08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Giám đốc CDC Việt Nam: “Tôi đồng tính, tôi có HIV”

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Nguồn tin: Báo Người Lao Động

28/11/2018 13:17

(NLĐO) - Sáng 28-11, chia sẻ trước cả trăm người tham gia sự kiện “Không phát hiện = Không lây truyền”, TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho biết bản thân ông là người đồng tính và có HIV.


TS John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam (trái), cho biết tải lượng virus thấp sẽ không lây nhiễm HIV
Theo TS John Blandford, từ lâu những người xung quanh ông đã biết ông có H. và bản thân ông rất thoải mái khi chia sẻ điều này. "Với cương vị là Giám đốc CDC, việc chia sẻ mình là người có H. tức là tôi mong muốn truyền tải tới cộng đồng những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV" - TS John Blandford nói.
Theo vị Giám đốc CDC, "Không phát hiện - Không lây truyền" (K = K) được dịch từ tiếng Anh "Undetectable = Untransmittable" (U = U) là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng virus ARV với người nhiễm HIV. Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virrus không phát hiện được trong máu được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng, một người có HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Thông điệp này làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị.


"Bản thân tôi là người nhiễm HIV, còn chồng tôi là người không có HIV và chúng tôi đã chung sống rất với nhau suốt 23 năm. Trong quá trình làm việc ở CDC Mỹ, tôi đã nghiên cứu và tìm kiếm những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc ARV. Tại Việt Nam, tôi thấy rằng tình trạng người có HIV bị kỳ thị rất nặng nề, chính điều này đã khiến người ta ngại xét nghiệm HIV và khi biết mình có HIV thì không muốn lộ diện và ngại điều trị. Tôi muốn lấy bản thân mình làm tấm gương để xoá bỏ mặc cảm và sự kỳ thị để tất cả những người có HIV, nhất là những người đồng tính nam (MSM) sẽ cởi mở để tham gia điều trị ARV càng sớm càng tốt và người chưa xét nghiệm thì nên đi xét nghiệm HIV. Và khi người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả họ không dùng bao cao su hay dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm" - TS John Blandford nhấn mạnh.

"K=K được kỳ vọng sẽ giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
Sự kiện "Không phát hiện = Không lây truyền” (K = K) do Trường ĐH Y Hà Nội, CDC Việt Nam và Tổ chức hợp tác phát triển y tế Việt Nam tổ chức với thông điệp: "Tôi dương tính nhưng chắc chắn anh thì không" với bộ công cụ gồm những thông điệp thực tiễn nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng người sống chung với HIV, cộng đồng người chuyển giới và các cán bộ y tế.
Dựa trên các bằng chứng khoa học, tuyên bố K = K đã được hơn 782 tổ chức y tế tại hơn 95 quốc gia trên thế giới công nhận và thông qua.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực đánh giá chương trình và hệ thống yY tế hỗ trợ cho công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV ở Việt Nam", Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ cho 10 tổ chức cộng đồng tại TP HCM, Cần Thơ, Điện Biên và Hà Nội để thực hiện các sáng kiến của chính họ, nhằm truyền bá thông điệp K = K tới cộng đồng.
N.Dung​
 

hailee

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
quá hay. Bệnh này uống thuốc ARV vào thì như không bệnh, cộng thêm tinh thần thoải mái nữa thì khôg khác người bình thường. Đúng k bác Bình
 

HungVuongLab

Xét Nghiệm Y Khoa: 114/2 Hùng Vương, Q5, HCM
Ban Quản Trị
Phòng khám Xét nghiệm Y khoa
e:goode:goode:goode:good
 

hoangmang898

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Vấn đề nằm ở chỗ, giảm khả năng lây truyền qua đường tình dục, máu thì vẫn lây bình thường.
 

Tuhz

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Nguồn tin: Báo Người Lao Động

28/11/2018 13:17

(NLĐO) - Sáng 28-11, chia sẻ trước cả trăm người tham gia sự kiện “Không phát hiện = Không lây truyền”, TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho biết bản thân ông là người đồng tính và có HIV.


TS John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam (trái), cho biết tải lượng virus thấp sẽ không lây nhiễm HIV
Theo TS John Blandford, từ lâu những người xung quanh ông đã biết ông có H. và bản thân ông rất thoải mái khi chia sẻ điều này. "Với cương vị là Giám đốc CDC, việc chia sẻ mình là người có H. tức là tôi mong muốn truyền tải tới cộng đồng những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV" - TS John Blandford nói.
Theo vị Giám đốc CDC, "Không phát hiện - Không lây truyền" (K = K) được dịch từ tiếng Anh "Undetectable = Untransmittable" (U = U) là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng virus ARV với người nhiễm HIV. Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virrus không phát hiện được trong máu được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng, một người có HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Thông điệp này làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị.


"Bản thân tôi là người nhiễm HIV, còn chồng tôi là người không có HIV và chúng tôi đã chung sống rất với nhau suốt 23 năm. Trong quá trình làm việc ở CDC Mỹ, tôi đã nghiên cứu và tìm kiếm những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc ARV. Tại Việt Nam, tôi thấy rằng tình trạng người có HIV bị kỳ thị rất nặng nề, chính điều này đã khiến người ta ngại xét nghiệm HIV và khi biết mình có HIV thì không muốn lộ diện và ngại điều trị. Tôi muốn lấy bản thân mình làm tấm gương để xoá bỏ mặc cảm và sự kỳ thị để tất cả những người có HIV, nhất là những người đồng tính nam (MSM) sẽ cởi mở để tham gia điều trị ARV càng sớm càng tốt và người chưa xét nghiệm thì nên đi xét nghiệm HIV. Và khi người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả họ không dùng bao cao su hay dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm" - TS John Blandford nhấn mạnh.

"K=K được kỳ vọng sẽ giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
Sự kiện "Không phát hiện = Không lây truyền” (K = K) do Trường ĐH Y Hà Nội, CDC Việt Nam và Tổ chức hợp tác phát triển y tế Việt Nam tổ chức với thông điệp: "Tôi dương tính nhưng chắc chắn anh thì không" với bộ công cụ gồm những thông điệp thực tiễn nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng người sống chung với HIV, cộng đồng người chuyển giới và các cán bộ y tế.
Dựa trên các bằng chứng khoa học, tuyên bố K = K đã được hơn 782 tổ chức y tế tại hơn 95 quốc gia trên thế giới công nhận và thông qua.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực đánh giá chương trình và hệ thống yY tế hỗ trợ cho công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV ở Việt Nam", Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ cho 10 tổ chức cộng đồng tại TP HCM, Cần Thơ, Điện Biên và Hà Nội để thực hiện các sáng kiến của chính họ, nhằm truyền bá thông điệp K = K tới cộng đồng.
N.Dung​
Vấn đề nằm ở chỗ, giảm khả năng lây truyền qua đường tình dục, máu thì vẫn lây bình thường.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài họ cũng ko nhận nhân sự bị VGB,C hay HIV. Rồi nhiều quốc gia như Hàn, TQ hay một số quốc gia khác cũng ko nhận du học sinh... Tất cả tương lai của ng bệnh cũng bị giảm đi.
Vậy nên với một quốc gia nhiều định kiến như Việt Nam từ trc đến nay thì e rằng việc kì thị khó mà khắc phục.
Còn những ng dám nói ra tôi là ng đồng tính hay nhiễm HIV là ý chí của họ mạnh mẽ, đạp lên dư luận mà sống thôi.
Âu cũng là chính mình quyết định số phận của mình. Và điều này chỉ đếm trên đầu ngón tay những người như vậy.
 

hoangmang898

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài họ cũng ko nhận nhân sự bị VGB,C hay HIV. Rồi nhiều quốc gia như Hàn, TQ hay một số quốc gia khác cũng ko nhận du học sinh... Tất cả tương lai của ng bệnh cũng bị giảm đi.
Vậy nên với một quốc gia nhiều định kiến như Việt Nam từ trc đến nay thì e rằng việc kì thị khó mà khắc phục.
Còn những ng dám nói ra tôi là ng đồng tính hay nhiễm HIV là ý chí của họ mạnh mẽ, đạp lên dư luận mà sống thôi.
Âu cũng là chính mình quyết định số phận của mình. Và điều này chỉ đếm trên đầu ngón tay những người như vậy.
Kỳ thị hay không thì phải tính đến chuyện là sợ bị lây nhiễm HIV. Ông thử đặt mình vào vị trí của người khác sẽ thấy nó rõ.
Dân Việt Nam lại là chúa ẩu, chưa nói tới HIV, bệnh thường vẫn vô tư hắt xì không che, nước miếng bay thẳng vào mặt người khác, khạc nhổ lung tung v.v... Đâu phải ai cũng có ý thức giữ gìn khi bị HIV đâu.
 

Trungnienbl69

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
HIV thực sự không đáng sợ. Cái đáng sợ nhât là sự kì thị.
 

hoangmang898

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
HIV thực sự không đáng sợ. Cái đáng sợ nhât là sự kì thị.
Tui thấy ai có nguy cơ sợ vãi ra quần chứ ở đó mà không đáng sợ.
HIV THỰC SỰ RẤT ĐÁNG SỢ.
 

Trungnienbl69

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Ở đây mình muốn so sánh bệnh HIV và 1 số bệnh khác mà thôi. VD Ung thư...có đáng sợ hơn HIV không? Nhưng ung thư thì không bị kì thị.
 

hoangmang898

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Ở đây mình muốn so sánh bệnh HIV và 1 số bệnh khác mà thôi. VD Ung thư...có đáng sợ hơn HIV không? Nhưng ung thư thì không bị kì thị.
Ung thư không lây. Vậy thôi.
Cái đáng nói là chính những thành phần nhiễm HIV không có dấu hiệu hối cải, vẫn quan hệ lung tung, nghiện ngập không lối thoát, không có 1 chút ý thức phòng ngừa cho người thân và người xung quanh chính là những điểm đen khiến người thường cảm thấy ghê sợ, kỳ thị luôn cả những người cố gắng làm lại cuộc đời.
 

hailee

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Ung thư không lây. Vậy thôi.
Cái đáng nói là chính những thành phần nhiễm HIV không có dấu hiệu hối cải, vẫn quan hệ lung tung, nghiện ngập không lối thoát, không có 1 chút ý thức phòng ngừa cho người thân và người xung quanh chính là những điểm đen khiến người thường cảm thấy ghê sợ, kỳ thị luôn cả những người cố gắng làm lại cuộc đời.
Đúng. Chính những vết nhơ như vậy mới tạo nên sự kì thị. Quá chán
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Bác sĩ Bình

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Người đồng tính hay người nhiễm HIV không phải tất cả đều xấu, nhưng do một phần nhỏ đã làm xã hội có cái nhìn không hay làm ảnh hưởng số đông người đồng tính hoặc người nhiễm HIV khác. Quan trọng là bản thân mỗi người cố gắng sống có ích và đừng làm ảnh hưởng người khác là được rồi. Bác sĩ thì không kỳ thị người đồng tính hay người nhiễm HIV, ngược lại còn thông cảm và chia sẻ, giúp đỡ các bạn ấy ở mức có thể vì các bạn ấy thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.
 

Người lạc lối

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Người đồng tính hay người nhiễm HIV không phải tất cả đều xấu, nhưng do một phần nhỏ đã làm xã hội có cái nhìn không hay làm ảnh hưởng số đông người đồng tính hoặc người nhiễm HIV khác. Quan trọng là bản thân mỗi người cố gắng sống có ích và đừng làm ảnh hưởng người khác là được rồi. Bác sĩ thì không kỳ thị người đồng tính hay người nhiễm HIV, ngược lại còn thông cảm và chia sẻ, giúp đỡ các bạn ấy ở mức có thể vì các bạn ấy thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.
Rất hay và có ý nghĩa . Chúc sức khỏe bác sĩ và các đồng nghiệp .
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Bác sĩ Bình

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top