08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

ĐÁNH GIÁ HÀNH VI OS KHÔNG CÓ NGUY CƠ HIV LÀ SAI LẦM

Tình nguyện viên 4

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.





Kính thưa các bác sĩ, các quản trị viên cùng các thành viên thân mến!
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến trái chiều trước việc phân tích các nguy cơ lây nhiễm HIV thông qua hành vi tình dục bằng đường miệng (hay còn được gọi là Oral Sex/OS). Hôm nay tôi xin phép được viết bài này với mục đích cho các bạn hiểu một cách khoa học nhất, cũng như hướng tiếp cận và giải quyết các luồng thông tin khác nhau.
Phần 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV.
1/ Giới thiệu về HIV:
Chưa có bệnh nhiễm trùng nào xảy ra trong thập kỷ qua đã làm cho giới y sinh học và công chúng đặc biệt quan tâm như hội chứng "suy giảm miễn dịch mắc phải- tiếng Anh (acquired immunodeficiency syndrome hay viết tắt là AIDS) tiếng Pháp (Le syndrome de l ' immunodéficience acquise hay viết tắt là SIDA).
Năm 1986, tổ chức Y Tế thế giới đã thống nhất tên gọi virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người là HIV (Human Immunodeficiency Virus), HIV không dẫn đến việc chuyển dạng tế bào mà chỉ làm chết tế bào.
2/ Khả năng đề kháng của HIV:
Cũng như tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất, HIV có khả năng đề kháng nhất định đối với môi trường bên ngoài, các yếu tố tác động và các loại hoá chất, việc nắm bắt được khả năng đề kháng này vô cùng ý nghĩa đối với quản lý vô trùng và đảm bảo an toàn trong y khoa, lại càng có ý nghĩa hơn trong đánh giá nguy cơ cũng như khả năng lây truyền của HIV.
- HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia cực tím. Virus ở trong một giọt máu để khô ở nhiệt độ phòng có thể sống được từ 2-3 ngày đến 7 ngày.
- Nước javel 10%, alcool 70 độ, các chất tẩy uế ở nhiệt độ cao có thể diệt được virus.
- HIV bất hoạt hoàn toàn ( hơn 100.000 virus sống có thể bị tiêu diệt) ở nhiệt độ phòng thì nghiệm trong 10 phút với Household bleach 10%, Ethanol 50%, Isopropanol 35%, Nonider P40 1%, Lysol 0.5%, Paraformaldehyte 0.5%, Hydrogen peroxide 0.3%, nước oxy già 6%, hypoclorid Na 0.1% giết virus sau 1 giờ. Formol 0.1% trong điều kiện 30 độ C diệt virus sau 48 giờ, hiệu lực được gia tăng khi được thêm Beta propiolacton 1/4000.
- Glutaralaldehyte 0.01% bất hoạt virus sau 1 giờ. Có thể dùng nồng độ 0.15% trong 5 phút để sát trùng dụng cụ trong phòng phẫu thuật.
- Tuy nhiên khi virus xuất hiện trong mẫu máu đông hoặc không đông dính trong cây kim hoặc ống tiêm thì cần tiếp xúc 30 giây với chất tẩy thì mới có thể bất hoạt được.
Lưu ý: Virus không bị bất hoạt ở Tween 20 2.5%
Đun nóng 50 độ C trong 30 phút trong môi trường ẩm ướt hoặc PH=1 và PH=3, HIV cũng bị tiêu diệt. Virus trong chế phẩm máu đông khô bị tiêu diệt ở 68 độ C trong vòng 72 giờ.
3/ HIV có ở đâu trong cơ thể của con người? Sự lây lan như thế nào trong cộng đồng?:
Bệnh nhân AIDS và những người nhiễm HIV là nguồn truyền bệnh duy nhất, HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch âm đạo (các dịch sinh dục nói chung), nước bọt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác trong cơ thể, bên cạnh đó HIV cũng được tìm thấy trong hầu hết các mô của cơ thể.
Câu hỏi được đặt ra là gì? Liệu rằng có phải tiếp xúc với tất cả những bệnh phẩm trên từ người có HIV sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm HIV?
Không phải như vậy, mặc dù có sự phân bố rộng rãi của HIV khắp cơ thể người nhiễm nhưng những nghiên cứu về dịch tễ học và xét nghiệm vi sinh cho thấy rằng nồng độ virus đủ ngưỡng để lây truyền cho người khác chỉ có ở máu, dịch sinh dục, sữa mẹ của người có HIV. Từ đó có 3 con đường chính lan truyền HIV:
- Lây bệnh qua đường tình dục: qua giao hợp đồng giới hay khác giới - cụ thể là từ các tổn thương, trầy xước do quan hệ tình dục và niêm mạc ở bộ phận sinh dục tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục từ đối phương hoặc từ máu chính vết thương của đối phương do quá trình quan hệ tạo ra.
- Lây bệnh qua đường máu: do tiếp máu hay các sản phẩm của máu, do sử dụng các dụng cụ tiêm chích, các dụng cụ y tế can thiệp bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng trước.
- Truyền virus từ mẹ sang con: trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ đã nhiễm HIV thì virus có thể đi qua nhau thai gây nhiễm cho thai nhi từ tuần thứ 21, thậm chí sữa mẹ sau khi sinh có thể làm lây truyền HIV cho trẻ khi tiếp xúc với niêm mạc đường tiêu hoá của trẻ, chính vì lý do này mà các bác sĩ khuyên mẹ có HIV không được cho trẻ bú sữa sau khi sinh.
Tóm lại việc phơi nhiễm với HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nguồn lây (máu, dịch tiết sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ của người có HIV) với ngõ vào cho virus (vết thương hở, niêm mạc bao gồm tất cả các niêm mạc trên cơ thể (mắt, mũi, miệng, âm đạo ở nữ, lỗ tiểu ở nam giới, hậu môn...).
PHẦN 2: ORAL SEX VÀ NGUY CƠ THẬT SỰ.
- Hành vi quan hệ tình dục bằng đường miệng (Oral Sex hay OS) là hành vi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa miệng (của người nhận) và cơ quan sinh dục (của người cho), đây là kiểu quan hệ thường thấy trong quan hệ tình dục cả đồng tính lẫn dị tính, vì rất nhiều người cho rằng nó đem lại rất nhiều khoái cảm.
Như vậy nguy cơ từ Oral Sex là gì?
Khi quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn thường có rất nhiều trường hợp xuất tinh trong (đối với nam) và dịch âm đạo (đối với nữ), những chất dịch này tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, lưỡi... Thậm chí có trường hợp do cọ xát tạo ra những vết thương trong miệng của người nhận và cả bộ phận sinh dục của người cho, do vậy đôi khi sự tiếp xúc này còn là tiếp xúc có máu.
Như vậy xét ở góc độ những kiến thức nêu trên phần "Sự lan truyền HIV trong cộng đồng" thì Oral Sex rõ ràng tạo ra một trường hợp khiến cho dịch sinh dục thậm chí có cả máu (nguồn lây) tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng (ngõ vào cho virus).
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là tỷ lệ lây truyền cho hành vi này là như thế nào?
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về dịch tễ cũng như các bác sĩ chuyên khoa đều đồng ý rằng nguy cơ đến từ việc Oral Sex thấp hơn rất nhiều so với quan hệ qua đường tình dục (dương vật-âm đạo hay dương vật -hậu môn) vì một số lý do sau đây:
- Sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục và khoang miệng tạo ra ít lực ma sát hơn so với các quan hệ như dương vật-âm đạo hay dương vật-hậu môn. Từ đó các tổn thương tạo ra nếu có cũng hạn chế hơn.
- Khoang miệng và đường tiêu hoá có các tuyến như 3 tuyến nước bọt (tuyến nhầy lẫn tuyến nước), các tuyến thực quản, và các tuyển biểu mô dạ dày tiết nhiều các chất dịch như nước bọt, dịch nhầy thực quản, dịch vị,... để làm loãng nguồn lây, gây khó khăn cho việc tiếp xúc giữa nguồn lây và niêm mạc.
PHẦN 3: CÁC Ý KIẾN PHẢN BIỆN.
- Có một số ý kiến cho rằng nước bọt ở miệng và dịch tiêu hoá sẽ tiêu diệt hết virus vì thế nên HIV không thể lây truyền qua hành vi OS thậm chí có cả nuốt dịch sinh dục.
- Lại có một số nguồn cho rằng các nhà khoa học khẳng định nước bọt không làm lây nhiễm HIV.
Trước quan điểm trên tôi xin nêu ra một số câu hỏi và dẫn chứng khoa học để làm sáng tỏ và để các bạn được rõ hơn.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản chính thức hay một công bố chính thức của tổ chức Y Tế thế giới về việc nước bọt có khả năng giết chết HIV hay làm bất hoạt chúng, tất cả những kiến thức trên được rút ra từ các báo cáo cho các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, vì thế chúng ta cần phải cân nhắc khi dựa vào những kiến thức ấy mà đánh giá nguy cơ. Quả thật, môi trường acide trong lòng dạ dày, hay trong bàng quang là môi trường không có lợi cho sự phát triển của HIV tuy nhiên không phải vì thế mà khẳng định rằng HIV không thể lây qua hành vi Oral Sex.
- Bên cạnh đó, khoang miệng với niêm mạc miệng, lưỡi cùng niêm mạc ống tiêu hoá (hầu, họng,thực quản và dạ dày...) là những niêm mạc rất mỏng, rất dễ tổn thương (do nhiều bệnh lý khác nhau) thậm chí là tổn thương do thức ăn ma sát gây tạo ra, ngoài ra ống tiêu quá còn dễ viêm loét do các bệnh lý nội khoa (như trào ngược dày thực quản, viêm họng, viêm amidan...) không ai có thể khẳng định với bạn rằng khi OS và nuốt dịch sinh dục thì với diện tích niêm mạc lớn như thế không có vết thương (từ nhỏ đến lớn) để tạo cơ hội cho HIV xâm nhập vào tuần hoàn.
- Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: nếu thừa nhận việc Dịch tiêu hoá và nước bọt có khả năng làm bất hoạt HIV thì bạn có thể trả lời chính xác rằng với bao nhiêu lượng nước bọt, dịch tiêu hoá mới có thể làm bất hoạt hết tất cả virus có trong dịch sinh dục khi ta nuốt vào, và phải cần thời gian bao lâu mới có thể bất hoạt đến mức không làm lây nhiễm được. Và liệu rằng trong thời gian chưa bất hoạt hết virus trong dịch sinh dục không ai có thể đảm bảo với bạn rằng chúng không tiếp xúc với niêm mạc và các vết thương trên niêm mạc dẫn đến tình trạng phơi nhiễm.
- Có một số ý kiến khẳng định HIV không lây truyền qua đường tiêu hoá: câu hỏi được đặt ra là vì sao các bác sĩ lại cai sữa cho trẻ khi mẹ nhiễm HIV trong khi uống sữa chỉ đơn thuần là tiếp xúc với nguồn lây qua đường tiêu hoá - vì không ai đảm bảo rằng trong niêm mạc đường tiêu hoá của bé không có tổn thương dẫn đến tạo ngõ vào cho virus.
- Khái quát hơn về giải phẫu cơ thể con người, ống tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, như vậy hậu môn cũng là một phần của đường tiêu hoá, vậy tại sao quan hệ qua hậu môn(hay còn gọi là Anal Sex) thì khả năng lây nhiễm HIV lại cao hơn bằng đường miệng? Bởi lẽ quan hệ qua hậu môn dễ tạo ra những vết thương, chảy máu niêm mạc hậu môn hơn là ở miệng? Hệ thống mạch máu và bạch huyết tại hậu môn cũng phong phú, dày đặc hơn, đường kính hậu môn nhỏ miệng rất nhiều, lại không có nhiều tuyến bôi trơn nên lực ma sát khi quan hệ hậu môn lớn hơn nhiều so với quan hệ đường miệng.
Chúng ta cần hiểu rõ rằng HIV không lây qua tiếp xúc nước bọt vì trong nước bọt có HIV nhưng với nồng độ không đủ (số lượng virus rất ít) để lây nhiễm chứ hoàn toàn không phải vì nước bọt có khả năng tiêu diệt HIV.
Cuối cùng, việc đánh giá tỷ lệ lây nhiễm cho trường hợp Oral Sex gặp rất nhiều khó khăn về mặt thống kê, bởi lẽ thông thường các cuộc quan hệ không chỉ dừng lại ở Oral Sex mà còn tiến xa hơn với các hành vi khác, chính vì thế các số liệu được đưa ra cho tỷ lệ lây truyền qua Oral Sex (0.005%,...0.01%,.... 0.065%) chỉ là con số thu được từ các thăm dò trên một quần thể lớn, và có tính tham khảo.
PHẦN 4: TIẾP CẬN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỚI NGUY CƠ.
1/ Tổng kết vấn đề:
Như toàn bộ trình bày phía trên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Oral Sex là một nguy cơ rất thấp với HIV, nhưng tất cả các nhà khoa học đều đánh giá rằng đây là một nguy cơ thực sự.
2/ Nên hay không nên sử dụng thuốc phơi nhiễm:
Đối với bác sĩ, những người làm công tác khám chữa bệnh thì việc cân nhắc giữa có hay không cho phép bệnh nhân(những người có nguy cơ) tiếp cận phác đồ dự phòng phơi nhiễm hay còn gọi là (PEP) là một công tác cực kỳ quan trọng. Tuyệt nhiên không thể để sự chủ quan của mình (đây là nguy cơ rất thấp) mà không trung thực với bệnh nhân, và phải giúp bệnh nhân có hướng xử lý tốt nhất, an toàn nhất. Và xin nhắc nhở các bạn một điều rằng chỉ có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, đã được đào tạo, tập huấn về công tác phòng chống HIV/AIDS mới được pháp luật cho phép chỉ định phác đồ dự phòng phơi nhiễm cho bệnh nhân, các cá nhân, tổ chức khác không được phép làm điều này.
PHẦN 5: NÓI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ, CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN HIV KHÁC.
1/Dành cho người có nguy cơ với HIV:
Các bạn, những người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV cần thực sự bình tĩnh để tìm và có được những nguồn thông tin chính thống, đúng với khoa học và quy định của Pháp Luật hiện hành để tránh mắc phải những thông tin sai, thiếu khoa học mà có hại cho chính sức khỏe của bản thân mình.
Các bạn cần phải biết người tư vấn cho mình là ai, có trình độ như thế nào, có được pháp luật công nhận (từ tư vấn đến chỉ định thuốc, cung cấp thuốc), những giấy chứng nhận đào tạo, tham vấn có đúng với quy định và có còn thời gian hiệu lực hay không? (Vì dịch tễ, thuốc, HIV, truyền nhiễm là những kiến thức đổi mới hằng ngày, cần phải được cập nhật và được tập huấn bổ sung).
2/Dành cho những cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tư vấn HIV/AIDS.
- Các bạn cần cập nhật kiến thức mới liên tục, cần hiểu rõ những tác hại từ việc tư vấn sai cho cộng đồng.
- Các bạn phải thực hiện đúng các quy định của nghành Y Tế, của Pháp Luật trong công tác tư vấn, chỉ khi là người có quyền và đầy đủ năng lực, giấy phép của nghành mới được phép chỉ định thuốc, kinh doanh thuốc hay tư vấn điều trị cho cộng đồng.
....còn tiếp...
 

Tích Kỳ

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
OS có xuất tinh trực tiếp vào miệng nhưng được tư vấn là không có nguy cơ, an toàn 100% với HIV, tư vấn như này thì hại người rồi. (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không có ý bôi bác, chỉ trích, lôi kéo và tên cũng như các thông tin của cá nhân liên quan được làm mờ theo đúng quy định của pháp luật)




 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Tình nguyện viên 4

Tình nguyện viên 4

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Cảm ơn bạn @Tích Kỳ đã đóng góp thêm tư liệu cho diễn đàn.
Đây là bài viết công khai nên kính mời các bạn, các đồng nghiệp, các cá nhân có kiến thức nếu có ý kiến hay tư liệu muốn góp ý thì cứ thẳng thắng góp ý với mục đích xây dựng.
 

Huỳnh Tín

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Có nhiều người tư vấn hành vi OS là an toàn bất kể là người nhận hay cho, có tổn thương hay không... người ta căn cứ vào "chưa có trường hợp nào ghi nhận lây nhiễm qua hành vi này". Tuy nhiên, chưa ghi nhận chứ không phải không có, người nào tư vấn như vậy là không chính xác sẽ làm nguy hại cho cộng đồng. Với hành vi Oral sex theo tài liệu thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đây là hành vi có nguy cơ nhưng thấp, xác suất lây nhiễm vào khoảng 0,005%/1 lần quan hệ với người đã nhiễm HIV.
Khi có nguy cơ cần tư vấn, các bạn nên bình tĩnh liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc diễn đàn của các bác sĩ, tránh hỏi lung tung trên mạng vì hiện nay có nhiều diễn đàn tư vấn bừa, tư vấn không có cơ sở khoa học.
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Bác sĩ là chuyên khoa về truyền nhiễm với hơn 16 năm chuyên trách HIV khi xem những thông tin các bạn ấy tư vấn, chia sẻ cho thành viên mà cảm thấy lo và thương cho những bạn thành viên đó không được tư vấn một cách khoa học, từ đó không được xử trí dự phòng phơi nhiễm nên khả năng có thể bị nhiễm HIV cả đời, không những khổ cho bản thân bạn đó mà còn ảnh hưởng đến gia đình và tăng số người nhiễm HIV trong cộng đồng. Không một bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nào dám dùng từ "không sao" khi tư vấn những trường hợp như thế này: "OS có ngậm và nuốt tinh dịch của người nhiễm HIV". Bác sĩ khuyên các bạn nên sáng suốt khi xem thông tin trên mạng. Bác sĩ khẳng định OS là hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp nhưng là một nguy cơ thật sự. Theo quyết định 3047 của Bộ y tế, khi phơi nhiễm với nước bọt có lẫn máu thì có nguy cơ và có chỉ định dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV, nếu nước bọt không lẫn máu thì không có chỉ định dự phòng. Nhưng vấn đề là làm sao biết được trong miệng người ta có viêm nhiễm, trầy xước hay chảy máu chân răng hòa vào nước bọt khi OS cho mình hay không. Vì vậy, tất cả các trường hợp OS khi đều có chỉ định dùng thuốc phơi nhiễm để đảm bảo an toàn cho người có hành vi này.

Còn theo tài liệu tập huấn dành cho giảng viên để đào tạo nhân viên tiếp cận cộng đồng này ở trang 136 nói về cấp độ giảm nguy cơ trong quan hệ tình dục thì quan hệ tình dục bằng miệng - dương vật được xếp vào nhóm NGUY CƠ THẤP và nếu như có tinh dịch tiếp xúc vào niêm mạc miệng bị trầy xước vẫn có khả năng lây nhiễm HIV và STDs khác.





Cảm ơn Hoàng Thịnh đã có bài viết là chủ đề nhiều bạn đang quan tâm hiện nay.
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Tình nguyện viên 4

Tình nguyện viên 4

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
HIV CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ KHÔNG?
Như một số dẫn chứng bên trên, có một vài cá nhân, tổ chức tư vấn cho cộng đồng rằng vì "HIV KHÔNG LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ" nên kéo theo luận điểm "OS LÀ KHÔNG CÓ NGUY CƠ".
Đúng như thế các bạn ạ, sau những lý thuyết kết hợp cùng thực tiễn các chuyên gia rút ra được rằng HIV không lây qua đường tiêu hoá, nhưng chúng ta phải thật sáng suốt để hiểu hết ý nghĩa của đúc kết này!
Việc dùng chung thức ăn, muỗng đũa, chén dĩa hay rộng hơn là ăn phải thức ăn có lẫn nước bọt (nước bọt là một trong các dịch tiêu hoá) của người có HIV không dẫn đến tình trạng phơi nhiễm HIV. Giải thích cho việc này trên nền cơ sở khoa học là HIV được phân lập từ nước bọt nói riêng và các dịch tiêu hoá nói chung với nồng độ cực kỳ thấp, không thể đạt đến ngưỡng lây nhiễm được. Chính vì thế mới nói HIV không lây qua đường tiêu hoá (khác với một số vi sinh khác như xoắn khuẩn dạ dày H.pylori hay virus HAV gây nên bệnh lý Viêm Gan Siêu Vi A có thể lây qua đường tiêu hoá thông qua việc dùng chung thức ăn, nước chấm, chén dĩa... hoặc ăn phải thức ăn có nhiễm phân người bệnh...). Như vậy việc nói HIV không lây qua đường tiêu hoá chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc với các dịch tiêu hoá (chỉ dịch tiêu hoá đơn thuần) của người có HIV mà thôi. Nếu có lẫn các chất dịch khác như máu, dịch sinh dục...(các dịch chứa nồng độ virus cao) thì câu nói trên hoàn toàn cần phải xem xét lại.
Chính vì thế các bạn cần tìm những nguồn thông tin đúng đắn có khoa học, phải hiểu từng khía cạnh của vấn đề, của một kết luận khoa học thì mới có thể bảo vệ được bản thân của mình!
Nhắn nhủ thêm với các diễn đàn có cùng chung chí hướng là giúp đỡ cộng đồng rằng các bạn muốn tư vấn cho mọi người thì nên nắm vững kiến thức, hiểu đúng định nghĩa, cơ chế truyền bệnh mới được. Nếu chỉ hiểu một phần mà đã vội khẳng định 100% là hại cộng đồng, hại những người chưa có nhiều kiến thức.
Người ta vẫn có câu "một nửa ổ bánh mỳ vẫn là ổ bánh mỳ nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật".
 

hoang_nam

Khách hàng Phòng khám & Xét nghiệm
Thành viên Ưu tiên
Vâng bác sĩ Bình nói rất đúng, theo tôi chính vì sự thiếu hiểu biết, thiếu chuyên môn mà vô hình dung họ đã làm cho rất nhiều bạn có nguy cơ về hành vi OS không còn cơ hội mà đáng lẽ ra các bạn ấy có thể xỉ trí bằng cách uống thuốc dự phòng phơi nhiễm, thật đáng buồn và thật đáng tiếc!!!
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Vâng bác sĩ Bình nói rất đúng, theo tôi chính vì sự thiếu hiểu biết, thiếu chuyên môn mà vô hình dung họ đã làm cho rất nhiều bạn có nguy cơ về hành vi OS không còn cơ hội mà đáng lẽ ra các bạn ấy có thể xỉ trí bằng cách uống thuốc dự phòng phơi nhiễm, thật đáng buồn và thật đáng tiếc!!!
Bác sĩ đi học các thầy cô thường nói vui: "thiếu hiểu biết cộng với nhiệt tình thì bằng phá hoại" do đó, các bạn cần lưu ý là nếu mình đưa thông tin sai đến với cộng đồng một cách nhiệt tình thì chẳng những không giúp ít gì cho họ mà còn làm cho kiến thức họ bị sai lệch. Người trước nói sai, người sau không biết nói theo, cứ thế có nhiều người nói sai giống nhau thì cứ tưởng là kiến thức đó đúng, cuối cùng thì thành ra sai có hệ thống. Đây là điều rất tai hại cho cộng đồng. Bác sĩ vừa tập huấn cập nhật kiến thức về HIV năm 2016 do các thầy cô HAIVN giảng dạy dành cho bác sĩ thì nguy cơ lây HIV qua OS vẫn là 0,005% đối với người cho và 0,01% đối với người nhận. Đó là con số nghiên cứu của CDC. Như vậy, chẳng lẽ các thầy dạy cho bác sĩ sai hay CDC nghiên cứu sai? Câu trả lời là: nghiên cứu đều dựa trên thực tế và khoa học. Chỉ có con người hiểu sai mà thôi.



 

Tiểu Phàm

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Dạ, em hoàn toàn đồng ý vì Bác Hồ cũng nói " nhiệt tình cộng với dốt nát thì bằng phá hoại"
Nhưng có 1 vấn đề em nghĩ rằng ở đây có một số bạn rất nhiệt tình giúp đỡ tuy nhiên thượng bất chính thì hạ tắc loạn, người đưa ra kiến thức sai lệch cũng từ 1 nguồn ban đầu sai lệch mà ra rồi từ đây kiến thức sai lệch cứ nhân lên tạo ra sai lệch trong kiến thức làm mọi người hoàn toàn không thể tự bảo vệ mình và người thân vì không biết mình đã có nguy cơ.
Một lời khuyên chân thành: Đừng chết vì thiếu hiểu biết!
 

Manhhungnb95

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
VÌ chúng e khi được OS đều không rõ tình trạng của người đó ntn, người đó có bị HIV hay không nên rất hoang mang và khó xử trí đc. Điều e và mọi người quan tâm ở đây là, nếu như có tiếp xúc với nguồn lây qua hành vi OS, người đó có bị HIV thực sự thì khả năng bị phơi nhiễm HIV có cao k? Cho dù % bị là bao nhiêu đi nữa thì sau đó chúng ta đều đối mặt với 2 trường hợp "bị" hoặc "không bị", cũng 50/50 mà k ai dám chắc được. Bác sĩ tư vấn cho e và mọi người xem thời điểm nào xét nghiệm là chính xác nhất sau hành vi nguy cơ, và khi nào thì kết quả xét nghiệm đó được coi là an toàn và k lật kèo sau này. E cảm ơn ạ!
 

songvuive

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
e đã đọc các thông tin trên của BQT và e có muốn hỏi là hành vi cho tay có vết xước, vết cắt là hoàng toàn không có nguy cơ đúng không a
 

Tiểu Phàm

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
e đã đọc các thông tin trên của BQT và e có muốn hỏi là hành vi cho tay có vết xước, vết cắt là hoàng toàn không có nguy cơ đúng không a
Bạn nên tạo topic riêng để hỏi trong mục tư vấn. Đây không phải là topic tư vấn nhe bạn, chỉ thảo luận về nội dung chủ topic đưa ra thôi. Bạn vào mục tư vấn đặt câu hỏi rõ ràng hơn nhé chúng tôi không phỏng đoán để trả lời bạn à! NHẤP VÀO ĐÂY ĐẶT CÂU HỎI
 

xintuvan789

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
E đòng ý với ý kiến này, tụi bạn e đi OS vô nhiệt đới bác sĩ cũng tư vấn là có nguy cơ thấp và cho toa uống phơi nhiễm, ko có nguy cơ thì bs cho uống làm gì. bs nhiệt đới cũng chuyên khoa nhiễm như bs bình, em tin bs nhất, xem hìh trích dẫn phía trên là bít của dd nào rồi, tư vấn liều mạng và bảo thủ. nếu tư vấn sai thì banned và xóa topic thàh viên, luôn, bảo 100% an toàn mà cúi cùng xn ra dương tính. e xem bít được từ nick bạn Anh Khoa. các bạn nên cảh giác với sự tư vấn bừa của họ mà ảnh hường sức khỏe của mìh. các bạn xem đi: http://tuvanhiv.vn/threads/test-HIV-duong-tinh-test-lai-am-tinh-roi-3pp-duong.8673/
bạn ấy nói:
Do được 1 diễn đàn khác tư vấn e hoà toan 100% âm tính, nhưng do ko an tầm nay e có kest quả Bị, cả chục bạn nhảy vào kích ban quản trị đó do thiếu thồn tin mà dám khẳng định 100% cho người ta tin tưởng rồi sau đó xoá tài khoản và xoá hết mọi thứ, e đã lâp tài khoản khác để nói lên suy nghĩ và lập tức bị khoá và xoá nick ngay,
E không tiện gọi cho bác sĩ do vấn đề.
 

Manhhungnb95

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
E đòng ý với ý kiến này, tụi bạn e đi OS vô nhiệt đới bác sĩ cũng tư vấn là có nguy cơ thấp và cho toa uống phơi nhiễm, ko có nguy cơ thì bs cho uống làm gì. bs nhiệt đới cũng chuyên khoa nhiễm như bs bình, em tin bs nhất, xem hìh trích dẫn phía trên là bít của dd nào rồi, tư vấn liều mạng và bảo thủ. nếu tư vấn sai thì banned và xóa topic thàh viên, luôn, bảo 100% an toàn mà cúi cùng xn ra dương tính. e xem bít được từ nick bạn Anh Khoa. các bạn nên cảh giác với sự tư vấn bừa của họ mà ảnh hường sức khỏe của mìh. các bạn xem đi: http://tuvanhiv.vn/threads/test-HIV-duong-tinh-test-lai-am-tinh-roi-3pp-duong.8673/
bạn ấy nói:
Do được 1 diễn đàn khác tư vấn e hoà toan 100% âm tính, nhưng do ko an tầm nay e có kest quả Bị, cả chục bạn nhảy vào kích ban quản trị đó do thiếu thồn tin mà dám khẳng định 100% cho người ta tin tưởng rồi sau đó xoá tài khoản và xoá hết mọi thứ, e đã lâp tài khoản khác để nói lên suy nghĩ và lập tức bị khoá và xoá nick ngay,
E không tiện gọi cho bác sĩ do vấn đề.
Ý của bạn là bạn Anh Khoa kia qua diễn đàn khác được tư vấn 100% AT nhưng sau lật kèo à bạn?
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Ý của bạn là bạn Anh Khoa kia qua diễn đàn khác được tư vấn 100% AT nhưng sau lật kèo à bạn?
Bạn Anh Khoa có gọi điện cho bác sĩ và gửi kết quả HIV dương tính đã khẳng định 3 phương pháp. Bạn ấy có trình bày việc được 1 diễn đàn nào đó tư vấn là an toàn 100% làm cho bạn ấy có hy vọng nhưng cuối cùng ra dương tính làm bạn ấy sốc nặng hơn. Bạn ấy có quay lại diễn đàn đó lên comment thì bị banned và xóa topic đi, khi tạo nick khác cũng bị banned và không cho nói gì. Trong khi đó, topic của bạn ấy trên diễn đàn mình được tư vấn là cần chuẩn bị tâm lý trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra nếu trước đó có hành vi nguy cơ và cuối cùng kết quả dương tính. Hiện tại, bạn ấy đang điều trị ARV. Bác sĩ chỉ khuyên các bạn nên biết chọn thông tin nào chính thống để xem và tư vấn cho sát thực nhất. Còn quyền tham gia diễn đàn nào là do các bạn quyết định. Bác sĩ chỉ khuyên như thế chứ không muốn chỉ trích ai cả.

Đây là topic của bạn ấy:
Test HIV dương tính test lại âm tính rồi 3pp dương

 

Cử nhân Phong

Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS Hùng Vương
Ban Quản Trị
Phòng khám Xét nghiệm Y khoa
Với cách tư vấn trong hình ảnh trên thì thật là phản khoa học, gây hại không nhỏ cho cộng đồng nếu họ nghe theo, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người vì không được tư vấn xử trí phơi nhiễm đúng cách. Riêng trường hợp bạn Anh khoa nếu nghe theo cách tư vấn an toàn 100% của diễn đàn nào đó rồi về quan hệ tình dục thoải mái với vợ hoặc người yêu thì có phải hại thêm người khác bị nhiễm không, thật là nguy hiểm.
thế nên, mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, tư vấn theo chuyên môn và khoa học, cùng nhau góp sức vì sức khỏe cho người thân, bạn bè mỗi chúng ta và cho cộng đồng.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top