08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 5

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan C chuyển sang ung thư gan là bao nhiêu phần trăm? (nguyễn văn minh, 30 tuổi, minhhoangbt@... )
- BS Trần Nguyên Hà: Bên cạnh nhiễm viêm gan B, bệnh viêm gan C được coi là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan ở các nước phát triển như ở Nhật, Mỹ... Người ta nhận thấy sự gia tăng ung thư gan trong ba thập kỷ qua ở Nhật là do HCV. Tỉ lệ nhiễm HCV ở các nước này rất cao, từ 40-80%, tuy nhiên tại VN, tình trạng nhiễm HCV ở người ung thư gan không cao. Qua khảo sát hơn 300 bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì chỉ có khoảng 3% bị nhiễm HCV.

Như vậy tại VN, tỉ lệ nhiễm HCV không cao. Tuy nhiên, khi bị nhiễm HCV cần phải được điều trị đúng mức vì nguy cơ ung thư gan ở người bị nhiễm HCV cao hơn HBV.

* Chồng tôi bị viêm gan B từ lúc lọt lòng (di truyền từ mẹ), tôi thì không bị do có tiêm ngừa. Hiện tại tôi đang mang thai được 7,5 tháng. Xin hỏi BS sau này con tôi có bị viêm gan B như bố hay không? (Nguyễn Cát Tường, 28 tuổi, cattuong@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu mẹ mang virut viêm gan B lúc có thai. Bạn đã có tiêm ngừa và bạn đã có kháng thể antiHBs, tức là bạn đã được bảo vệ với viêm gan B. Con của bạn không bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm siêu vi B của bố. Sau khi sinh con bạn vẫn cần được chích ngừa siêu vi B bắt buộc như trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tránh nhiễm siêu vi từ mọi nguồn lây khác.

* Tôi bị viêm gan B, có nên uống thuốc Diệp hạ châu BVP không? Cám ơn bác sĩ. (Lương văn Nhiền, 1972 tuổi, luongvan.nhien@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Diệp hạ châu đắng có thể sử dụng cho người bị viêm gan B nhưng không phải là thuốc điều trị đặc trị.

* Tôi 32 tuổi, bị VG B mãn tính trên 20 năm, khám siêu âm mỗi 3 tháng/ lần và điều trị bằng Baraclude 1v/ ngày cùng với 2v Garis (hoặc thay bằng Dusmarus, …) từ năm 2007 đến nay.

Ban đầu test HBV-DNA phát hiện virus 5 triệu đv, sau đó giảm còn 2,5tr, sau đó âm tính trong vòng 1 năm cho đến nay. Hiện nay tôi vẫn duy trì điều trị và khám đều đặn, HBV-DNA âm tính, kết quả siêu âm tốt, chỉ bị gan nhiễm mỡ nhẹ (men gan AST không cao, ALT cao hơn chuẩn nhưng không nhiều). Quý Bác sĩ cho hỏi tôi phải điều trị bao lâu nữa, có dừng sử dụng thuốc được không ạ? Chân thành cám ơn. (Hoang, 32 tuổi, huhu68...@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Baraclude là thuốc điều trị đặc trị viêm gan B, thời gian điều trị và chỉ định ngưng điều trị không chỉ dựa vào HBV_DNA, men gan mà còn, dựa vào HbeAg, antiHbe và HbsAg, antiHbs. Do vậy việc chỉ định ngưng điều trị bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho bạn để có câu trả lời chính xác nhất.

* Tôi bệnh viêm gan C, trị bằng Pegasys và uống Ribavirin nhưng không đáp ứng. Nay tôi đọc trên mạng thấy có loại thuốc Telaprevir, Boceprevir (Mỹ) vậy tôi có nên dùng không? Nếu được thì trị bao lâu? (Trần văn phương bình dương, 1957 tuổi, phongba...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Qua những hội nghị quốc tế gần đây, hai loại thuốc trên có thể phối hợp với điều trị chuẩn (pegasys+ ribavirin ) cho kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này chưa được tung ra trên thị trường quốc tế và VN.

* Vợ tôi bị nhiểm viêm gan siêu vi B trước khi có thai, nay con trai tôi 1 tuổi. Con tôi có bị nhiễm viêm gan không? Tôi đã chích thuốc ngừa viêm gan, xét nghiệm đã có kháng thể. Vậy tôi có bị lây nhiễm viêm gan từ vợ không (vợ chồng tôi quan hệ tình dục bình thường)? (Nguyễn Văn Cang, 36 tuổi, vancang1205@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bạn đã được chích ngừa và có kháng thể nên không còn lo ngại bị lây nhiễm siêu vi B. Nếu khi mang thai vợ bạn có HBeAg dương tính thì có thể truyền siêu vi B cho con. Tuy nhiên hiện nay tất cả các bé sanh từ mẹ bị nhiễm siêu vi B đều được chích văcxin và dùng HBIg ngay sau sanh để được bảo vệ trong tháng đầu đời. Con trai của bạn cần được xét nghiệm HBsAg và antiHBs sau 18 tháng để bảo đảm việc chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng là hiệu quả và có kháng thể bảo vệ.

* Tôi uống rượu nhiều có phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm gan siêu vi không? (paul, 23 tuổi, quocuy...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Bia rượu gây nên hậu quả nhiều mặt và nhiều nơi trên cơ thể của bạn chứ không hẳn chỉ riêng ở gan. Siêu vi gây viêm gan là nguyên nhân khác. Nếu cùng lúc bị viêm gan siêu vi và uống quá nhiều bia rượu sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tối đa bia rượu để giảm bớt nguy cơ và có sức khỏe tốt hơn.

* Khả năng chuyển từ viêm gan siêu vi B tới ung thư gan là chắc chắn hay tùy vào từng điều kiện chủ quan của mỗi bệnh nhân? Thời gian là bao lâu? Khả năng di truyền của bệnh có hay không? Nếu chích ngừa lúc chưa bị nhiễm bệnh thì khả năng mắc bệnh có là 0%? (Kiều Mạnh Trường, 19 tuổi, kmt_tix92@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Như đã trả lời ở trên, viêm gan siêu vi B chỉ là yếu tố nguy cơ cao chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh nên khả năng chuyển từ viêm gan siêu vi B tới ung thư gan không phải là chắc chắn mà còn tùy vào điều kiện chủ quan của bệnh nhân như em nói.

Viêm gan mạn tính cho dù bất cứ nguyên nhân nào (như do siêu vi, do rượu, do độc tố... ) đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Một lối sống và chế độ ăn thích hợp cũng như việc chủng ngừa viêm gan siêu vi B được cho là giải pháp hợp lý để phòng ngừa ung thư gan tại VN.

* Tôi bị viêm gan siêu vi B và đã uống thuốc được nửa năm. Tuy nhiên, việc uống thuốc không đều đặn vì bệnh viện cách nhà khá xa, không tiện cho việc đi khám và lấy thuốc. Vậy bệnh của tôi có bị nặng thêm không? Nếu chỉ uống thuốc thì có điều trị dứt điểm không? Viêm gan B có dẫn đến ung thư gan? (Lê Mạnh Hùng, 45 tuổi, lethuy_nt2112@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh nhân viêm gan B khi có chỉ định điều trị cần tuân thủ điều trị tốt (uống thuốc đúng giờ, không bỏ cử thuốc). Nếu bệnh nhân tuân thủ tốt và kiểm soát được virut, mất HBeAg thì có thể ngừng điều trị để theo dõi giám sát virut. Việc điều trị không liên tục sẽ dẫn đến kháng thuốc làm tăng chi phí điều trị và hạn chế thành công. Ngoài ra kháng thuốc còn dẫn đến những đợt viêm gan bùng phát có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc là diễn tiến nhanh đến xơ gan, ung thư gan.

Khi bệnh nhân kháng thuốc thì phải thay đổi phác đồ hoặc phối hợp thêm thuốc. Hiện nay chỉ có 4 nhóm thuốc để điều trị viêm gan B nên nhiều trường hợp việc điều trị trở nên nan giải vì không có thuốc khác để thay thế. Bạn không nên ngưng điều trị hoặc tự ý thay đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

* Cách đây 2 năm tôi đi xét nghiệm máu và phát hiện HBsag , bác sỹ nói chưa cần điều trị, 6 tháng sau đến tái khám. Tuy nhiên, vì nghĩ có điều trị cũng không khỏi nên 2 năm qua tôi không đi khám lại. Hằng ngày tôi vẫn tập thể dục đều đặn, ăn ngủ rất tốt liệu như vậy có đẩy lùi được bệnh. Tôi sắp lấy vợ (vợ đã tiêm ngừa viêm gan B, C) vậy viêm gan có ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con không?. Cảm ơn bác sỹ.(Phi, 29 tuổi, cub....@...)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Như đã trả lời ở các câu trả lời khác có liên quan, người mang virus viêm gan B mạn không hoạt động có thể vẫn chuyển sang dạng hoạt động gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan siêu vi B được gọi là tên giết người thầm lặng, vì diễn biến rất âm thầm không biểu hiện triệu chứng gì chỉ đến khi có biến chứng nặng nề thì mới biểu hiện rõ gây khó khăn và giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, bắt buộc bạn phải theo dõi định kỳ từ 6-12 tháng.

Nếu vợ bạn đã chích ngừa viêm gan B và có đủ kháng thể bảo vệ thì sẽ không bị lây nhiễm từ bạn.

Nhiễm viêm gan B ở dạng không hoạt động sẽ không ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con, tuy nhiên nếu viêm gan mạn hoặc xơ gan thì sẽ có ảnh hưởng.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top