08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
I. CHẨN ĐOÁN
1.1. Chẩn đoán nhiễm HIV
- Mẫu huyết thanh của một người lớn và trẻ em trên 18 tháng được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng nguyên khác nhau. Đối với trẻ < 18 tháng chẩn đoán dựa vào PCR DNA hoặc PCR RNA (đối với trẻ bú mẹ nên làm xét nghiệm sau khi trẻ ngưng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần).
- Chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm HIV của những phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép.
- Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV được chia thành 4 giai đoạn.
I.2. Chẩn đoán AIDS
I.2.1. Người lớn:
- Lâm sàng: nhiễm HIV có biểu hiện lâm sàng giai đoạn IV.
- Hoặc xét nghiệm: số lượng tế bào CD4 < 200 tế bào/mm[SUP]3[/SUP].
I.2.1. Trẻ em:
- Lâm sàng: nhiễm HIV có biểu hiện lâm sàng giai đoạn IV.
- Hoặc xét nghiệm: số lượng tế bào CD4 ở mức suy giảm nặng theo lứa tuổi.

II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Theo dõi:
- Người bệnh chưa điều trị ARV: có thể dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4 để sắp xếp lịch tái khám phù hợp.
+ GĐLS 1, 2 và CD4 > 350 /mm[SUP]3[/SUP]: hẹn tái khám 1 - 3 tháng/lần và khi có biểu hiện bất thường.
+ Sàng lọc lao, thăm khám lâm sàng, đánh giá giai đoạn nhiễm HIV.
+ Xét nghiệm:
à CD4, công thức máu mỗi 6 tháng.
à HBsAg, antiHCV, VDRL/RPR.
à BK/đàm, X quang phổi và các xét nghiệm khác nếu có chỉ định.
+ Tư vấn và hẹn khám lại cho những trường hợp không có triệu chứng.
+ Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội nếu có chỉ định.
+ Điều trị nhiễm trùng cơ hội và bệnh liên quan đến HIV.
+ Khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai.
+ Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nếu HBsAg(-) và chưa có kháng thể antiHBs. Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm khác.
- Người bệnh đủ tiêu chuẩn điều trị ARV: hẹn tái khám theo lịch để chuẩn bị điều trị ARV.
- Người bệnh đang điều trị ARV: hẹn tái khám định kỳ theo lịch.
II.2. Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội:
II.2.1. Điều trị dự phòng Cotrimoxazole:
- Chỉ định:
+ Người lớn:
à Nhiễm HIV có số lượng tế bào TCD4 ≤ 350 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] và/hoặc
à Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3, 4.
+ Trẻ em:
Trẻ em phơi nhiễm HIV
Trẻ em khẳng định nhiễm HIV
< 24 tháng tuổi
Từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi
≥ 5 tuổi
Từ tuần thứ 4-6 sau khi sinh và duy trì đến khi loại trừ nhiễm HIV
Tất cả trẻ nhiễm
- Giai đoạn lâm sàng 2, 3 và 4 hoặc
- %CD4 < 25% hoặc số lượng TCD4 ≤ 750 tế bào/mm[SUP]3[/SUP]
- Giai đoạn lâm sàng 3, 4 hoặc
- Số lượng TCD4 ≤ 350 tế bào/mm[SUP]3 [/SUP]

- Liều dùng:
+ Người lớn: Cotrimoxazole 960mg 1 viên/lần/ngày. Dị ứng Cotrimoxazole có thể thay thế bằng Dapson 100mg 1 viên/lần/ngày.
+ Trẻ em: tính theo Trimethoprim 5mg/kg/ngày.
- Thời gian: ở người lớn điều trị cho đến khi người bệnh điều trị ARV có số lượng tế bào TCD4 > 350 tế bào/mm[SUP]3[/SUP]
II.2.2. Điều trị dự phòng lao bằng Isoniazide (INH):
- Chỉ định: ở người nhiễm HIV
+ Người lớn và trẻ vị thành niên loại trừ lao tiến triển.
+ Trẻ em:
§ > 12 tháng tuổi: không có bằng chứng mắc lao tiến triển.
§ <12 tháng tuổi: chỉ những trẻ có tiếp xúc với người bệnh lao và loại trừ mắc lao tiến triển.
- Chống chỉ định:
+ Tuyệt đối: tiền sử dị ứng INH.
+ Tương đối: viêm gan tiến triển, xơ gan, nghiện rượu, rối loạn thần kinh ngoại biên.
- Liều dùng:
+ Người lớn: 1 viên 300mg/ngày.
+ Trẻ em: 10mg/kg/ngày, tối đa 300mg/ngày.
- Thời gian:
+ Người lớn: 9 tháng.
+ Trẻ em: 6 tháng.
II.3. Điều trị thuốc ARV
II.2.1. Nguyên tắc
- Chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và được tư vấn và bác sĩ đánh giá người bệnh đã sẵn sàng điều trị.
- Phác đồ điều trị phải có ít nhất 3 loại thuốc, điều trị suốt đời; cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối.
- Điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi và áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
II.2.2. Chỉ định điều trị ARV
a) Người lớn, vị thành niên
- Giai đoạn lâm sàng 3, 4 hoặc
- Số lượng tế bào TCD4 ≤ 350 TB/mm[SUP]3[/SUP]
b) Trẻ em
- Trẻ có chẩn đoán xác định nhiễm HIV:
+ Trẻ < 24 tháng tuổi.
+ Trẻ từ 24 tháng tuổi đến dưới 60 tháng tuổi:
à Giai đoạn lâm sàng 3, 4 hoặc
à Tỉ lệ tế bào CD4/lympho toản phần ≤ 25% hoặc số lượng tế bào CD4 ≤ 750/mm[SUP]3.[/SUP]
+ Trẻ từ 60 tháng tuổi trở lên: tương tự như người lớn.
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi:
+ PCR lần 1 dương tính: điều trị ARV và xét nghiệm PCR lần 2. Dừng điều trị nếu khẳng định âm tính.
+ Chưa có chẩn đoán xác định nhiễm HIV bằng xét nghiệm virus, nhưng được chẩn đoán lâm sàng bệnh HIV/AIDS nặng.
II.2.3. Phác đồ điều trị: Không sử dụng Stavudine (D4T) trong điều trị ARV.
a) Người lớn:
- Phác đồ chính:
TDF + 3TC hoặc FTC + EFV hoặc TDF + 3TC hoặc FTC + NVP
Có thể dùng Emtricitabine (FTC) 200mg uống 1 lần/ngày thay cho Lamivudin trong phác đồ.
Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này cho tất cả các người bệnh bắt đầu điều trị ARV. Khuyến khích dùng viên kết hợp để tăng cường tính tuân thủ.
- Phác đồ thay thế:
AZT + 3TC + EFV hoặc AZT + 3TC + NVP
Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được TDF.
b) Trẻ em :
Tuổi
Phác đồ
< 24 tháng tuổi có tiền sử tiếp xúc NVP hoặc EFV
AZT + 3TC + LPV/r
<24 tháng tuổi không có tiền sử tiếp xúc NVP hoặc EFV
AZT + 3TC + NVP
24 – 36 tháng tuổi
AZT + 3TC + NVP
> 36 tháng tuổi
AZT + 3TC + NVP/EFV
* Khi bệnh nhân không dùng được AZT, có thể thay bằng ABC .
c) Trường hợp bệnh nhân có tiền sử uống thuốc ARV, tuân thủ kém :
Nên thực hiện xét nghiệm kháng thuốc ARV để quyết định lựa chọn phác đồ phù hợp với các thuốc chưa bị kháng. Trường hợp kết quả xét nghiệm kháng thuốc ARV chưa rõ ràng nên hội chẩn với chuyên gia để quyết định phác đồ điều trị phù hợp.
II.3. Thất bại điều trị và phác đồ điều trị bậc hai
II.4.1. Đánh giá thất bại điều trị: khi BN có đủ các điều kiện sau:
- Điều trị đúng phác đồ ARV.
- Thời gian điều trị > 6 tháng.
- Tuân thủ điều trị tốt tốt.
II.4.2. Tiêu chuẩn:
Lâm sàng
Xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai đoạn lâm sàng 4 sau điều trị ít nhất 6 tháng
Miễn dịch
• TCD4 giảm xuống bằng hoặc dưới mức CD4 ban đầu trước điều trị, hoặc
• TCD4 giảm dưới một nửa so với mức CD4 cao nhất đạt được (nếu biết giá trị này), hoặc
• TCD4 dưới 100 tế bào/mm[SUP]3[/SUP] máu liên tục trong 1 năm liền, không tăng
Virus
Tải lượng virus (HIVRNA) trên 5.000 phiên bản /ml

II.4.3. Phác đồ bậc 2
Nếu người bệnh đã dùng nhiều loại thuốc trong phác đồ bậc một, virus có thể đã kháng với các thuốc trong phác đồ bậc hai. Làm xét nghiệm kháng thuốc, nếu có điều kiện, và lựa chọn phác đồ phù hợp.
- Người lớn và vị thành niên.
Phác đồ bậc 1
Phác đồ bậc 2
AZT + 3TC + NVP/EFV
TDF + 3TC
+
LPV/r hoặc ATV/r
TDF + 3TC + NVP/EFV
AZT + 3TC

- Phác đồ bậc 2 ở trẻ em:
Phác đồ bậc 1
Phác đồ bậc 2
AZT + 3TC + NVP/EFV
ABC + 3TC + LPV/r
ABC + 3TC + NVP/EFV
AZT + 3TC + LPV/r

- Liều dùng các thuốc trong phác đồ ARV bậc 2 cho người lớn:
+ Tenofovir (TDF): 300mg uống 1 lần /ngày.
+ Abacavir (ABC): 300mg uống 2 lần/ngày, cách nhau 12 tiếng hoặc 600mg uống 1 lần/ngày.
+ Lopinavir/Ritonavir (LPV/r): 400mg/100mg uống 2 lần/ngày, cách nhau 12 giờ. LPV/r viên nén có thểuống lúc đói hoặc lúc no.
+ Atazanavir/Ritonavir (ATV/r): 300mg/100mg uống 1 lần/ngày.
+ Lamivudine (3TC) và Zidovudine (AZT): liều lượng và cách dùng như trong phác đồ bậc một.
II.5. Phác đồ bậc 3 và các phác đồ thay thế khác :
- Các thuốc ARV được WHO khuyến cáo sử dụng trong phác đồ bậc 3 như Darunavir (DRV/ r), Ritonavir, Etravirine và Raltegravir. Tuy nhiên các thuốc này hiện không sẳn có tại Việt Nam.
- Sử dụng các phác đồ bậc 3 ở các bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định thất bại với phác đồ ARV bậc 2 cần phải đánh giá các yếu tố như tiền sử điều trị ARV, tình trạng tuân thủ của người bệnh, tác dụng phụ, bệnh cơ hội kèm theo, kết quả xét nghiệm kháng thuốc, và chỉ thực hiện điều trị sau khi hội chẩn với chuyên gia và tại ơ sở y tế được phân tuyến theo quy định.
II.6. Theo dõi điều trị ARV:
- Tái khám định kỳ mỗi 1-2 tuần/lần trong tháng đầu tiên, sau đó mỗi 1-2 tháng.
- Đánh giá triệu chứng lâm sàng, bệnh nhiễm trùng cơ hội, khả năng vận động, tình trạng tuân thủ, tác dụng phụ của ARV,... Bệnh nhân có đáp ứng điều trị với thuốc ARV khi có tình trạng vận động cải thiện, ăn uống được, tăng cân và giảm hoặc hết nhiễm trùng cơ hội.
- Xét nghiệm định kỳ mỗi 6 tháng creatinin, AST, ALT, công thức máu mỗi 6 tháng. Đường huyết, lipid/máu mỗi 12 tháng. Thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt nếu bệnh nhân có tác dụng phụ của thuốc ARV.
- Xét nghiệm HIVRNA có giá trị nhất trong theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện kháng thuốc sớm. Khuyến cáo xét nghiệm HIVRNA lần đầu trước khi điều trị và định kỳ sau đó mỗi 6 - 12 tháng. Ngoài ra, HIVRNA cũng được chỉ định khi nghi ngờ thất bại điều trị.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top