08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Năm nội dung kiến thức cơ bản về bệnh phong

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Đây là những nội dung dành cho cán bộ y tế, ban ngành, giáo viên, học sinh, bệnh nhân phong và người dân cần biết

NỘI DUNG 1: Những điều cần biết về bệnh phong
1- Bệnh phong là bệnh không phải là bệnh di truyền mà do vi khuẩn Hansen gây ra, bệnh lây ít và khó lây.
2- Bệnh phong có thể điều trị khỏii hoàn toàn và tránh được phần lớn các dị tật do bệnh gây ra nếu chẩn đoán sớm, điều trị đúng. Điều trị miễn phí tại nhà.
3- Trên da xuất hiện những quầng da, đám da thay đồi màu kèm theo giảm hoặc mất cảm giác (kim châm không biết đau, lửa đốt không biết nóng ) thì cần đi khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám da liễu

NỘI DUNG 2: Dấu hiệu sớm bệnh phong
+ Dấu hiệu ngoài da: Quầng da đốm da thay đổi màu sắc bằng hoặc cao hơn mặt da. Trên thương tổn đó kèm theo các dấu hiệu: Không tự nhiên mất đi hay đáp ứng với các điều trị thông thường, rối loạn cảm giác hay mất cảm giác, giảm hay mất tiết môi hôi hay mất lông, tóc.
+ Dấu hiệu thần kinh: Đau hay sưng thần kinh ở cổ, cánh tay gần khủyu tay và sau đầu gối
Yếu các chi: Ở bàn tay thỉnh thoảng yếu ngón 4, 5. Ở bàn chân bệnh nhân bắt đầu nhấc chân không cao.

NỘI DUNG 3: Dấu hiệu phản ứng phong
Phản ứng nghịch đảo (RR)
+ Dấu hiệu toàn thân: Thường xảy ra ở bệnh nhân phong thể nhiều khuẩn, trong giai đoạn điều trị. Khởi đầu thường bệnh nhân sốt, mệt mõi, biến ăn.
+ Dấu hiệu ngoài da: Các thương tổn da đang tiến triển tốt, tự nhiên trở nên sưng, đỏ và đau, có thể có loét. Có thể xuất hiện thương tổn mới, sưng bàn tay, bàn chân.
+ Dấu hiệu thần kinh: Dây thần kinh ngoại biên sưng to, đau và nhạy cảm. Có thể xuất hiện teo cơ nhanh.
Phản ứng hồng ban nút (ENL)
+ Dấu hiệu toàn thân: Thường xảy ra ở bệnh nhân phong thể nhiều khuẩn(BL,LL)Thường xảy ra trong năm đầu điều trị. Khởi đầu thường bệnh nhân sốt, lạnh run, mệt mõi, biến ăn, cơ thể suy sụp.
+ Dấu hiệu ngoài da: Trên da xuất hiện thương những nốt to bằng hạt đậu, sờ cứng bóp đau, bề mặt phủ 1 lớp màu đỏ. Vị trí: Tứ chi, mặt lưng, bụng, đùi..
+ Dấu hiệu thần kinh: Dây thần kinh ngoại biên sưng to, đau và nhạy cảm. Có thể kèm theo viêm tinh hoàn, viêm khớp, viêm mống mắt thể mi

NỘI DUNG 4: Hướng dẫn BN phong chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác
BÀN TAY BÀN CHÂN
Ba không Ba không
- Không để da khô nứt nẻ - Không để da khô nứt nẻ
- Không cẩu thả coi thường bệnh tật - Không cẩu thả coi thường bệnh tật
- Không đưa tay gần lửa - Khoâng đi chân đất
Bốn nên Bốn nên
- Nên thoa dầu thực vật - Nên thoa dầu thực vật
- Nên tự mình kiểm tra bàn tay hàng ngày - Nên tự mình kiểm tra bàn chân hàng ngày, chăm sóc tích cực khi có vết thường
- Nên tự mình rữa bàn tay bằng nước sạch sau khi làm việc - Nên tự mình ngâm rữa bàn chân bằng nước sạch sau khi làm việc
- Nên sữ dụng các vật liệu có tay cầm - Nên đi giày dép thích hợp.

NỘI DUNG 5: Chăm sóc điều trị lỗ đáo
- Rữa sạch Dùng gòn thắm nước muối sinh lý ( Nacl 0,9%) rữa ổ loét
- Cắt lộc: Làm sạch tổn thương, lấy hết các dị vật và mô chết.
- Bôi thuốc sát khuẩn như: Povidine, Eosin, Milian
- Băng kín: Dùng gạc, vải mềm băng kín ổ loét.
- Cố định bằng bột hoặc thanh nẹp, nghỉ ngơi tránh đi lại nhiều.
- Giáo dục phòng chống tái phát: Khi lỗ đáo lành bệnh nhân phải thực hiện: Mày da, thực hiện 3 không 4 nên đối với 1 bàn chân mất cảm giác. tránh những tư thế dễ gây thiếu máu cục bộ (ngồi xổm, đứng lâu ).

Hình minh họa
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top