08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Giải đáp một số thắc mắc về HIV thường được quan tâm

Thu Pham

Người đồng sáng lập Diễn đàn tuvanhiv.vn
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
1.TẠI SAO BỆNH GÂY NHIỀU TỬ VONG, KHÓ CHỮA?
Vào được cơ thể, virus gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào hệ thống bảo vệ cơ thể là những tế bào máu gọi là T cell và cơ quan miễn dịch.
Trong nhân tế bào, virus tạo ra các virus mới và bắt đầu tấn công cơ quan sản xuất các tế bào máu như tủy sống, tuyến ức (thymus), hạch. Diễn tiến bệnh tùy thuộc sức khỏe con người, hệ thống miễn dịch và loại virus. Trung bình nếu không được điều trị, thời gian từ khi nhiễm HIV tới bị bệnh AIDS khoảng từ 8 tới 10 năm.
Đo số lượng virus và số lượng T cell trong máu cho biết tình trạng trầm trọng của bệnh.
Khi CD4+ T cell dưới 200/mm3 máu là ở giai đoạn khá xa của bệnh AIDS ..Bình thường CD4+ T cell từ 500-1600/mm3 máu.
Vì có nhiều loại HIV và chúng thay đổi cấu trúc liên tục cho nên thuốc chống virus đặc trị không kịp thời tiêu hủy do đó bệnh kéo dài.

2.Chỉ những người đồng tính luyến ái và chích choác mới bị HIV-AIDS.
Không hoàn toàn đúng.
HIV là loại virus gây bệnh ở mọi người nam nữ, tuổi tác, nòi giống kể cả em bé mới lọt lòng mẹ. Bất cứ hành vi nào như hoạt động tình dục không bảo vệ, giao hợp với nhiều đối tượng khác nhau hoặc dân ghiền dùng chung ống chích đều có nguy cơ nhiễm HIV.
3.CHĂM SÓC, TIẾP XÚC VỚI BỆNH NHÂN AIDS CÓ LÂY BỆNH KHÔNG?
Không.
HIV không lan truyền qua sự tiếp xúc hàng ngày với bệnh nhân ở bệnh viện, trường học, ở nhà cũng như qua quần áo, chăn màn, chén bát hoặc điện thoại, cầu tiêu, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, sổ mũi.Cũng không truyền qua hôn khan hôn nhẹ, đấm bóp massage, tắm chung với người bệnh.
Virus HIV chỉ sống được trong các chất lỏng còn tươi của cơ thể như máu, tinh dịch, nước âm hộ và chúng rất dễ dàng bị oxy hủy hoại. Vài giờ trong không khí là virus hết sống.
4-Như vậy thì HIV lây lan bằng cách nào?
Để bị nhiễm bệnh, cần sự tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng của cơ thể. Virus hiện diện trong đa số các trong chất lỏng này nhưng sự lây bệnh hầu hết đều qua:
-máu,
-nước tinh dịch,
-chất tiết âm hộ,
-sữa mẹ bị nhiễm HIV.
Nước tiểu, nước miếng, phân, mồ hôi cũng có thể có một chút virus, nhưng số lượng không đủ để gây nhiễm.
HIV có thể xâm nhập cơ thể qua vết thương trực tiếp hoặc qua màng nhầy lót mặt trong nhiều bộ phận như xoang mũi, âm hộ, trực tràng, ống dẫn nước tiểu. Virus không xâm nhập qua da trừ khi da bị tổn thương cắt đứt.

Nói chung, bệnh lây lan như sau:
-Hoạt động tình dục với người bị bệnh khi niêm mạc lót miệng. âm hộ, dương vật hoặc trực tràng (rectum) tiếp xúc với chất lỏng cơ thể chứa virus, chẳng hạn giao hợp mà không mang bao cao su bảo vệ.
-Chích hoặc truyền máu bị nhiễm virus. Thí dụ dân ghiền thuốc cấm dùng chung ống chích, tiếp nhận máu không được kiểm soát, chẳng may bị kim tiêm nhiễm virus đâm vào da. Virus trong máu người bệnh khá nhiều, chỉ vài giọt là đủ để truyền bệnh rồi.
-Truyền từ mẹ nhiễm bệnh sang con trong thời kỳ mang thai, trước hoặc trong khi lâm bồn sanh đẻ hoặc thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

5.Xâm da có bị nhiễm HIV không
Chưa có tài liệu chứng minh lây lan HIV qua xâm da, bấm lỗ trên da để đeo trang sức vì virus không sống lâu ngoài không khí.
Tuy nhiên nếu dụng cụ dùng trong các dịch vụ này dính máu khách hàng trước mà không vứt bỏ hoặc khử trùng cẩn thận thì vẫn có thể lây bệnh cho khách kế tiếp.
Vì thế trước khi xâm, bấm nên kiểm soát sự sạch sẽ của dụng cụ.
6.VÀ MUỖI ĐỐT CÓ TRUYỀN BỆNH?
Không.
Lý do là khi virus HIV mà muỗi hút từ người bệnh AIDS vào ruột sẽ bị coi như một loại thực phẩm và tiêu hóa ngay với máu người bệnh.
Bình thường khi đốt người, muỗi nhả vào một chút nước miếng của muỗi chứ không nhả máu. Nhưng nước miếng của muỗi lại chứa vi sinh vật gây ra các bệnh như sốt rét ngã nước, sốt vàng yellow fever, West Niles fever.

Thắc mắc, ngộ nhận về HIS-AIDS còn nhiều, xin hẹn vào một dịp khác.

Kết luận
HIV không dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác.
Để nhiễm bệnh, cần có máu, sữa, nước tiết khi giao hợp chứa HIV xâm nhập cơ thể. Phụ nữ có thai nhiễm HIV đều truyền bệnh cho thai nhi.
Để tránh nhiễm HIV:
-Mang bao cao su khi giao hợp.
-Không dùng chung ống kim chích với người bệnh.
-Đang bị bệnh mà có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc trị HIV.
-Bảo vệ các vết thương trên da, miệng, mắt với sự xâm nhập của HIV.
_Nếu cho là mình có thể bị nhiễm HIV, tham khảo ý kiến bác sĩ về xét nghiệm, uống thuốc trị HIV.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.​


 

Thiện Thành 2001

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Bác sĩ ơi....hôm qa con bị dính máu HIV ở khẻ tay..nhưng đã rửa tay rồi..sau đó con mới đụng cơ qan sinh dục của con z có bị lây ko ạ???
 

Vianhthuongem

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
K có nguy cơ cho trường hợp này b ak
 

Vianhthuongem

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
V
Vết hở là vết trứng cá bọng bị vỡ máu quẹt qua có dễ lây ko bs
vết thương hở là vết khi máu mk vẫn chưa đông và khô miệng chứ mụn chứng cá bạn có chảy máu đâu b ma tiếp xúc có lâu đâu b .
 

Hung2019

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực

Hung2019

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
V

vết thương hở là vết khi máu mk vẫn chưa đông và khô miệng chứ mụn chứng cá bạn có chảy máu đâu b ma tiếp xúc có lâu đâu b .
Bình thường mình vẫn cậy mấy vái mun trên đầu đấy thấy đỏ đỏ như máu mà
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top