08.28.98.08.08
  • KHUYẾN CÁO: Hãy sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (gọi tắt là PEP, PrEP) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có xét nghiệm (chức năng gan, thận, HIV...) trước và trong quá trình dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuyệt đối, không tự ý mua thuốc để uống theo sự mách bảo trên mạng vì có thể gặp người không có chuyên môn, thuốc không đúng phác đồ, không được xét nghiệm và không có bác sĩ theo dõi, xử trí tác dụng phụ, điều này có thể không đạt hiệu quả dự phòng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Chăm sóc người nhiễm HIV

Thu Pham

Người đồng sáng lập Diễn đàn tuvanhiv.vn
Ban Quản Trị
Phụ trách Chuyên môn Kỹ Thuật
Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.

Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...), cần cho vào 2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.
Ngoài ra, trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV/AIDS, các thành viên trong gia đình cần lưu ý:
Hình ảnh
- Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm...
- Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.
- Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng lại.
- Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.
- Trong quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS, phải luôn sử dụng bao cao su. Còn những biểu hiện tình cảm khác như vuốt ve, nắm tay... không làm lây bệnh.
- Về ăn uống, cần cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ các chất (thịt, cá, trứng, gan, đậu, rau củ, trái cây). Nếu người bệnh chán ăn, buồn nôn thì cho ăn uống từng chút một và chia thành nhiều bữa. Tránh cho ăn rau sống vì nó khó tiêu và dễ gây nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân hay nôn, nên cho dùng thức ăn lỏng. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, cần sử dụng thức ăn mềm, nghiền nát, tránh các loại gia vị, uống nhiều nước và một viên đa sinh tố mỗi ngày.
- Về thuốc điều trị, bệnh nhân và người nhà không được tự ý mua và sử dụng. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa quy định dựa vào quá trình thăm khám, theo dõi và làm các xét nghiệm.

Sách "Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS"
http://www.vaac.gov.vn/Download.aspx...achVDD2013.pdf
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ Phòng khám Hùng Vương (ĐT: 08.28.98.08.08) để được Bác sĩ Bình tư vấn và chỉ định phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương hoặc Lab Viễn Đông (ĐT: 0919809577 - XN Hùng Vương hoặc 0828980808 - Lab Viễn Đông).
Top