường gặp nhiễm trùng là môi, miệng và cơ quan sinh dục. Biểu hiện là các đám mụn nước trên nền ban đỏ, đau nhẹ, tiết dịch và đóng vảy bẩn, gây đau và bất tiện trong sinh hoạt. Bệnh thường diễn biến trong khoảng 2 tuần, nhưng khi khả năng miễn dịch bị suy giảm nặng, tổn thương da thường lan rộng và tạo thành các vết loét mạn tính kéo dài nhiều tháng.

Nhiễm trùng quanh miệng

Ngoài ra, nấm da cũng là một trong những nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở các bệnh nhân HIV/AIDS, nhất là ở những người không được điều trị thuốc diệt virus. Biểu hiện thường gặp của thể nấm da là các đám ban đỏ, nổi sẩn, cục, mụn cóc, mụn mủ hoặc các vết loét trên da. Hiện nay, với việc dùng sớm các kháng sinh chống nấm và thuốc diệt virus, tỷ lệ nhiễm nấm da ở bệnh nhân HIV/AIDS đã giảm đáng kể.
Hình ảnh[/FONT]


Nhóm nguyên nhân ký sinh trùng: ghẻ là loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng da thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS với khoảng 20% số người bị nhiễm. Ghẻ ở những đối tượng này cũng có nhiều biểu hiện khác biệt so với người khỏe mạnh như mảng dày sừng ở lòng bàn tay, bàn chân, thân mình hoặc các nốt sẩn ngứa rải rác ở thân mình, ngọn chi hoặc các biểu hiện tương tự viêm da cơ địa hoặc viêm da dầu. Trường hợp nặng có thể có các nhiễm trùng thứ phát. Bệnh nhân thường ngứa rất nhiều về đêm. (Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Bệnh viện Bạch Mai).

Lao

Người có HIV là nhóm người có tỉ lệ mắc lao cao nhất hiện nay là 10% nếu họ mang sẵn vi trùng lao trong người. Bộ Y tế (Việt Nam) ước tính đến năm 2010, sẽ có hơn 311.500 người nhiễm HIV và 40% số đó cũng nhiễm vi khuẩn lao và nhiều người trong số họ sẽ phát triển thành bệnh lao.

Lao (còn gọi là TB) là bệnh do vi trùng lao gây ra. Bệnh lao thường tấn công phổi nhưng cũng có thể lan sang thận, xương, cột sống, não và các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh lây qua không khí khi người bị lao phổi chưa chữa trị, ho hoặc hắt hơi. Người hít phải vi trùng lao thường hàng ngày phải ở rất gần với người bị bệnh. Bệnh lao không lây qua chén bát, ly tách, muỗng đũa, ra giường hoặc quần áo.

Nhiễm lao tức là có vi trùng bệnh lao trong người. Thông thường, hệ miễn dịch (đề kháng) có thể chiến đấu chống lại vi khuẩn, làm cho chúng không hoạt động. Trong khoảng 90% trường hợp, vi trùng bệnh lao sẽ không hoạt động vĩnh viễn. Người bị nhiễm lao không lâm bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Trường hợp này gọi là nhiễm lao tiềm tàng.

Bệnh lao (TB) là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư. Người bị bệnh lao (TB) có vi trùng lao hoạt động cộng thêm triệu chứng bệnh.

Người bị bệnh lao có thể có một hoặc các triệu chứng như cảm thấy mệt triền miên, ăn không ngon miệng, giảm cân vô cớ, ho kéo dài hơn ba tuần lễ, sốt, ra mồ hôi về đêm. Đôi khi người bị lao có thể ho ra đờm vấy máu.

Những bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều so với các bệnh nhân lao có HIV âm tính. Cụ thể, tỷ lệ này là 1-2% ở bệnh nhân lao không nhiễm HIV và là 25-20% ở những bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV.
Người mắc đồng thời lao và HIV cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tránh ủ dột, chán chường, bỏ thuốc sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và khó chữa hơn. Cũng như thuốc ARV, thuốc chữa lao cũng được phát miễn phí tại các cơ cở điều trị lao.


Việc điều trị các bệnh này cần kết hợp với điều trị thuốc ARV để đạt kết quả cao nhất, nếu không, bệnh rất dễ tái phát và bị nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người có HIV.
Nguồn :
http://www.tamsubantre.org/?pr=tintu...d=21445&cid=12
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top