08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 7

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Tôi bị bệnh viêm gan B đã hơn 2 năm, trị hoài không khỏi. Xin hỏi, bệnh này thời gian bao nhiêu lâu thì chuyển qua ung thư và tử vong? (Huỳnh chí Trung, 30 tuổi, Trungcd98@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Không phải bệnh viêm gan B nào cũng chuyển qua ung thư gan và tử vong như bạn nghĩ. Bạn chớ quá lo lắng, nên kiên trì đi khám bệnh và tuân thủ theo việc điều trị cũng như thiết lập cho mình một chế độ ăn uống, lối sống thích hợp thì sẽ không sao cả.

Nhiều người vẫn bị viêm gan đấy thôi, quan trọng là sống với bệnh viêm gan như thế nào cho đúng, hạn chế tối đa khả năng biến chứng của nó. Chúc bạn may mắn!

* Các bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viêm gan siêu vi B có lây qua đường ăn uống không? Nếu ăn ở chung phòng với người bi bệnh này thì nguy cơ lây lan như thế nào? Tôi xin cảm ơn! (nguyễn văn thi, 24 tuổi, nguyenvanthi...@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Siêu vi B không lây qua đường ăn uống và những tiếp xúc thông thường như ăn chung, bắt tay, làm việc chung...

* Nên làm gi khi biết mình viêm gan B? Có nên đi khám thường xuyên không? Tôi có nên lập gia đình và sinh con không, nếu có thì cần lưu ý gì ? Xin cảm ơn bác sĩ và chương trình! (Lương Quốc Sinh, 24 tuổi, sinhauto@...)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh viêm gan B có thể tự giới hạn và cũng có thể điều trị được. Người bị nhiễm siêu vi B vẫn lập gia đình và có con bình thường. Tuy nhiên người nhiễm siêu vi B cần được theo dõi và điều trị khi có chỉ định nhằm ngăn ngừa biến chứng bùng phát viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Đa số người nhiễm siêu vi B chỉ cần theo dõi định kỳ và không cần dùng thuốc. Chỉ có dưới 30% trường hợp người trẻ cần điều trị đặc hiệu. Khi điều trị thành công bệnh nhân cũng chỉ cần được theo dõi định kỳ để bảo đảm virut ngừng hoạt tính. Trường hợp phụ nữ nhiễm siêu vi B khi có thai thì cần có những biện pháp riêng để ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Tất cả những biện pháp điều trị và theo dõi cần thiết đều thực hiện được tại Việt Nam. Bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn rõ hơn.

* Tôi đã chích ngừa viêm gan B, như vậy thì khả năng lây nhiễm viêm gan C như thế nào đối với trường hợp khi đã chích ngừa viêm gan B? (Thái Hữu Tiến, 30 tuổi, thaiitien...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Bạn đã chích ngừa viêm gan siêu vi B, như vậy, bạn có khả năng ngừa được bệnh viêm gan siêu vi B, không ngừa được viêm gan siêu vi C. Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi C.

* Tôi bị viêm gan siêu vi B gần 10 năm. Tôi dự định sang năm sinh em bé, vậy phải làm những gì để con tôi sinh ra an toàn và khỏe mạnh nhất? Từ nhỏ đến giờ tôi chưa chích ngừa bất kỳ mũi vacxin nào, vậy giờ tôi phải tiêm những vacxin nào để chuẩn bị tốt nhất khi mang thai (tôi đã xét nghiệm rubella bác sĩ nói tôi không cần chích ngừa vì đã bị trong quá khứ)?

Trong số những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính có bao nhiêu phần trăm chuyển thành ung thư gan hay xơ gan? Em trai thứ hai của tôi cũng bị như tôi, em trai thứ 3 thì không. Cô ruột tôi mất năm 34 tuổi vì bị xơ gan. Xin hỏi đó có phải là di truyền không? (nguyễn thi thùy anh, 28 tuổi, doigiohu@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn cần phải làm những việc sau đây trước khi mang thai:

+ Khám và xin tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B của bạn hiện đang ở giai đoạn nào có cần điều trị hay không (phải được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa gan mật).

+ Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không sử dụng các loại thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

+ Chích ngừa viêm gan siêu vi A, và các vacxin khác nếu chưa được miễn nhiễm.

+ Khi có thai phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

+ Khi sinh em bé phải chích ngừa siêu vi B ngay cho em bé trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Viêm gan siêu vi B mạn tính có khoảng 20% ở dạng hoạt động, có khả năng diễn tiến xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan siêu vi B không di truyền, chỉ lây nhiễm qua 3 đường: đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền cho con.

* Em bị viêm gan B. Gần đây em thấy người mệt mỏi và nóng, tính tình hay cáu gắt, đặc biệt vùng lưng phía sau cứ nóng từng hồi liên tục rất khó chịu đối với nhân viên văn phòng. Có phải những dấu hiệu đó cho thấy bệnh gan B ngày càng nặng hơn không? (nguyễn văn minh, 28 tuổi, minhqn_0410@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Viêm gan siêu vi B được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, vì vậy muốn biết bệnh có diễn tiến hay không, có biến chứng gì hay chưa phải được khám và làm xét nghiệm. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để được khám và tư vấn thêm.

* Tôi phát hiện bị VGSV B khoảng 6 năm nay và không điều trị bằng thuốc gì. Tôi vừa xét nghiệm có kết quả như sau: SGOT : 22 , SGPT : 28 HbsAg ( ) , Anti Hbs (-) Anti Hbc total( IgG): ( ) HbeAg (-) , Anti Hbe ( ) HBV-DNA < 2000 copies/ ml (giới hạn phát hiện). Như vậy tôi cần điều trị gì nữa không và có thể khỏi bệnh không. Xin tư vấn điều trị. Cám ơn rất nhiều!! (nguyen phung vu, 28 tuổi, phungvu...@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Theo kết quả xét nghiệm của bạn, bạn đã mất kháng nguyên bề mặt HbsAg (là một mục tiêu lý tưởng trong điều trị viêm gan B) tuy nhiên, lý tưởng nhất khi anti Hbs (+).

Một vài nghiên cứu hiện nay có thể áp dụng một vài phác đồ để cố gắng tạo được anti Hbs, bạn có thể tư vấn thêm ở bác sĩ chuyên khoa gan mật.

* Xin hỏi BS Nguyễn Hữu Chí bệnh siêu vi B, C lây lan qua đường nào? Cách phòng tránh như thế nào? (Phạm Hoàng Long, 34 tuổi, minhw...@...)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Bệnh viêm gan siêu vi B và C có những đường lây tương tự:

- Lây truyền qua máu và các phẩm vật của máu. Con đường này hiện nay đã được khắc phục nhờ vào biện pháp tầm soát người cho máu. Đối với các vật bén nhọn có dính máu chứa siêu vi B, C, làm trầy xước da niêm, có thể lây nhiễm cho người có vết thương.

- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Mức độ lây nhiễm viêm gan siêu vi B lớn hơn viêm gan siêu vi C nhiều lần.

- Lây nhiễm từ mẹ sang con của viêm gan siêu vi B quan trọng hơn viêm gan siêu vi C. Đây là con đường lây quan trọng ở những nước có tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B cao như ở VN.

Đối với các sinh hoạt thường ngày, lây nhiễm các bệnh viêm gan B và C không đáng ngại. Rất tiếc, hiện nay, y học chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi C. Ở nước ta, cũng như nhiều nước đang có chương trình chủng ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả.

* Xét nghiệm fibroscan có thay thế được sinh thiết gan không? Số lượng virus trong máu bao nhiêu bản copy thì điều trị? Các thuốc điều trị tốt nhất hiện nay thành công bao nhiêu phần trăm? (Lý Nguyên Thạch, 39 tuổi, lynguyenthach....@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Hiện nay fibroscan chỉ để tham khảo thêm chưa được công nhận chính thức thay thế cho sinh thiết gan. Tùy từng trường hợp, thông thường lượng virus lớn hơn hay bằng 100.000 copy/ml máu kèm theo tăng men gan có thể được xem xét điều trị.

Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương gan nhiều, xơ gan, nhiễm virus đột biến, đang sử dụng một vài loại thuốc ức chế miễn dịch, nam lớn tuổi, gia đình có tiền căn ung thư gan... có thể chỉ định sớm hơn.

* Bệnh viêm gan siêu vi B có thể chữa khỏi được không? Khi nào thì cần thiết nhập viện và khi nào chuyển qua giai đoạn xơ gan? (nguyễn văn cường, 25 tuổi, cuongsp...@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Chỉ bị nhiễm viêm gan siêu vi B mà không bị viêm gan thì không cần phải điều trị. Có một số loại thuốc để điều trị viêm gan siêu vi B nhưng kết quả cũng còn hạn chế. Tốt nhất là phòng ngừa và nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng thể dục hợp lý. Một điều nữa là hạn chế lây bệnh cho những người khác trong gia đình.

Giai đoạn đầu của bệnh xơ gan thì không cần nhập viện. Khi xơ gan tiến triển thì tùy theo trường hợp người bệnh phải nhập viện để bác sĩ xử trí.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top