08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các nhóm thuốc điều trị HIV

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Các thuốc điều trị HIV hiện tại không chữa khỏi hẳn bệnh nhưng chúng có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Dùng phối hợp thuốc điều trị chống lại vi rút HIV (thường được gọi là thuốc kháng retrovirus: ARV) có thể làm giảm số lượng vi rút HIV trong máu đến một mức rất thấp không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm máu, được gọi là tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện và đây chính là mục tiêu của điều trị HIV.
Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn có thể khôi phục và khỏe mạnh, có thể chống lại được các nhiễm trùng.
Có các nhóm thuốc HIV khác nhau. Mỗi nhóm hoạt động chống lại vi rút HIV theo một cách khác nhau. Điều trị HIV thường phối hợp 3 thuốc từ hai nhóm thuốc khác nhau:
Các nhóm thuốc ARV
· Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside/nucleotide (NRTIs)
· Nhóm ức chế men sao chép ngược non-nucleoside (NNRTIs)
· Nhóm ức chế men protease (PIs)
· Nhóm ức chế hòa màng và xâm nhập tế bào
· Nhóm ức chế men integrase.
· Nhóm ức chế vi rút trưởng thành
Phần lớn mọi người dùng phối hợp thuốc gồm 2 NRTIs + 1 NNRTI hay 1 PI.
Điều trị với các thuốc ức chế hòa màng và ức chế men integrase thường chỉ dành cho những người đã dùng nhiều thuốc ARV trong quá khứ.
Các thuốc NRTIs và NNRTIs
Đích tác dụng của các nhóm thuốc này là men sao chép ngược mà vi rút HIV dùng để gây nhiễm các tế bào của hệ miễn dịch. Có 3 loại thuốc hoạt động trên men sao chép ngược. Đó là:
Các NRTIs: abacavir (Ziagen), AZT (zidovudine, Retrovir), ddI (didadosine, Videx), 3TC (lamivudine, Epivir), d4T (stavudine, Zerit), và FTC (emtricitabine, Emtriva).
Một số NRTIs đã được kết hợp trong một viên duy nhất nên dễ sử dụng hơn. Các thuốc này là abacavir và 3TC (Kivexa), AZT và 3TC (Combivir), và abacavir, AZT và 3TC (Trizivir).
Các ức chế men sao chép ngược nucleotide: tenofovir (Viread) hoạt động tương tự như với các NRTIs. Thuốc có dạng viên phối hợp với FTC gọi là Truvada.
Các NNRTIs: efavirenz (Sustiva), nevirapine (Viramune). Một NNRTI thứ ba là etravirine (Intelence) dành sử dụng cho những người đã từng điều trị HIV và kháng với các NNRTIs khác.
Efavirenz, FTC và tenofovir có dạng viên phối hợp chung gọi là Atripla.
Các thuốc ức chế men protease
Protease là một men của vi rút HIV. Men này bị tấn công bởi một loại thuốc gọi là các thuốc ức chế men protease (PIs)
Hầu như tất cả các PIs đang được sử dụng đều cần “tăng hoạt tính”. Điều này có nghĩa là các thuốc này sẽ mạnh hơn khi bổ sung thêm một liều nhỏ thuốc ức chế protease thứ hai gọi là Ritonavir (Norvir).
Các ức chế protease được khuyến cáo dùng trong điều trị là atazanavir (Reyataz)/Ritonavir darunavir (Prezista)/Ritonavir, fosamprenavir (Telzir)/Ritonavir, Lopinavir/Ritonavir (Kaletra) và saquinavir (Invirase)/Ritonavir.
Tipranavir (Aptivus)/Ritonavir chỉ được chấp nhận dùng cho những người đã dùng thuốc ARV nhiều trong quá khứ và thất bại điều trị.
Có hai ức chế protease khác ngày nay rất hiếm dùng là indinavir (Crixivan) và nelfinavir (Viracept).
Các thuốc ức chế hòa màng và xâm nhập tế bào
Các thuốc thuộc nhóm này ngăn không cho vi rút HIV xâm nhập vào tế bào. Thuốc thường được dành sử dụng cho những người đã điều trị rất nhiều thuốc ARV trong quá khứ.
Hiện tại nhóm này có T-20 (enfuvirtide, Fuzeon) và được dùng bằng đường tiêm.
Một thuốc ức chế sự xâm nhập vào bên trong tế bào-ức chế CCR5-cũng đã được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Đó là maraviroc (Celsentril). Để thuốc này hoạt động, bạn cần có yếu tố gọi là
“đồng thụ thể CCR5” trên bề mặt của vi rút HIV. Không phải ai đã dùng nhiều thuốc ARV trong quá khứ cũng có yếu tố này. Phòng khám của bạn sẽ thử nghiệm một test gọi là test hướng đồng thụ thể để xem là bạn có thích hợp với điều trị bằng thuốc ức chế CCR5 không. Thuốc này có thể dùng cho những người bắt đầu điều trị hay thay đổi phác đồ điều trị.
Các thuốc ức chế men integrase
Các thuốc này ngăn cản không cho vi rút HIV lồng ghép vào trong các tế bào hệ miễn dịch. Một thuốc trong nhóm này đã được công nhận, đó là raltegravir (Isentress). Thuốc có thể dùng cho những người bắt đầu điều trị hay thay đổi phác đồ điều trị.
Khi nào bắt đầu điều trị
Khi bạn ở giai đoạn lâm sàng 3 hay 4, bác sỹ sẽ xem xét tiến hành đánh giá và điều trị cho bạn.
Khi số lượng tế bào CD4 giảm dưới 500/mm[SUP]3[/SUP], bạn cũng sẽ được điều trị ARV.
Bắt đầu điều trị với thuốc gì
Bạn sẽ được điều trị theo Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS mà Bộ Y tế ban hành.
Nên luôn luôn tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ và nhân viên y tế chăm sóc cho bạn.
Tác dụng phụ
Tất cả các thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ. Bạn sẽ được giải thích về các tác dụng phụ mà các thuốc ARV có thể gây ra trước khi bắt đầu dùng.
Các tác dụng phụ thường thoáng qua hay giảm dần sau một vài tuần. Hãy báo cho bác sỹ của bạn về các tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng phát ban. Nếu bạn thấy khó kiểm soát được các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được xử trí đúng.
Kháng thuốc
Vi rút HIV có thể kháng lại với các thuốc ARV. Bạn nên làm xét nghiệm kháng thuốc trước khi bắt đầu điều trị hay thay đổi phác đồ điều trị để đảm bảo bạn dùng thuốc hợp lý nhất.

Dùng thuốc đúng có thể giúp bạn ngăn ngừa xuất hiện kháng thuốc.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top