08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 8

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Cha tôi bị viêm gan siêu vi B và đã chuyển sang ung thư gan đang điều trị. Trên cơ sở đó tôi có đi xét nghiệm kiểm tra có bị nhiễm siêu vi B hay không để chích ngừa. Kết quả kiểm tra bác sĩ bảo tôi đã bị nhiễm siêu vi B, tuy nhiên đã bị kháng thể xem như đã được chích ngừa. Tôi chưa hiểu rõ về hiện trạng này. Kính nhờ bác sĩ giải thích thêm về vấn đề này. (Lưu Văn Thắng, 32 tuổi, luuwin...@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Bạn đã rất đúng khi đi xét nghiệm kiểm tra có nhiễm siêu vi B hay không để chích ngừa. Vì xét nghiệm cho thấy bạn có bị nhiễm viêm gan siêu vi B (mang siêu vi trùng viêm gan B trong máu). Xét nghiệm này mang tên HBsAg. Một xét nghiệm khác để nhận biết bạn đã được phòng vệ với HBV là xét nghiệm mang tên anti-HBs nên không cần phải chích ngừa.

* Em có người nhà có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ăn không thấy ngon, sụt cân, đi tiểu nhiều. Khi đi khám bệnh, làm các xét nghiệm được chẩn đoán là viêm gan siêu vi B nhưng ở trạng thái ngủ. Người nhà có dùng thuốc Tây y nhưng không thấy khỏi các triệu chứng trên, sau đó chuyển sang dùng thuốc Đông y, thấy ăn ngon miệng, thèm ăn, lên cân, da dẻ hồng hào lại.

Như vậy là chiều hướng bệnh tốt hay xấu? Việc dùng thuốc Đông y để trị viêm gan siêu vi B có được hay không và có tốt hơn so với thuốc Tây y không. Nếu dùng thuốc Tây y cho em hỏi cách dùng như thế nào, có thể gửi cho em một vài phác đồ điều trị được không? Em xin chân thành cảm ơn.(Phan Thị Diệu Trâm, 24 tuổi, thienan0512@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân, đi tiểu nhiều... có thể gặp trong rất rất nhiều bệnh khác nhau không thể quy cho viêm gan nếu chưa có xét nghiệm cụ thể.

Nếu bạn đã được xét nghiệm xác định chẩn đoán viêm gan siêu vi B dạng không hoạt động thì không cần điều trị đặc trị. Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để xác định bệnh chính xác, đôi khi đây chỉ là tình trạng suy nhược do căng thẳng làm việc quá sức.

Hiện tại có một vài bệnh nhân của tôi sử dụng thuốc đông y thấy ăn ngon và lên cân nhưng sau một thời gian người phù lên giữ nước và có nhiều biến chứng nghiêm trọng là do có corticoid trong thuốc đó, rất nguy hiểm khi sử dụng lâu dài.

* Tôi đã bị viêm gan B, theo dõi tại BV Hòa Hảo khoảng 2 năm thì hết bệnh. Sau đó bác sĩ cho chích ngừa siêu vi B, chích 10 mũi kéo dài trong 1 năm mà vẫn không có kháng thể. Sau đó tôi không chích ngừa nữa, hiện sau hơn 1 năm tôi bị nhiễm viêm gan B lại. Xin hỏi, sao tôi chích ngừa như vậy mà vẫn không tạo được kháng thể? Sao tôi lại bị viêm gan B lại dù nhà tôi không ai bị nhiễm bệnh? (ngo thi thuy hang, 31 tuổi, thuyhangnt80@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn không cho các kết quả xét nghiệm cụ thể nên không thể có trả lời chính xác, tuy nhiên theo tôi nghĩ bạn đã nhiễm siêu vi B. Vì vậy, việc chích ngừa sẽ không mang lại hiệu quả chỉ tốn tiền vô ích.

* Đang uống thuốc viêm gan B, nay dừng uống thuốc để sinh con, nhưng ngừng đã 2 năm nhưng chưa có con, nay tiếp tục ngừng để chờ có con hoặc không uống thuốc nữa có sao không? Con tôi vẫn thường xuyên đi khám định lượng, gan vẫn khỏe, men gan không cao. Xin chương trình tư vấn, cám ơn. (Đỗ văn chung, 59 tuổi, dochung1952@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Như vậy bạn vẫn còn nhiễm siêu vi viêm gan B. Nếu ngừng điều trị mà men gan vẫn không tăng thì bạn có thể tiếp tục theo dõi cho đến khi sinh đủ số con mong muốn trước khi bắt đầu trị liệu chống virut viêm gan B. Trong thời gian không điều trị bạn vẫn cần theo dõi định kỳ để bảo đảm không có tổn thương gan. Tuy nhiên người nhiễm viêm gan B trên 40 tuổi, hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh gan mãn (xơ gan, ung thư gan) thì cần theo dõi để trị liệu tích cực hơn.

* Nếu tôi không chích ngừa viêm gan thì có tác hại gì không? Nếu phải, tôi phải chích ngừa viêm gan ở đâu? Và phải chích bao nhiêu mũi tất cả? (gia bảo, 29 tuổi, baoyen...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Nếu không chích ngừa thì có thể bị mắc bệnh. Nếu có nhu cầu, bạn có thể đến các trung tâm y tế dự phòng ở quận huyện hoặc viện Pasteur để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.

* Em bị viêm gan B nhưng bác sĩ ở viện Pasteur nói không phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần uống nuớc nhiều và cứ 6 tháng đi xét nghiệm lại. Như vậy có khỏi viêm gan B? Khi em mang thai con em có bị nhiễm viên gan B hay không? Nếu có phải làm thế nào? Xin cảm ơn. (nguyễn quỳnh, 27 tuổi, nguyenquynh03vn@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Nếu bác sĩ đã khẳng định bạn không phải điều trị thuốc nghĩa là bạn đang ở dạng nhiễm siêu vi B không hoạt động, tỷ lệ khỏi siêu vi B có nhưng rất thấp. Khi mang thai con bạn vẫn có khả năng nhiễm siêu vi B nên bạn phải được tư vấn cụ thể về trình trạng nhiễm siêu vi B của bạn và cách hạn chế lây nhiễm cho con trước khi mang thai.

* Bị nhiễm gan siêu vi B, điều trị Đông - Tây y kết hợp có hết được không? Tôi nghe nói uống thực phẩm chức năng "Tinh dầu thông đỏ của Hàn Quốc" kết hợp vời trà túi lọc Tâm Lan trị được viêm gan siêu vi B. Đề nghị bác sĩ tư vấn (ĐỗThị Lan, 25 tuổi, lankta....@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Như đã trả lời ở các câu hỏi liên quan, tùy theo tình trạng của gan mà nên có chế độ ăn uống thích hợp. Các thuốc bắc, thuốc nam, thảo dược, thực phẩm chức năng... do không được nghiên cứu kỹ càng như các thuốc Tây y nên khi dùng phải rất thận trọng vì nó có thể trở thành độc tố gây hại cho gan nên cần được tư vấn bởi bác sĩ điều trị. Tránh dùng những thuốc truyền miệng để khỏi tiền mất tật mang.

* Tôi bị viêm gan siêu vi C. HCV-RNA 3.390.000 copies/ml. Men gan AST 73.7, ALT 111.3. Siêu âm gan bình thường. Sức khỏe hiện nay bình thường. Hàng ngày uống Diệp hạ châu túi lọc. Xin bác sĩ cho biết tình hình bệnh như thế nào và hướng điều trị? Chân thành cám ơn. (Nguyễn Ngọc, 49 tuổi, thanhung...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Với kết quả của bạn, chúng tôi nghĩ rằng bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được xác định thêm type siêu vi gây bệnh, mức độ bệnh, các bệnh kèm theo để được hướng dẫn biện pháp điều trị cụ thể. Bạn đừng nên chủ quan về tình trạng sức khỏe "bình thường".

* Bệnh viêm gan siêu vi B khi nào cần điều trị? Thuốc BAR có tác dụng gì trong điều trị bệnh này? (Nguyễn Thị Mỹ Dung, 40 tuổi, mydung0039@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Chỉ định điều trị viêm gan siêu vi B mạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng virus trong máu, men gan, HbeAg, tuổi, giới, mức độ tổn thương gan, tiền căn gia đình, các bệnh lý đang mắc phải, các loại thuốc đang dùng... Vì vậy, khi nào cần điều trị phải được quyết định của bác sĩ chuyên khoa gan mật.

Thuốc BAR có thể sử dụng hỗ trợ nhưng không có tác dụng điều trị viêm gan siêu vi B.

* Tôi hay bị khó tiêu, chướng bụng, người thỉnh thoảng ngứa, da hơi sần sùi. Tôi có phải bị gan không? Xin bác sĩ cho tôi biết bệnh của tôi được không? (Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyenthithuha...@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Các triệu chứng mà chị nêu có thể gợi ý bệnh lý ở gan hoặc đường tiêu hóa khác. Chị nên đi khám với bác sĩ để có chẩn đoán và xử trí thích hợp.

* Tôi bị viêm gan siêu vi C mạn tính, đã điều trị đúng 1 năm và kết thúc vào tháng 3-2011. Nhưng kết thúc 12 tháng men gan vẫn cao, cụ thể chỉ số GGT ở mức 76. Trong điều trị từng quý có xét nghiệm, bác sĩ trả lời là âm tính. Xin hỏi, tại sao điều trị âm tính rồi mà men gan vẫn cao? Nay bác sĩ dặn 3 tháng tái khám một lần. Bác sĩ cho tôi vài lời khuyên. (Phạm Thế Pháp, 1974 tuổi, phapphuyen@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Sau thời gian điều trị 1 năm, kết quả âm tính (không còn tìm thấy siêu vi C nữa) thì có thể ngưng thuốc. Tuy nhiên, vào thời điểm này, không bắt buộc các xét nghiệm về gan phải trở về bình thường. Vì vậy, cần được theo dõi thường xuyên. Bạn yên tâm, theo lời hướng dẫn của bác sĩ điều trị, giữ gìn sức khỏe, chú ý ăn uống hợp lý. Nếu sau 6 tháng ngưng thuốc và không tìm được siêu vi C trong máu, có thể bạn sẽ khỏi bệnh. Các bất thường khác cần được theo dõi để có biện pháp điều trị hợp lý.

* Tôi bị nhễm viêm gan B khoảng 10 năm. Khoảng 3 năm nay men gan bình thường, Hbeag âm tính. Như vậy có phải tôi bị viêm gan B ma5n tính không? (tri, 30 tuổi, tri_batri)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Viêm gan B mạn tính dựa vào kết quả sinh thiết gan. Nếu không sinh thiết gan được, viêm gan B được gọi là mạn tính khi thời gian nhiễm virus kéo dài trên 6 tháng.

* Em có tiêm ngừa viêm gan siêu vi A cho 2 đứa con (12 tuổi và 4 tuổi ), vậy sau khi các cháu đã tiêm được 2 mũi có được miễn dịch suốt đời không? Nếu không thì khi nào mới tiêm lại.(Thu Nga, 36 tuổi, thungast2011...@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Chích ngừa viêm gan siêu vi A không tạo được miễn dịch suốt đời, có thể phải nhắc lại sau 1 đến 2 năm.

* Tôi có chích ngừa viêm gan siêu vi B được 3 mũi (mũi đầu tiên, 1 tháng sau, sáu tháng sau), còn mũi nhắc lại thì đến 2 năm sau mới tiêm nên qua thời gian lâu tôi đã quên. Vậy cho tôi hỏi, tôi có thể tiêm nhắc lại tiếp tục không? Tiêm bao nhiêu mũi nữa hay phải tiêm lại từ đầu?(ỐC, 26 tuổi, ocbuu...@...)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Trường hợp của bạn nên đến một trung tâm chuyên khoa để được tư vấn rõ ràng hơn. Theo ý kiến chúng tôi, bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể Anti-HBs, nếu nồng độ kháng thể này cao trên 10 đơn vị quốc tế/lít thì bạn không cần thiết phải chích ngừa bổ sung. Nếu như nồng độ kháng thể này thấp, bạn chỉ cần chích một mũi thuốc chủng ngừa và sau đó, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại kháng thể vào một tháng sau.

* Nếu người cha nhiễm viêm gan siêu vi B thì con sinh ra có bị nhiễm giống vậy không? (Nguyễn Thị Minh Thư, 23 tuổi, minhthu1903@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Viêm gan siêu vi B không lây từ cha sang con, chỉ lây từ mẹ sang con.

* Gia đình tôi có di truyền ung thư gan, bản thân tôi cũng bị viêm gan siêu si B. Khi làm xét nghiệm xuất hiện các chỉ số AST là 43.6 U/L, ALT là 77.4 U/L nhưng bác sĩ bảo không sao. Vậy tôi có cần uống thuốc và điều trị hay không? Hiện tôi vẫn chưa điều trị viêm gan B. (nguyen thi guong, 62 tuổi, guong1949@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Bạn nên được theo dõi sát, do hai yếu tố: viêm gan ma5n tính và tiền căn gia đình (mặc dù cho tới nay vẫn chưa xác định rõ có yếu tố di truyền hay không). Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa về tiêu hóa để được các bác sĩ khám và theo dõi.

* Vừa rồi tôi xét nghiệp Anti HCV thì kết quả là dương tính, báo sĩ chỉ định sau 3 tháng xét nghiệm lại mới biết được kết quả. Tôi có nghe nói về phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử có thể biết kết quả ngay và chính xác.

Tôi có thể làm xét nghiệm này ở đâu và chi phí như thế nào? Viêm gan C so với viêm gan B có nguy hiểm hơn không? Triệu chứng dễ thấy nhất là gì? Trường hợp tôi bị viêm gan C, có thể mang thai không? Nếu mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không? Xin cám ơn.(Ms Đông, 30 tuổi, dongvh..@...)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Xét nghiệm Anti HCV chưa hẳn là kết quả chính xác để xác định bệnh bệnh viêm gan siêu vi C. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều không có triệu chứng rõ ràng. Muốn xác định được bệnh, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm thêm xét nghiệm tìm siêu vi C trong máu cùng các xét nghiệm đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những hướng dẫn cụ thể, kế cả việc mang thai và ảnh hưởng trên thai nhi.

* Tôi bị viêm gan B khi mang thai bé đầu tiên, đã chích ngừa cho bé sau sinh theo đúng lịch trình quy định. Xin hỏi vậy tôi có phải đưa bé đi xét nghiệm lại không? Nay bé đã được 27 tháng tuổi nhưng ăn uống kém, cân nặng chỉ 10,5kg. Xin cảm ơn. (Kieu Oanh, 34 tuổi, kieuoanhle77@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn nên đưa bé đi xét nghiệm HbsAg và antiHbs để xác định tình trạng miễn nhiễm siêu vi B của bé.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top