08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 9

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Tôi bị viêm gan siêu vi C mạn, đã chích Peg và uống riabivin dược 1 năm. Bác sĩ có hẹn 6 tháng sau xét nghiệm lại. Vậy trong thới gian này tôi có phải ăn uống kiêng chất Fe như lúc chích thuốc (như không ăn thịt bò, rau xanh, nấm đông cô, hải sản... )? Tôi có thể uống thêm thuốc bổ để bớt mất máu do chích thuốc lúc trước ko? Cám ơn BS (NGUYỄN THỊ TRÚC, 58 tuổi, honghai...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Theo những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi không biết rõ type siêu vi C mà bạn đã bị nhiễm cũng như những đáp ứng siêu vi trong thời gian điều trị và những biến chứng do thuốc (có thể) xảy ra. Trong thời gian chờ đợi để làm xét nghiệm kiểm tra 6 tháng sau khi ngưng thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, không cần thiết phải kiêng khem quá nhiều. Những thức ăn như: thịt bò, rau xanh, nấm đông cô, hải sản... chỉ cần giảm đối với những trường hợp có tăng sắt hoặc Ferritin.

Nếu sau 6 tháng ngưng thuốc và không tìm thấy siêu vi trong máu mới được coi là khỏi bệnh.

* Em có người thân bị viêm gan siêu vi B, đã điều trị gần 10 năm, trong 2 năm gần đây khi xét nghiệm điều âm tính với bệnh nhưng bác sĩ vẫn chưa cho tiêm ngừa. Em muốn biết khi nào bệnh nhân mới có thể tiêm ngừa được? (Nguyễn Thị Minh Thư, 23 tuổi, minhthu1903@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Nếu đã nhiễm siêu vi B mà các xét nghiệm đều âm tính với bệnh, có nghĩa cơ thể đã có kháng thể và không cần phải tiêm ngừa.

* Tôi bị viêm gan B mạn tính, hiện đang điều trị bằng thuốc tiêm "PEGASYS 180", đã tiêm được 12 mũi, xét nghiệm thấy tiểu cầu giảm xuống 45, người mệt mỏi, chán ăn. Xin hỏi, có tiếp tục phác đồ cũ được không? Cần dùng thêm thuốc gì? Có cần làm các xét nghiệm gì khác? Xin cảm ơn. (Lê Huy Hiệp, 46 tuổi, lehuyhiep1965@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Pegasys là loại thuốc trị liệu viêm gan B theo phương pháp điều hòa miễn dịch. Việc điều trị với Pegasys có thời hạn 12 tháng. Khi thành công có thể gây được đáp ứng kéo dài và không tái phát, có thể làm mất hẳn HBsAg. Ngoài việc giá thành cao Pegasys còn mang theo một số tác dụng phụ như sốt, giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu...

Do tác dụng hoạt hóa miễn dịch chống siêu vi, Pegasys có thể gây ra viêm gan nên chống chỉ định dùng trong trường hợp xơ gan. Ngay cả trong trường hợp chưa có xơ gan việc trị liệu cũng có thể dẫn đến giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu nặng. Bạn cần được bác sĩ điều trị khám và quyết định các xét nghiệm cũng như các biện pháp trị liệu tiếp nếu cần phải ngưng điều trị.

Nếu việc giảm tiểu cầu là tạm thời (do nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết...) thì có thể tạm ngừng cho đến khi tiểu cầu trở về bình thường. Nếu giảm tiểu cầu là do biến chứng của thuốc thì vẫn còn nhiều phác đồ điều trị thuốc uống có thể áp dụng cho bạn.

* Phụ nữ mang thai bị bệnh viêm gan siêu vi B có chữa trị được không? Khi nào thì tiến hành chữa trị? Cần kiêng ăn, uống những thức ăn gì? Rất mong được sự chỉ bảo của bác sĩ. (Bùi văn Tiến, 27 tuổi, Vosong6377@...)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Phụ nữ mang thai nhiễm virut viêm gan B không có tăng men gan và chưa điều trị thì không cần điều trị cho đến khi sanh đủ số con mong muốn.

Khi không còn muốn mang thai thêm, có thể cân nhắc các chủ định điều trị để kiểm soát virút và phòng ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Người có thai cần ăn đầy đủ dinh dưỡng để nuôi thai và bảo đảm sức khỏe cho mẹ. Ngoài ra cần hạn chế các tổn thương gan do rượu, do nhiễm mỡ hay do thuốc.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, có một số bệnh liên quan đến thai có thể làm chức năng gan bị rối loạn nhưng không liên quan với viêm gan B. Tuy vậy người bệnh viêm gan B với biến chứng xơ gan hay xơ hóa gan nặng nên tránh mang thai vì có thể nguy hiểm cho mẹ.

* Tôi dược phát hiện bị viêm gan siêu vi C năm 2008. Tôi nghe nói kể từ khi bị nhiễm vi rút đến khoảng 20-30 năm sau sẽ bị ung thư. Vậy xin bác sĩ cho biết làm thế nào để biết tôi bị nhiễm khi nào và hiện nay tiến triển của bệnh tới đâu, mức độ nào? Nghe nói có thuốc chích nhưng rất tốn kém và rất nhiều tác dụng phụ. Vậy hiện nay có thuốc nào rẻ và ít tác dụng phụ không vì kinh tế tôi cũng khó khăn và thể trạng yếu vì tôi có nhiều bệnh khác. (HÀ THỊ ĐÔNG PHƯƠNG, 50 tuổi)

- BS Trần Nguyên Hà: Bạn chỉ bị nguy cơ cao dẫn đến ung thư gan chứ không phải chắc chắn. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám cho bạn cũng như bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng và hoàn cảnh của bạn để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp. Mong bạn kiên trì!

* Tôi đi khám sức khỏe định kỳ (2010), kết quả cho biết tôi đã bị viêm gan C, số lượng siêu vi vượt mức cho phép khoảng 30%, lúc đó tôi đang mang thai 6 tháng. Xin hỏi BS như vậy con tôi có nguy cơ bị lây nhiễm không? Nếu có phải làm sao? Hiện giờ bé được 7 tháng tuổi.(Trần CẩmTú, 27 tuổi, camtu...@...)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Tỉ lệ lây nhiễm viêm gan siêu vi C từ mẹ sang con tương đối thấp (dưới 5%). Vì vậy, con bạn hi vọng sẽ không bị nhiễm bệnh. Nhưng tốt nhất, bạn nên mang cháu đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để nhờ tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C.

* Qua kết quả xét nghiệm nhiều đợt, GGT của tôi lúc nào cũng cao (trên dưới 400 u/l). Vậy GGT nói lên điều gì? Xin bác sĩ cho lời khuyên về ăn uống và điều trị. Ngoài thuốc tây ra tôi còn uống thêm thuốc nam (TỪ CẤMTỪ CẤMTỪ CẤM đẻ răng cưa, nhân trần, kim ngân hoa), uống trước và sau khi uống thuốc tây 2 giờ thì có được không? (Nguyễn Thọ, 52 tuổi, truongtho_printing@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Tăng GGT là một dạng rối loạn chức năng gan khá thường gặp, có thể kèm hay không kèm theo với tăng AST và ALT. Ở người uống rượu tăng GGT là biểu hiện của bệnh gan do rượu. Ở người không uống rượu tăng GGT có thể là dấu hiệu thường gặp trong bệnh tiểu đường, hoặc là gan nhiễm mỡ không do rượu. Điều trị tăng GGT chỉ thành công khi biết được nguyên nhân.

Các thuốc thảo dược hay tân dược đều tác dụng theo cơ chế bảo vệ gan. Ông cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân. Bệnh lý gan có tăng GTT kéo dài có thể diễn biến đến xơ gan hay ung thư gan.

* Chị tôi năm nay 58 tuổi, bị chai gan (cirrhosis) do nhiễm siêu vi C. Chị đã chữa 1 lần bằng Ribavirin kết hợp Inteferon nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì bị thiếu máu (anemia) trầm trọng. Trong khi điều trị bác sĩ cũng có cho Epogen nhưng không có kết quả. Chị muốn chữa lại 1 lần nữa nhưng sợ lại tiếp tục bị anemia. Xin hỏi có cách nào khắc phục được anemia ngoài việc dùng Epogen hay không?

Tôi nghe nói nhung của con nai có tác dụng bổ máu không biết có giúp gì được cho chị tôi trong quá trình điều trị hay không? Cũng xin nói thêm, chị tôi hiện vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, chưa bị vàng da, cổ trướng, chỉ có đau bụng âm ỉ phía lá gan. Rất mong các bác sĩ giúp ý kiến cho. (phạm bội ngọc, 50 tuổi, phamboi...@...)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Tình trạng bệnh phức tạp của chị bạn cần phải được theo dõi ở một bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn một cách cụ thể. Đừng quá chủ quan vì bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, ăn uống được, chưa có triệu chứng rõ ràng.

* Cha mẹ của bạn trai của em gái tôi đều bị ung thư gan và đã qua đời cách đây không lâu. Bạn trai của em gái tôi cũng đi làm xét nghiệm nhưng không có bệnh và đã tiêm văcxin phòng viêm gan siêu vi B. Vậy xin hỏi là bạn trai của em gái tôi có phải làm thêm các xét nghiệm nào không? Có phải tiêm ngừa thêm văcxin phòng viêm gan A và C không? Và bệnh này có di truyền sang thế hệ sau không?

Tôi và chồng tôi cũng đã tiêm ngừa văcxin phòng viêm gan B được 3 mũi nhưng không nhớ lịch để nhắc lại mũi cuối cùng, vậy vợ chồng tôi phải làm sao? (ĐẶNG THỊ MỸ LINH, 31 tuổi, sodachanh...@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Ung thư gan thì chưa xác định có liên quan đến yếu tố gia đình. Bạn chớ quá lo ngại việc này. Gia đình bạn và gia đình tương lai của em gái bạn nên đi khám ở bác sĩ nội khoa tiêu hóa để được hướng dẫn, tư vấn về phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan.

* Tôi hiện nay đang điều trị viêm gan B mãn tính được 1 năm. Thời gian đầu tôi điều trị bằng Interferon alfa chỉ số men gan có hạ xuống nhưng lượng virus không giảm nhiều nên bác sĩ đã chuyển qua cho dùng thuốc Baraclude 0,5mg. Sau khi uống thì kết quả đã tiến triển đáng kể, lượng virus đã giảm, chỉ GOP là 19 và GPT là 17 (kết quả vừa xét nghiệm cách đây 1 tháng). Xin hỏi, nếu kết quả bình thường như vậy tôi có thể ngưng điều trị được chưa và tôi có còn khả năng lây cho người khác không? Xin chân thành cảm ơn. (Lê Hồng Thạnh, 25 tuổi, lehthanh...@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Việc ngưng điều trị không chỉ dựa vào lượng virus và men gan, bạn cần làm theo những xét nghiệm miễn dịch khác mới đánh giá được. Hiện nay theo hướng dẫn việc ngưng điều trị viêm gan B là:

- Lúc khởi đầu điều trị, HbeAg dương tính bạn phải điều trị đến khi HbeAg âm tính và có antiHbe, lý tưởng nhất là HbsAg âm tính và có antiHbs dương tính.

- Lúc khởi đầu điều trị, HbeAg âm tính bạn phải điều trị đến khi HbsAg âm tính và có antiHbs dương tính.

Bạn vẫn có khả năng lây cho người khác qua 3 đường như đã nói ở các câu trên.

* Tôi bị viêm gan B đã hơn 10 năm, uống thuốc tây và cây TỪ CẤMTỪ CẤMTỪ CẤM đẻ thời gian dài nhưng vẫn không hết. Lúc này thấy sức khỏe không tốt, tay chân mỏi mệt, da vàng. Mong bác si cho 1 lời khuyên và cách cần điều trị. (TRINH THỊ NGOC, 34 tuổi, ngoathat@....)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn đã có những triệu chứng báo động như da vàng, bạn phải đến khám và điều trị ngay tại chuyên khoa gan mật.

* Cháu gái tôi đang quen một bạn trai và biết bạn của mình bị viêm gan siêu vi C. Xin hỏi, nếu cháu tôi (đã chích ngừa viêm gan khoảng 10 năm) có quan hệ nam nữ thì có sao không? Có khả năng bị lây qua đường tình dục không? Nếu hai cháu lấy nhau, thì đứa con sau này có khả năng bị bệnh viêm gan siêu vi? Xin cảm ơn. (thanh vân, 57t tuổi, [email protected])

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh viêm gan C có thể lây qua đường tình dục. Bệnh cũng có thể trị khỏi trong một thời gian trị liệu nhất định. Việc điều trị viêm gan C nhằm mục đích chấm dứt hoạt tính của siêu vi, ngăn ngừa lây lan cho cộng đồng và phòng ngừa các biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Muốn phòng ngừa lây viêm gan C cho vợ hoặc chồng thì biện pháp hiệu quả nhất là điều trị cho người bệnh. Virut trong máu sẽ trở nên âm tính rất nhanh sau vài tháng đầu và người bệnh không còn khả năng truyền bệnh cho người khác. Tuy nhiên việc trị liệu đủ thời hạn 12 tháng hay 18 tháng là cần thiết để tránh tái phát.

* Người có virut viêm gan B có phải đi xét nghiệm chuyên sâu định kỳ không hay chỉ đi xét nghiệm men gan? (Nguyễn Đức Trung, 28 tuổi, trungvtcpt84@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Người có virus viêm gan B ngoài xét nghiệm men gan còn cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để khảo sát tình trạng nhiễm siêu vi như thế nào, xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan, siêu âm định kỳ.

* Mới đây tôi có đi khám và BS cho đi xét nghiệm viêm gan siêu vi B. Kết quả là tôi bị viêm gan siêu vi B. Nhưng khi tôi thắc mắc với BS rằng tại sao tôi vẫn thấy khoẻ mạnh bình thường không có chút gì là bệnh tật cả thì BS bảo vì siêu vi B chung sống hoà bình với bản thân con người. Vậy điều này đúng hay sai? Hiện tại tôi phải làm gì? (Khánh, 32 tuổi, [email protected])

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Người bị nhiễm siêu vi B thường diễn tiến thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu virut tăng sinh mạnh nhưng chưa có tổn thương gan, nhiều người gọi là "virut chung sống hòa bình với người nhiễm". Tuy nhiên thực tế vẫn có tổn thương gan diễn ra ở mức độ thấp và có một số ít trường hợp ung thư gan phát hiện ở giai đoạn này.

Giai đoạn kế tiếp virut có hoạt tính thường xảy ra ở người trẻ có HBeAg dương tính và men gan tăng cần phải được điều trị, đa số trường hợp bệnh phát hiện được đã diễn tiến đến giai đoạn này nhưng bệnh nhân thường không có triệu chứng gì. Khi miễn dịch của cơ thể kiểm soát được virut thì men gan ổn định và HBeAg âm tính và trạng thái này có thể kéo dài suốt đời.

Ung thư gan có thể xảy ra ở cả 3 giai đoạn này với tỉ lệ tăng dần theo tuổi. Vì vậy người nhiễm siêu vi B cần được theo dõi định kỳ với xét nghiệm để bảo đảm virut không có hoạt tính, bệnh gan không tiến triển hay phát hiện được sớm diễn tiến ung thư gan.

* Hiện tôi đang bị viêm gan B. Kết quả xét nghiệm như sau: men gan số liệu: 7, AFP: 4, định lượng virut 26.000 copy/ml. Xin hỏi tôi có phải dùng thuốc đặc trị gì không? Nếu có con thì có lây qua con không? Chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất. Chân thành cảm ơn. (LƯU PHAN KIM, 25 tuổi, ngocmai732001@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Theo kết quả xét nghiệm của bạn men gan bình thường, chỉ số AFP dự đoán sớm ung thư gan còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên lượng virus trong máu của bạn cũng khá cao. Bạn cần cung cấp thêm 1 số xét nghiệm khác như; HbeAg, antiHbe, chức năng gan, siêu âm gan... và 1 số yếu tố dịch tể và gia đình mới quyết định cần phải dùng thuốc đặc trị không.

Khi có con bạn vẫn có khả năng lây qua cho con. Bnên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa gan mật để được tư vấn cụ thể hơn, nhằm hạn chế lây nhiễm cho con.

* Xét nghiệm máu bác sĩ kết luận HBsAG dương tính , nhưng xét nghiệm máu (3 tháng 1 lần) thì men gan vẫn bình thường. Vậy tôi có cần phải điều trị không? (Huỳnh Thị Thúy, 50 tuổi, hthithuy...@..)

- BS Trần Nguyên Hà: Bị HBsAG dương tính thì bạn cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để xác định tình trạng nhiễm siêu vi của bạn ở mức độ nào hay chỉ là người lành mang mầm bệnh. Nếu các xét nghiệm khác bổ sung cũng tốt thì bạn không cần phải điều trị.

* Chào bác sĩ Lệ Hoa. Tôi bị gan nhiễm mỡ từ năm 2007 (kết quả từ siêu âm bụng). Bác sĩ nói tôi chưa cần dùng thuốc mà chỉ kiêng rượu, bia và tập thể dục, ăn bưởi… Vừa qua khám sức khỏe định kỳ thì gan nhiễm mỡ nhiều, kết quả thử men gan các chỉ số AST và ALT đều vượt giới hạn chỉ số bình thường (AST: 39 so với csbt: 9 - 35 U/L; ALT: 72 so với csbt: 7 - 40U/L; GGT: 52 so với csbt: 8 - 37 U/L), Bilirubin toàn phần T: 1.33 so với 0 - 1.1 mg/dL, Bilirubin gián tiếp I : 0.8 so với 0.2 - 0.7 mg/dL, Bilirubin trực tiếp I: 0.53 so với 0.1 - 0.4 mg/dL. Xét nghiệm HBsAg: NEG;S/Co=0.14 (so với csbt NEG: S/Co<1)); Anti-Bs: 102 (so với csbt: <10 mUI/mL); Anti - HCV: NEG: S/Co = 0.17 (so với csbt NEG: S/Co<1)). (Vũ Đức Hòa, 48 tuổi, vuduchoa2007@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bạn không bị nhiễm siêu vi B và C. Siêu âm bụng nghi ngờ gan nhiễm mỡ và có men gan tăng nhẹ, đặc biệt là GGT. Bạn không cho biết chỉ số huyết áp, đường huyết, kết quả lipid trong máu, cân nặng, chiều cao và vòng bụng nên chưa thể kết luận chẩn đoán hội chứng chuyển hóa - một trong những nguyên nhân thường gặp của gan nhiễm mỡ.

Ngoài việc kiêng bia, rượu bạn nên chú ý kiểm soát cân nặng, thực hiện giảm cân nếu dư cân, dùng chế độ ăn ít chất béo, không lạm dụng chất bột và đường kể cả chất đường trong trái cây. Tập thể dục đều đặn để hạn chế sử dụng không hết năng lượng từ ăn uống. Ngoài ra bạn cũng cần theo dõi đường huyết và huyết áp thường xuyên.

* Mẹ tôi 76 tuổi, cách đây 2 tháng mổ viêm ruột thừa phát hiện xơ gan. Bác sĩ chẩn đoán xơ gan child B-C, xét nghiệm máu kết quả AST 136, ALT 70, Bili 53. Bác sĩ cho uống các loại thuốc Syliv, Silypine, Spisomide, promto, sau 1 tháng xét nghiệm máu kết quả AST 164, ALT 83, Bili 49, chẩn đoán xơ gan, lách to độ 1, Albumin tăng từ 22g/l đến 29g/l.

Xin các bác sĩ cho biết vì sao sau 1 tháng mà bệnh của mẹ tôi lại nặng thêm, nay bụng đã phình to, chân phù, ăn ngủ đều kém, liệu bệnh của mẹ tôi có thể chữa khỏi được hay không? Nên giải quyết theo hướng nào để có kết quả tốt hơn? (Nguyễn Thị Thanh Thúy, 45 tuổi, thuynguyenjs@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Theo như chị mô tả, bệnh xơ gan của bác đã ở giai đoạn khá nặng. Xơ gan là tình trạng cấu trúc của lá gan bị thay đổi bởi nhưng sợi xơ chạy ngang dọc xen kẽ những tế bào gan bình thường. Nếu được chữa trong giai đoạn này, gan có thể bình phục hoàn toàn. Tình trạng xơ gan kéo dài sẽ không còn khả năng hồi phục gây ra nhiều biến chứng. Cách điều trị xơ gan duy nhất là ghép gan. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc và phương pháp điều trị có thể giúp cho bệnh nhân xơ gan sống khỏe mạnh hơn, nâng cao chất lượng sống.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top