08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Kiến thức xác định nguy cơ có thể bị nhiễm HIV

Thiên Long

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên

Sức khỏe 0BÌNH LUẬN
Dân trí Trong số 35 triệu nhân viên y tế trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm hơn ¼ triệu nhân viên chăm sóc sức khoẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ HIV trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Kết quả là, 1.000 người có thể bị nhiễm HIV.

Miễn phí thuốc điều trị dự phòng HIV cho toàn bộ người tham gia hỗ trợ tai nạn ở Kon Tum

Cấp cứu tai nạn giao thông, 24 bác sĩ, người dân có nguy cơ phơi nhiễm HIV


Các nhân viên chăm sóc sức khoẻ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như phơi nhiễm với máu người và dịch cơ thể, khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh lây qua máu bao gồm siêu vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Sự tiếp xúc xảy ra thông qua chấn thương da (tiêm chích), vùng da nhạy cảm (máu hoặc các chất dịch cơ thể khác lọt vào mắt, mũi hoặc miệng) hoặc vết thương hở trên da.
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trong máu bao gồm số người mắc bệnh trong số bệnh nhân và số lần tiếp xúc với máu.
Ở các khu vực như điều phối, phòng cấp cứu và phòng thí nghiệm có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.
Người làm sạch, người thu gom rác thải và những người khác có nhiệm vụ liên quan đến việc xử lý các vật bị nhiễm bẩn máu cũng có nguy cơ
Mỗi ngày, hàng ngàn nhân viên y tế trên toàn thế giới bị các tai nạn lao động khi chăm sóc bệnh nhân.
Những phơi nhiễm này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, từ gây lo lắng đến mắc các bệnh mãn tính và tử vong sớm. Điều này tác động tiêu cực không chỉ đối với các nhân viên y tế mà còn cả gia đình và đồng nghiệp của họ.
Trong số 35 triệu nhân viên y tế trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm hơn 1/4 triệu nhân viên chăm sóc sức khoẻ tiếp xúc với nguy cơ HIV trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Kết quả là có 1.000 người có thể bị nhiễm HIV.
Phần lớn các phơi nhiễm và nhiễm trùng xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi tỷ lệ hiện nhiễm các mầm bệnh trong máu ở dân cư nói chung cao và việc tiếp cận các thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ còn hạn chế.
Tuy nhiên, tương đối một tỷ lệ nhỏ các trường hợp từ các khu vực này được ghi nhận bởi vì giám sát có hệ thống rất khó thực hiện và duy trì trong các môi trường như vậy. Người ta ước tính rằng 4,4% (khoảng từ 0,8 đến 18,5%) của tất cả các trường hợp nhiễm HIV trong các nhân viên y tế là do tiếp xúc nghề nghiệp và ít nhất một nửa trong số các trường hợp này xảy ra ở vùng cận Sahara của Châu Phi.
Do đó, trong trường hợp gặp rủi ro (thao tác y tế, cứu hộ cứu nạn...), việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp nhân viên y tế hoặc người thân hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Về nguy cơ phơi nhiễm:
Nguy cơ cao:
- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều.
Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Nguy cơ thấp:
- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
* Điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV)
Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị. Với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.
Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng.
Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV 3TC hoặc d4T 3TC.
Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.
Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.


Nguồn:

http://m.dantri.com.vn/suc-khoe/lam-gi-khi-co-nguy-co-phoi-nhiem-HIV-20170703095508038.htm
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
T

Thiên Long

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV


Khi nào chỉ định Dự phòng sau phơi nhiễm?

Chỉ định Dự phòng sau phơi nhiễm cần phải được một bác sỹ có kinh nghiệm về HIV đánh giá. Cần xác định liệu nguồn phơi nhiễm là nghi ngờ nhiễm HIV hay đã khẳng định nhiễm HIV. Cần làm rõ nếu tình trạng HIV chưa được khẳng định: nguồn phơi nhiễm cần được giải thích và yêu cầu xét nghiệm HIV. Nếu người này không đồng ý xét nghiệm thì cũng phải tôn trọng quyền quyết định của họ. Nếu người này đồng ý xét nghiệm, cần tiến hành xét nghiệm ngay. Nếu nguồn phơi nhiễm đã chắc chắn nhiễm HIV, cần đánh giá kỹ tải lượng virus, giai đoạn bệnh, tiền sử HAART. Tối ưu nhất thì làm thêm xét nghiệm kháng thuốc (Puro 2003). Người bị phơi nhiễm cần thông báo những thủ thuật cấp cứu ban đầu đã được tiến hành.
Sau khi đã tiến hành các bước trên, người bị phơi nhiễm cần được thông báo về các tác dụng phụ và nguy cơ của Dự phòng sau phơi nhiễm. Cần nhấn mạnh là chưa có thuốc nào được chính thức cấp phép dùng cho tình huống đặc biệt này. Cũng cần nhắc đến vấn đề chi phí, đặc biệt là đối với phơi nhiễm đường tình dục. Các thuốc không được bảo hiểm y tế chi trả. Riêng Dự phòng sau phơi nhiễm cho các phơi nhiễm nghề nghiệp thường được bảo hiểm tai nạn chi trả (ở Đức).
Bảng 3 tổng kết các tình huống mà Dự phòng sau phơi nhiễm được khuyến cáo theo các hướng dẫn mới nhất. Đây chỉ là định hướng và tùy từng ca cần có những điều chỉnh phù hợp.
Các nguy cơ của Dự phòng sau phơi nhiễm

Nguy cơ của Dự phòng sau phơi nhiễm chủ yếu là các tác dụng phụ của thuốc kháng virus. Thường thì các tác dụng phụ này là các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn hay ỉa chảy. Các thay đổi về huyết học, transaminase hay creatinin cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng đã có các thông báo về tăng triglyceride và cholesterol, kháng insulin cho dù thời gian dùng PI rất ngắn (Parkin 2000).
Hiện cũng chưa rõ liệu sử dụng ARV ngắn ngày có dẫn tới tác dụng phụ lâu dài không, nhưng điều này có vẻ là phụ do mục tiêu chính vẫn là dự phòng một bệnh mạn tính nguy hiểm. Đối với phụ nữ có thai, cần lưu ý đặc biệt do các dữ liệu về khả năng gây quái thai vẫn còn thiếu.

Các khuyến cáo về sử dụng Dự phòng sau phơi nhiễm
[TBODY] [/TBODY]
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Vết thương kim đâm xuyên qua da, kim nòng rỗng (dịch cơ thể có tải lượng virus cao: máu, dịch mô, nuôi cấy virus)
Vết thương sâu có vết máu
Kim vừa được dùng tiêm tĩnh mạch
Khuyến cáo
Khuyến cáo Khuyến cáo
Vết thương nông (kim phẫu thuật)
Nếu bệnh nhân nguồn mắc AIDS hoặc có tải lượng virus cao
Cân nhắc Khuyến cáo
Tiếp xúc với niêm mạc hoặc da không lành, dịch có tải lượng virus caoCân nhắc
Tiếp xúc qua da với dịch không phải máu (nước tiểu, nước bọt)Không khuyến cáo
Da lành tiếp xúc với máu (kể cả có tải lượng virus cao)Không khuyến cáo
Da hoặc niêm mạc tiếp xúc với dịch cơ thể như nước tiểu hoặc nước bọtKhông khuyến cáo
Phơi nhiễm không nghề nghiệp
Truyền máu hoặc chế phẩm máu có HIV (hoặc nếu nhiễm bẩn HIV là rất có khả năng)Khuyến cáo
“Người nhận” trong quan hệ tình dục không bảo vệ với một người nhiễm HIVKhuyến cáo
Dùng chung bơm kim tiêm nhiễm bảnKhuyến cáo
“Nhận” quan hệ tình dục đường miệng có xuất tinh từ một người nhiễm HIVCân nhắc
Hôn hoặc các tiếp xúc tình dục khác không tiếp xúc với tinh dịch hoặc máuKhông khuyến cáo
Vô tình bị kim đâmKhông khuyến cáo
[TBODY] [/TBODY]
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top