08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Lưu ý: Chuyên gia nói về OS (Oralsex) như thế nào?

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Vấn đề OS Bác sĩ 9999 cũng có chia sẻ cho các bạn trong nhiều chủ đề rồi. Nhân dịp chiều ngày 15/5/2014 vừa qua, sau khi dự lớp tập huấn về chủ đề điều trị bệnh viêm gan siêu vi tại Bệnh viện Nhiệt đới, xong tôi có gặp và trao đổi với thầy tôi là một vị Ts.Bs đang công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Thật ra OS là một hành vi tình dục cần phải phân tích rõ tránh hiểu nhầm, tôi xin tóm tắt vài ý qua cuộc trao đổi đó như sau:

1. Câu hỏi thứ nhất: OS có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không?
Ý trả lời: Khi OS (oralsex) có sự tiếp xúc giữa nước bọt và cơ quan sinh dục nhưng trong nước bọt hầu như virus chỉ có rất ít không đủ để lây, nếu sinh dục không bị tổn thương và miệng không có lỡ loét thì hầu như không có nguy cơ. Trường hợp chỉ có 1 điều kiện xảy ra như miệng có vết loét hoặc bộ phận sinh dục có tổn thương thì cũng không có nguy cơ.

2. Câu hỏi thứ hai: Nếu không biết có trầy xước hay viễm khi OS thì sao?
Ý trả lời: Trong mọi trường hợp OS mà không biết rõ về tình trạng viêm nhiễm răng miệng hay tổn thương bộ phận sinh dục thì coi như có nguy cơ nhưng thấp nếu thực tế xảy ra đủ 2 điều kiện trên.

3. Câu hỏi thứ ba: điều kiện để có nguy cơ lây HIV khi OS là gì?
Ý trả lời: Khi OS mà có 2 điều kiện sau đây: có vết loét miệng thì máu sẽ rỉ ra từ đó mang theo virus HIV, nếu đồng thời trên bộ phận sinh dục người được OS có vết loét, vết thương hở thì tạo ngõ vào cho virus nếu có tiếp xúc trực tiếp thì sẽ có nguy cơ.

4. Câu hỏi thứ tư: Đối với một số ng​ười cho rằng OS không có nguy cơ HIV vì nước bọt là môi trường kiềm hay axit gì đó làm bất hoạt virus HIV thì có chính xác không?
Ý trả lời: Điều này không có cơ sở khoa học, chưa ai chứng minh. Bởi vì nếu nước bọt bất hoạt được HIV thì người ta đã nghiên cứu điều chế thuốc trị HIV giá rẻ từ nước bọt rồi, đâu cần phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để tìm ra 1 loại thuốc chữa HIV mà đến nay vẫn chưa chữa khỏi hẳn.

5. Câu hỏi thứ năm: Lý do vì sao khi OS mà đến bệnh viện thì thường bác sĩ cho chỉ định uống thuốc chống phơi nhiễm (PEP) trong khi một số diễn đàn về HIV nói rằng OS không có nguy cơ nên không cần uống PEP. Điều này thì ai đúng và ai sai?
Ý trả lời: có ai dám chắc rằng khi thực hiện hành vi OS đó không có xảy ra vấn đề được nêu ở mục số 2 và số 3 trên đây không? Bác sĩ là người hiểu rất rõ về cơ chế lây truyền HIV và mong muốn đem lại những gì có lợi nhất cho bệnh nhân, nên việc uống PEP cho 1 trường hợp có nguy cơ dù thấp là điều nên thực hiện, bác sĩ không chủ quan cho rằng khả năng lây nhiễm thấp mà không chỉ định dùng PEP, nếu chẳng may bệnh nhân đó bị nhiễm HIV do sự chủ quan của bác sĩ thì hậu quả sẽ ra sao?

Bác sĩ 9999 cũng nhắc Ban quản trị khi tư vấn cho thành viên thì lưu ý điều này. Mình làm theo ý kiến của chuyên gia thôi nhé.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top