Chào các anh chị trên diễn đàn
Em có một việc đang lo lắng, mong nhận được sự tư vấn từ các anh, chị.
cách đây 02 ngày, con trai em nhập viện cấp cứu. Bác sĩ khoa nhi có lấy máu để làm xét nghiệm. Vì con em còn nhỏ và quấy khóc sợ kim nên việc lấy máu diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên trong quá trình nữ y tá lấy máu có 02 việc khiến em lo lắng cho con mình.
1/ Khi lấy máu cho con em, nữ y tá lấy 01 miếng bông gòn từ hộp inox để sẵn trên khay đựng dụng cụ y tế. Tuy nhiên sau khi y tá lấy miếng bông băng lên chỗ lấy máu của con em xong thì em thấy khay đựng dụng cụ y tế ở ngay vị trí miếng bông gòn để trước đó có dính một vết máu ( em nghĩ vết máu đó là của người trước đó, nhưng máu còn tươi hay đã khô thì em không xác định được). Các anh chị cho em hỏi miếng bông gòn đó là mới nhưng vì vô ý mà y tá để trên vết máu của người khác sau đó băng lên chỗ lấy máu của con em thì có khả năng lây HIV không ah?
2/ Điều thứ 02 là kim luồn sử dụng để lấy máu cũng để sẵn trên khay dụng cụ y tế. Nếu mũi kim vì để trên khay vô tình chạm phải vệt máu đó thì có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm khi lấy máu cho con em không ah?
Chào các anh chị trên diễn đàn
Em có một việc đang lo lắng, mong nhận được sự tư vấn từ các anh, chị.
cách đây 02 ngày, con trai em nhập viện cấp cứu. Bác sĩ khoa nhi có lấy máu để làm xét nghiệm. Vì con em còn nhỏ và quấy khóc sợ kim nên việc lấy máu diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên trong quá trình nữ y tá lấy máu có 02 việc khiến em lo lắng cho con mình.
1/ Khi lấy máu cho con em, nữ y tá lấy 01 miếng bông gòn từ hộp inox để sẵn trên khay đựng dụng cụ y tế. Tuy nhiên sau khi y tá lấy miếng bông băng lên chỗ lấy máu của con em xong thì em thấy khay đựng dụng cụ y tế ở ngay vị trí miếng bông gòn để trước đó có dính một vết máu ( em nghĩ vết máu đó là của người trước đó, nhưng máu còn tươi hay đã khô thì em không xác định được). Các anh chị cho em hỏi miếng bông gòn đó là mới nhưng vì vô ý mà y tá để trên vết máu của người khác sau đó băng lên chỗ lấy máu của con em thì có khả năng lây HIV không ah?
2/ Điều thứ 02 là kim luồn sử dụng để lấy máu cũng để sẵn trên khay dụng cụ y tế. Nếu mũi kim vì để trên khay vô tình chạm phải vệt máu đó thì có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm khi lấy máu cho con em không ah?
Chào bác sĩ Bình và các anh, chị quản trị diễn đàn
Em có một việc nhỏ hơi lo lắng chút. Em hay thường đến một quán quen thuộc để uống cà phê. Ở quán này có một cô nhân viên nữ đồng tính, có mối quan hệ tình cảm phức tạp nhưng pha chế nước uống và cà phê rất ngon. Chủ nhật tuần vừa rồi, em có đến quán để làm việc và uống 01 ly cà phê và 01 ly sinh tố do em này pha chế.
Việc không có gì cho đến khi em gọi tính tiền thì thấy trên ngón tay cái của nhân viên này có vết thương và đang băng keo cá nhân lại. Em có hỏi thì biết cô ấy bị đứt tay khi gọt trái cây để làm sinh tố cho khách. Em hơi lo nếu như cô ấy đứt tay trong lúc gọt trái cây để làm sinh tố, cà phê cho em mà máu có dính vào thức uống thì có khả năng lây nhiễm HIV không ah ( miệng của em cũng đang bị vết lở do nhiệt miệng).
Em có tìm hiểu thì biết HIV khó có thể lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên trong suy nghĩ vẫn còn có chút lo lắng. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ Bình và các anh, chị.
Cô này rất kỹ em nhé bảo vệ cho mình và cho khách hàng, khi tay bị vết thương cô ta đã dán băng keo lại rồi nên yêm tâm đi em nhé, không đủ khả năng lây nhiễm đâu em.
Hôm qua nghỉ lễ nên em dẫn vợ con đi Đà Lạt. Vì chuyến xe đêm đến sớm nên tụi em ăn tạm buổi sáng ở quán ngay bến xe. Vì ngày lễ nên quán người rất đông và rất mất vệ sinh. Chuyện không có gì khi em nhìn thấy chiếc muỗng mình đang ăn đĩa cơm tấm dính vệt màu đỏ giống máu khô. Sau đó em lấy muỗng khác ăn cho xong để tranh thủ về nhận phòng khách sạn. Hôm này về lại nhà nghĩ đến việc đó bỗng thấy hơi lo.
Bác sĩ Bình tư vấn giúp em, miệng em đang bị nhiệt mà vô tình sử dụng chiếc muỗng có dính vệt máu khô đó thì có nguy cơ nào không ah?
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV)
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).