Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.
Kính thưa các bác sĩ, các quản trị viên cùng các thành viên thân mến!
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến trái chiều trước việc phân tích các nguy cơ lây nhiễm HIV thông qua hành vi tình dục bằng đường miệng (hay còn được gọi là Oral Sex/OS). Hôm nay tôi xin phép được viết bài này với mục đích cho các bạn hiểu một cách khoa học nhất, cũng như hướng tiếp cận và giải quyết các luồng thông tin khác nhau.
Phần 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV.
1/ Giới thiệu về HIV:
Chưa có bệnh nhiễm trùng nào xảy ra trong thập kỷ qua đã làm cho giới y sinh học và công chúng đặc biệt quan tâm như hội chứng "suy giảm miễn dịch mắc phải- tiếng Anh (acquired immunodeficiency syndrome hay viết tắt là AIDS) tiếng Pháp (Le syndrome de l ' immunodéficience acquise hay viết tắt là SIDA).
Năm 1986, tổ chức Y Tế thế giới đã thống nhất tên gọi virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người là HIV (Human Immunodeficiency Virus), HIV không dẫn đến việc chuyển dạng tế bào mà chỉ làm chết tế bào.
2/ Khả năng đề kháng của HIV:
Cũng như tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất, HIV có khả năng đề kháng nhất định đối với môi trường bên ngoài, các yếu tố tác động và các loại hoá chất, việc nắm bắt được khả năng đề kháng này vô cùng ý nghĩa đối với quản lý vô trùng và đảm bảo an toàn trong y khoa, lại càng có ý nghĩa hơn trong đánh giá nguy cơ cũng như khả năng lây truyền của HIV.
- HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia cực tím. Virus ở trong một giọt máu để khô ở nhiệt độ phòng có thể sống được từ 2-3 ngày đến 7 ngày.
- Nước javel 10%, alcool 70 độ, các chất tẩy uế ở nhiệt độ cao có thể diệt được virus.
- HIV bất hoạt hoàn toàn ( hơn 100.000 virus sống có thể bị tiêu diệt) ở nhiệt độ phòng thì nghiệm trong 10 phút với Household bleach 10%, Ethanol 50%, Isopropanol 35%, Nonider P40 1%, Lysol 0.5%, Paraformaldehyte 0.5%, Hydrogen peroxide 0.3%, nước oxy già 6%, hypoclorid Na 0.1% giết virus sau 1 giờ. Formol 0.1% trong điều kiện 30 độ C diệt virus sau 48 giờ, hiệu lực được gia tăng khi được thêm Beta propiolacton 1/4000.
- Glutaralaldehyte 0.01% bất hoạt virus sau 1 giờ. Có thể dùng nồng độ 0.15% trong 5 phút để sát trùng dụng cụ trong phòng phẫu thuật.
- Tuy nhiên khi virus xuất hiện trong mẫu máu đông hoặc không đông dính trong cây kim hoặc ống tiêm thì cần tiếp xúc 30 giây với chất tẩy thì mới có thể bất hoạt được.
Lưu ý: Virus không bị bất hoạt ở Tween 20 2.5%
Đun nóng 50 độ C trong 30 phút trong môi trường ẩm ướt hoặc PH=1 và PH=3, HIV cũng bị tiêu diệt. Virus trong chế phẩm máu đông khô bị tiêu diệt ở 68 độ C trong vòng 72 giờ.
3/ HIV có ở đâu trong cơ thể của con người? Sự lây lan như thế nào trong cộng đồng?:
Bệnh nhân AIDS và những người nhiễm HIV là nguồn truyền bệnh duy nhất, HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch âm đạo (các dịch sinh dục nói chung), nước bọt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác trong cơ thể, bên cạnh đó HIV cũng được tìm thấy trong hầu hết các mô của cơ thể.
Câu hỏi được đặt ra là gì? Liệu rằng có phải tiếp xúc với tất cả những bệnh phẩm trên từ người có HIV sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm HIV?
Không phải như vậy, mặc dù có sự phân bố rộng rãi của HIV khắp cơ thể người nhiễm nhưng những nghiên cứu về dịch tễ học và xét nghiệm vi sinh cho thấy rằng nồng độ virus đủ ngưỡng để lây truyền cho người khác chỉ có ở máu, dịch sinh dục, sữa mẹ của người có HIV. Từ đó có 3 con đường chính lan truyền HIV:
- Lây bệnh qua đường tình dục: qua giao hợp đồng giới hay khác giới - cụ thể là từ các tổn thương, trầy xước do quan hệ tình dục và niêm mạc ở bộ phận sinh dục tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục từ đối phương hoặc từ máu chính vết thương của đối phương do quá trình quan hệ tạo ra.
- Lây bệnh qua đường máu: do tiếp máu hay các sản phẩm của máu, do sử dụng các dụng cụ tiêm chích, các dụng cụ y tế can thiệp bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng trước.
- Truyền virus từ mẹ sang con: trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ đã nhiễm HIV thì virus có thể đi qua nhau thai gây nhiễm cho thai nhi từ tuần thứ 21, thậm chí sữa mẹ sau khi sinh có thể làm lây truyền HIV cho trẻ khi tiếp xúc với niêm mạc đường tiêu hoá của trẻ, chính vì lý do này mà các bác sĩ khuyên mẹ có HIV không được cho trẻ bú sữa sau khi sinh.
Tóm lại việc phơi nhiễm với HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nguồn lây (máu, dịch tiết sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ của người có HIV) với ngõ vào cho virus (vết thương hở, niêm mạc bao gồm tất cả các niêm mạc trên cơ thể (mắt, mũi, miệng, âm đạo ở nữ, lỗ tiểu ở nam giới, hậu môn...).
PHẦN 2: ORAL SEX VÀ NGUY CƠ THẬT SỰ.
- Hành vi quan hệ tình dục bằng đường miệng (Oral Sex hay OS) là hành vi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa miệng (của người nhận) và cơ quan sinh dục (của người cho), đây là kiểu quan hệ thường thấy trong quan hệ tình dục cả đồng tính lẫn dị tính, vì rất nhiều người cho rằng nó đem lại rất nhiều khoái cảm.
Như vậy nguy cơ từ Oral Sex là gì?
Khi quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn thường có rất nhiều trường hợp xuất tinh trong (đối với nam) và dịch âm đạo (đối với nữ), những chất dịch này tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, lưỡi... Thậm chí có trường hợp do cọ xát tạo ra những vết thương trong miệng của người nhận và cả bộ phận sinh dục của người cho, do vậy đôi khi sự tiếp xúc này còn là tiếp xúc có máu.
Như vậy xét ở góc độ những kiến thức nêu trên phần "Sự lan truyền HIV trong cộng đồng" thì Oral Sex rõ ràng tạo ra một trường hợp khiến cho dịch sinh dục thậm chí có cả máu (nguồn lây) tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng (ngõ vào cho virus).
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là tỷ lệ lây truyền cho hành vi này là như thế nào?
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về dịch tễ cũng như các bác sĩ chuyên khoa đều đồng ý rằng nguy cơ đến từ việc Oral Sex thấp hơn rất nhiều so với quan hệ qua đường tình dục (dương vật-âm đạo hay dương vật -hậu môn) vì một số lý do sau đây:
- Sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục và khoang miệng tạo ra ít lực ma sát hơn so với các quan hệ như dương vật-âm đạo hay dương vật-hậu môn. Từ đó các tổn thương tạo ra nếu có cũng hạn chế hơn.
- Khoang miệng và đường tiêu hoá có các tuyến như 3 tuyến nước bọt (tuyến nhầy lẫn tuyến nước), các tuyến thực quản, và các tuyển biểu mô dạ dày tiết nhiều các chất dịch như nước bọt, dịch nhầy thực quản, dịch vị,... để làm loãng nguồn lây, gây khó khăn cho việc tiếp xúc giữa nguồn lây và niêm mạc.
PHẦN 3: CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN.
- Có một số ý kiến cho rằng nước bọt ở miệng và dịch tiêu hoá sẽ tiêu diệt hết virus vì thế nên HIV không thể lây truyền qua hành vi OS thậm chí có cả nuốt dịch sinh dục.
- Lại có một số nguồn cho rằng các nhà khoa học khẳng định nước bọt không làm lây nhiễm HIV.
Trước quan điểm trên tôi xin nêu ra một số câu hỏi và dẫn chứng khoa học để làm sáng tỏ và để các bạn được rõ hơn.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản chính thức hay một công bố chính thức của tổ chức Y Tế thế giới về việc nước bọt có khả năng giết chết HIV hay làm bất hoạt chúng, tất cả những kiến thức trên được rút ra từ các báo cáo cho các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, vì thế chúng ta cần phải cân nhắc khi dựa vào những kiến thức ấy mà đánh giá nguy cơ. Quả thật, môi trường acide trong lòng dạ dày, hay trong bàng quang là môi trường không có lợi cho sự phát triển của HIV tuy nhiên không phải vì thế mà khẳng định rằng HIV không thể lây qua hành vi Oral Sex.
- Bên cạnh đó, khoang miệng với niêm mạc miệng, lưỡi cùng niêm mạc ống tiêu hoá (hầu, họng,thực quản và dạ dày...) là những niêm mạc rất mỏng, rất dễ tổn thương (do nhiều bệnh lý khác nhau) thậm chí là tổn thương do thức ăn ma sát gây tạo ra, ngoài ra ống tiêu quá còn dễ viêm loét do các bệnh lý nội khoa (như trào ngược dày thực quản, viêm họng, viêm amidan...) không ai có thể khẳng định với bạn rằng khi OS và nuốt dịch sinh dục thì với diện tích niêm mạc lớn như thế không có vết thương (từ nhỏ đến lớn) để tạo cơ hội cho HIV xâm nhập vào tuần hoàn.
- Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: nếu thừa nhận việc Dịch tiêu hoá và nước bọt có khả năng làm bất hoạt HIV thì bạn có thể trả lời chính xác rằng với bao nhiêu lượng nước bọt, dịch tiêu hoá mới có thể làm bất hoạt hết tất cả virus có trong dịch sinh dục khi ta nuốt vào, và phải cần thời gian bao lâu mới có thể bất hoạt đến mức không làm lây nhiễm được. Và liệu rằng trong thời gian chưa bất hoạt hết virus trong dịch sinh dục không ai có thể đảm bảo với bạn rằng chúng không tiếp xúc với niêm mạc và các vết thương trên niêm mạc dẫn đến tình trạng phơi nhiễm.
- Có một số ý kiến khẳng định HIV không lây truyền qua đường tiêu hoá: câu hỏi được đặt ra là vì sao các bác sĩ lại cai sữa cho trẻ khi mẹ nhiễm HIV trong khi uống sữa chỉ đơn thuần là tiếp xúc với nguồn lây qua đường tiêu hoá - vì không ai đảm bảo rằng trong niêm mạc đường tiêu hoá của bé không có tổn thương dẫn đến tạo ngõ vào cho virus.
- Khái quát hơn về giải phẫu cơ thể con người, ống tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, như vậy hậu môn cũng là một phần của đường tiêu hoá, vậy tại sao quan hệ qua hậu môn(hay còn gọi là Anal Sex) thì khả năng lây nhiễm HIV lại cao hơn bằng đường miệng? Bởi lẽ quan hệ qua hậu môn dễ tạo ra những vết thương, chảy máu niêm mạc hậu môn hơn là ở miệng? Hệ thống mạch máu và bạch huyết tại hậu môn cũng phong phú, dày đặc hơn, đường kính hậu môn nhỏ miệng rất nhiều, lại không có nhiều tuyến bôi trơn nên lực ma sát khi quan hệ hậu môn lớn hơn nhiều so với quan hệ đường miệng.
Chúng ta cần hiểu rõ rằng HIV không lây qua tiếp xúc nước bọt vì trong nước bọt có HIV nhưng với nồng độ không đủ (số lượng virus rất ít) để lây nhiễm chứ hoàn toàn không phải vì nước bọt có khả năng tiêu diệt HIV.
Cuối cùng, việc đánh giá tỷ lệ lây nhiễm cho trường hợp Oral Sex gặp rất nhiều khó khăn về mặt thống kê, bởi lẽ thông thường các cuộc quan hệ không chỉ dừng lại ở Oral Sex mà còn tiến xa hơn với các hành vi khác, chính vì thế các số liệu được đưa ra cho tỷ lệ lây truyền qua Oral Sex (0.005%,...0.01%,.... 0.065%) chỉ là con số thu được từ các thăm dò trên một quần thể lớn, và có tính tham khảo.
PHẦN 4: TIẾP CẬN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỚI NGUY CƠ.
1/ Tổng kết vấn đề:
Như toàn bộ trình bày phía trên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Oral Sex là một nguy cơ rất thấp với HIV, nhưng tất cả các nhà khoa học đều đánh giá rằng đây là một nguy cơ thực sự.
2/ Nên hay không nên sử dụng thuốc phơi nhiễm:
Đối với bác sĩ, những người làm công tác khám chữa bệnh thì việc cân nhắc giữa có hay không cho phép bệnh nhân(những người có nguy cơ) tiếp cận phác đồ dự phòng phơi nhiễm hay còn gọi là (PEP) là một công tác cực kỳ quan trọng. Tuyệt nhiên không thể để sự chủ quan của mình (đây là nguy cơ rất thấp) mà không trung thực với bệnh nhân, và phải giúp bệnh nhân có hướng xử lý tốt nhất, an toàn nhất. Và xin nhắc nhở các bạn một điều rằng chỉ có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, đã được đào tạo, tập huấn về công tác phòng chống HIV/AIDS mới được pháp luật cho phép chỉ định phác đồ dự phòng phơi nhiễm cho bệnh nhân, các cá nhân, tổ chức khác không được phép làm điều này.
PHẦN 5: NÓI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ, CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN HIV KHÁC.
1/Dành cho người có nguy cơ với HIV:
Các bạn, những người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV cần thực sự bình tĩnh để tìm và có được những nguồn thông tin chính thống, đúng với khoa học và quy định của Pháp Luật hiện hành để tránh mắc phải những thông tin sai, thiếu khoa học mà có hại cho chính sức khỏe của bản thân mình.
Các bạn cần phải biết người tư vấn cho mình là ai, có trình độ như thế nào, có được pháp luật công nhận (từ tư vấn đến chỉ định thuốc, cung cấp thuốc), những giấy chứng nhận đào tạo, tham vấn có đúng với quy định và có còn thời gian hiệu lực hay không? (Vì dịch tễ, thuốc, HIV, truyền nhiễm là những kiến thức đổi mới hằng ngày, cần phải được cập nhật và được tập huấn bổ sung).
2/Dành cho những cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tư vấn HIV/AIDS.
- Các bạn cần cập nhật kiến thức mới liên tục, cần hiểu rõ những tác hại từ việc tư vấn sai cho cộng đồng.
- Các bạn phải thực hiện đúng các quy định của nghành Y Tế, của Pháp Luật trong công tác tư vấn, chỉ khi là người có quyền và đầy đủ năng lực, giấy phép của nghành mới được phép chỉ định thuốc, kinh doanh thuốc hay tư vấn điều trị cho cộng đồng.
....còn tiếp...
Kính thưa các bác sĩ, các quản trị viên cùng các thành viên thân mến!
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến trái chiều trước việc phân tích các nguy cơ lây nhiễm HIV thông qua hành vi tình dục bằng đường miệng (hay còn được gọi là Oral Sex/OS). Hôm nay tôi xin phép được viết bài này với mục đích cho các bạn hiểu một cách khoa học nhất, cũng như hướng tiếp cận và giải quyết các luồng thông tin khác nhau.
Phần 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV.
1/ Giới thiệu về HIV:
Chưa có bệnh nhiễm trùng nào xảy ra trong thập kỷ qua đã làm cho giới y sinh học và công chúng đặc biệt quan tâm như hội chứng "suy giảm miễn dịch mắc phải- tiếng Anh (acquired immunodeficiency syndrome hay viết tắt là AIDS) tiếng Pháp (Le syndrome de l ' immunodéficience acquise hay viết tắt là SIDA).
Năm 1986, tổ chức Y Tế thế giới đã thống nhất tên gọi virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người là HIV (Human Immunodeficiency Virus), HIV không dẫn đến việc chuyển dạng tế bào mà chỉ làm chết tế bào.
2/ Khả năng đề kháng của HIV:
Cũng như tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất, HIV có khả năng đề kháng nhất định đối với môi trường bên ngoài, các yếu tố tác động và các loại hoá chất, việc nắm bắt được khả năng đề kháng này vô cùng ý nghĩa đối với quản lý vô trùng và đảm bảo an toàn trong y khoa, lại càng có ý nghĩa hơn trong đánh giá nguy cơ cũng như khả năng lây truyền của HIV.
- HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia cực tím. Virus ở trong một giọt máu để khô ở nhiệt độ phòng có thể sống được từ 2-3 ngày đến 7 ngày.
- Nước javel 10%, alcool 70 độ, các chất tẩy uế ở nhiệt độ cao có thể diệt được virus.
- HIV bất hoạt hoàn toàn ( hơn 100.000 virus sống có thể bị tiêu diệt) ở nhiệt độ phòng thì nghiệm trong 10 phút với Household bleach 10%, Ethanol 50%, Isopropanol 35%, Nonider P40 1%, Lysol 0.5%, Paraformaldehyte 0.5%, Hydrogen peroxide 0.3%, nước oxy già 6%, hypoclorid Na 0.1% giết virus sau 1 giờ. Formol 0.1% trong điều kiện 30 độ C diệt virus sau 48 giờ, hiệu lực được gia tăng khi được thêm Beta propiolacton 1/4000.
- Glutaralaldehyte 0.01% bất hoạt virus sau 1 giờ. Có thể dùng nồng độ 0.15% trong 5 phút để sát trùng dụng cụ trong phòng phẫu thuật.
- Tuy nhiên khi virus xuất hiện trong mẫu máu đông hoặc không đông dính trong cây kim hoặc ống tiêm thì cần tiếp xúc 30 giây với chất tẩy thì mới có thể bất hoạt được.
Lưu ý: Virus không bị bất hoạt ở Tween 20 2.5%
Đun nóng 50 độ C trong 30 phút trong môi trường ẩm ướt hoặc PH=1 và PH=3, HIV cũng bị tiêu diệt. Virus trong chế phẩm máu đông khô bị tiêu diệt ở 68 độ C trong vòng 72 giờ.
3/ HIV có ở đâu trong cơ thể của con người? Sự lây lan như thế nào trong cộng đồng?:
Bệnh nhân AIDS và những người nhiễm HIV là nguồn truyền bệnh duy nhất, HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch âm đạo (các dịch sinh dục nói chung), nước bọt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác trong cơ thể, bên cạnh đó HIV cũng được tìm thấy trong hầu hết các mô của cơ thể.
Câu hỏi được đặt ra là gì? Liệu rằng có phải tiếp xúc với tất cả những bệnh phẩm trên từ người có HIV sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm HIV?
Không phải như vậy, mặc dù có sự phân bố rộng rãi của HIV khắp cơ thể người nhiễm nhưng những nghiên cứu về dịch tễ học và xét nghiệm vi sinh cho thấy rằng nồng độ virus đủ ngưỡng để lây truyền cho người khác chỉ có ở máu, dịch sinh dục, sữa mẹ của người có HIV. Từ đó có 3 con đường chính lan truyền HIV:
- Lây bệnh qua đường tình dục: qua giao hợp đồng giới hay khác giới - cụ thể là từ các tổn thương, trầy xước do quan hệ tình dục và niêm mạc ở bộ phận sinh dục tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục từ đối phương hoặc từ máu chính vết thương của đối phương do quá trình quan hệ tạo ra.
- Lây bệnh qua đường máu: do tiếp máu hay các sản phẩm của máu, do sử dụng các dụng cụ tiêm chích, các dụng cụ y tế can thiệp bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng trước.
- Truyền virus từ mẹ sang con: trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ đã nhiễm HIV thì virus có thể đi qua nhau thai gây nhiễm cho thai nhi từ tuần thứ 21, thậm chí sữa mẹ sau khi sinh có thể làm lây truyền HIV cho trẻ khi tiếp xúc với niêm mạc đường tiêu hoá của trẻ, chính vì lý do này mà các bác sĩ khuyên mẹ có HIV không được cho trẻ bú sữa sau khi sinh.
Tóm lại việc phơi nhiễm với HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nguồn lây (máu, dịch tiết sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ của người có HIV) với ngõ vào cho virus (vết thương hở, niêm mạc bao gồm tất cả các niêm mạc trên cơ thể (mắt, mũi, miệng, âm đạo ở nữ, lỗ tiểu ở nam giới, hậu môn...).
PHẦN 2: ORAL SEX VÀ NGUY CƠ THẬT SỰ.
- Hành vi quan hệ tình dục bằng đường miệng (Oral Sex hay OS) là hành vi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa miệng (của người nhận) và cơ quan sinh dục (của người cho), đây là kiểu quan hệ thường thấy trong quan hệ tình dục cả đồng tính lẫn dị tính, vì rất nhiều người cho rằng nó đem lại rất nhiều khoái cảm.
Như vậy nguy cơ từ Oral Sex là gì?
Khi quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn thường có rất nhiều trường hợp xuất tinh trong (đối với nam) và dịch âm đạo (đối với nữ), những chất dịch này tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, lưỡi... Thậm chí có trường hợp do cọ xát tạo ra những vết thương trong miệng của người nhận và cả bộ phận sinh dục của người cho, do vậy đôi khi sự tiếp xúc này còn là tiếp xúc có máu.
Như vậy xét ở góc độ những kiến thức nêu trên phần "Sự lan truyền HIV trong cộng đồng" thì Oral Sex rõ ràng tạo ra một trường hợp khiến cho dịch sinh dục thậm chí có cả máu (nguồn lây) tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng (ngõ vào cho virus).
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là tỷ lệ lây truyền cho hành vi này là như thế nào?
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về dịch tễ cũng như các bác sĩ chuyên khoa đều đồng ý rằng nguy cơ đến từ việc Oral Sex thấp hơn rất nhiều so với quan hệ qua đường tình dục (dương vật-âm đạo hay dương vật -hậu môn) vì một số lý do sau đây:
- Sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục và khoang miệng tạo ra ít lực ma sát hơn so với các quan hệ như dương vật-âm đạo hay dương vật-hậu môn. Từ đó các tổn thương tạo ra nếu có cũng hạn chế hơn.
- Khoang miệng và đường tiêu hoá có các tuyến như 3 tuyến nước bọt (tuyến nhầy lẫn tuyến nước), các tuyến thực quản, và các tuyển biểu mô dạ dày tiết nhiều các chất dịch như nước bọt, dịch nhầy thực quản, dịch vị,... để làm loãng nguồn lây, gây khó khăn cho việc tiếp xúc giữa nguồn lây và niêm mạc.
PHẦN 3: CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN.
- Có một số ý kiến cho rằng nước bọt ở miệng và dịch tiêu hoá sẽ tiêu diệt hết virus vì thế nên HIV không thể lây truyền qua hành vi OS thậm chí có cả nuốt dịch sinh dục.
- Lại có một số nguồn cho rằng các nhà khoa học khẳng định nước bọt không làm lây nhiễm HIV.
Trước quan điểm trên tôi xin nêu ra một số câu hỏi và dẫn chứng khoa học để làm sáng tỏ và để các bạn được rõ hơn.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản chính thức hay một công bố chính thức của tổ chức Y Tế thế giới về việc nước bọt có khả năng giết chết HIV hay làm bất hoạt chúng, tất cả những kiến thức trên được rút ra từ các báo cáo cho các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, vì thế chúng ta cần phải cân nhắc khi dựa vào những kiến thức ấy mà đánh giá nguy cơ. Quả thật, môi trường acide trong lòng dạ dày, hay trong bàng quang là môi trường không có lợi cho sự phát triển của HIV tuy nhiên không phải vì thế mà khẳng định rằng HIV không thể lây qua hành vi Oral Sex.
- Bên cạnh đó, khoang miệng với niêm mạc miệng, lưỡi cùng niêm mạc ống tiêu hoá (hầu, họng,thực quản và dạ dày...) là những niêm mạc rất mỏng, rất dễ tổn thương (do nhiều bệnh lý khác nhau) thậm chí là tổn thương do thức ăn ma sát gây tạo ra, ngoài ra ống tiêu quá còn dễ viêm loét do các bệnh lý nội khoa (như trào ngược dày thực quản, viêm họng, viêm amidan...) không ai có thể khẳng định với bạn rằng khi OS và nuốt dịch sinh dục thì với diện tích niêm mạc lớn như thế không có vết thương (từ nhỏ đến lớn) để tạo cơ hội cho HIV xâm nhập vào tuần hoàn.
- Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: nếu thừa nhận việc Dịch tiêu hoá và nước bọt có khả năng làm bất hoạt HIV thì bạn có thể trả lời chính xác rằng với bao nhiêu lượng nước bọt, dịch tiêu hoá mới có thể làm bất hoạt hết tất cả virus có trong dịch sinh dục khi ta nuốt vào, và phải cần thời gian bao lâu mới có thể bất hoạt đến mức không làm lây nhiễm được. Và liệu rằng trong thời gian chưa bất hoạt hết virus trong dịch sinh dục không ai có thể đảm bảo với bạn rằng chúng không tiếp xúc với niêm mạc và các vết thương trên niêm mạc dẫn đến tình trạng phơi nhiễm.
- Có một số ý kiến khẳng định HIV không lây truyền qua đường tiêu hoá: câu hỏi được đặt ra là vì sao các bác sĩ lại cai sữa cho trẻ khi mẹ nhiễm HIV trong khi uống sữa chỉ đơn thuần là tiếp xúc với nguồn lây qua đường tiêu hoá - vì không ai đảm bảo rằng trong niêm mạc đường tiêu hoá của bé không có tổn thương dẫn đến tạo ngõ vào cho virus.
- Khái quát hơn về giải phẫu cơ thể con người, ống tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, như vậy hậu môn cũng là một phần của đường tiêu hoá, vậy tại sao quan hệ qua hậu môn(hay còn gọi là Anal Sex) thì khả năng lây nhiễm HIV lại cao hơn bằng đường miệng? Bởi lẽ quan hệ qua hậu môn dễ tạo ra những vết thương, chảy máu niêm mạc hậu môn hơn là ở miệng? Hệ thống mạch máu và bạch huyết tại hậu môn cũng phong phú, dày đặc hơn, đường kính hậu môn nhỏ miệng rất nhiều, lại không có nhiều tuyến bôi trơn nên lực ma sát khi quan hệ hậu môn lớn hơn nhiều so với quan hệ đường miệng.
Chúng ta cần hiểu rõ rằng HIV không lây qua tiếp xúc nước bọt vì trong nước bọt có HIV nhưng với nồng độ không đủ (số lượng virus rất ít) để lây nhiễm chứ hoàn toàn không phải vì nước bọt có khả năng tiêu diệt HIV.
Cuối cùng, việc đánh giá tỷ lệ lây nhiễm cho trường hợp Oral Sex gặp rất nhiều khó khăn về mặt thống kê, bởi lẽ thông thường các cuộc quan hệ không chỉ dừng lại ở Oral Sex mà còn tiến xa hơn với các hành vi khác, chính vì thế các số liệu được đưa ra cho tỷ lệ lây truyền qua Oral Sex (0.005%,...0.01%,.... 0.065%) chỉ là con số thu được từ các thăm dò trên một quần thể lớn, và có tính tham khảo.
PHẦN 4: TIẾP CẬN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỚI NGUY CƠ.
1/ Tổng kết vấn đề:
Như toàn bộ trình bày phía trên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Oral Sex là một nguy cơ rất thấp với HIV, nhưng tất cả các nhà khoa học đều đánh giá rằng đây là một nguy cơ thực sự.
2/ Nên hay không nên sử dụng thuốc phơi nhiễm:
Đối với bác sĩ, những người làm công tác khám chữa bệnh thì việc cân nhắc giữa có hay không cho phép bệnh nhân(những người có nguy cơ) tiếp cận phác đồ dự phòng phơi nhiễm hay còn gọi là (PEP) là một công tác cực kỳ quan trọng. Tuyệt nhiên không thể để sự chủ quan của mình (đây là nguy cơ rất thấp) mà không trung thực với bệnh nhân, và phải giúp bệnh nhân có hướng xử lý tốt nhất, an toàn nhất. Và xin nhắc nhở các bạn một điều rằng chỉ có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, đã được đào tạo, tập huấn về công tác phòng chống HIV/AIDS mới được pháp luật cho phép chỉ định phác đồ dự phòng phơi nhiễm cho bệnh nhân, các cá nhân, tổ chức khác không được phép làm điều này.
PHẦN 5: NÓI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ, CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN HIV KHÁC.
1/Dành cho người có nguy cơ với HIV:
Các bạn, những người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV cần thực sự bình tĩnh để tìm và có được những nguồn thông tin chính thống, đúng với khoa học và quy định của Pháp Luật hiện hành để tránh mắc phải những thông tin sai, thiếu khoa học mà có hại cho chính sức khỏe của bản thân mình.
Các bạn cần phải biết người tư vấn cho mình là ai, có trình độ như thế nào, có được pháp luật công nhận (từ tư vấn đến chỉ định thuốc, cung cấp thuốc), những giấy chứng nhận đào tạo, tham vấn có đúng với quy định và có còn thời gian hiệu lực hay không? (Vì dịch tễ, thuốc, HIV, truyền nhiễm là những kiến thức đổi mới hằng ngày, cần phải được cập nhật và được tập huấn bổ sung).
2/Dành cho những cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tư vấn HIV/AIDS.
- Các bạn cần cập nhật kiến thức mới liên tục, cần hiểu rõ những tác hại từ việc tư vấn sai cho cộng đồng.
- Các bạn phải thực hiện đúng các quy định của nghành Y Tế, của Pháp Luật trong công tác tư vấn, chỉ khi là người có quyền và đầy đủ năng lực, giấy phép của nghành mới được phép chỉ định thuốc, kinh doanh thuốc hay tư vấn điều trị cho cộng đồng.
....còn tiếp...
- 8
- Show all