Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Tôi bị bệnh viêm gan siêu vi B cách nay khoảng 2 năm. Khi khám ở Bệnh viện nhiệt đới, bác sĩ không cho thuốc uống mà chỉ kêu định kì 3 tháng hoặc 6 tháng đi xét nghiệm máu. Vậy bệnh của tôi có nặng không? Ở nhà tôi có mua một số thuốc như Giải độc gan Tuệ linh, Diệp hạ châu u uống có được không?(ĐĂNG HƯƠNG, 30 tuổi, phancao...@...)
- ThS.Bs Lê ThS Thị Tuyết Phượng (Phó khoa Nội tiêu hóa BVND 115): Viêm gan siêu vi B đa số ở dạng không hoạt động, không cần điều trị đặc trị. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động sẽ chuyển sang dạng hoạt động. Vì vậy tuy không điều trị đặc trị bạn vẫn phải theo dõi định kỳ từ 3 đến 6 tháng để phát hiện kịp thời nếu bịnh chuyển sang dạng hoạt động hoặc có nguy cơ viêm gan mạn. Các loại thuốc chiết xuất từ cây Diệp hạ châu đắng có thể sử dụng được nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.
* Cách tốt nhất để kiểm tra xem có nhiễm virus viêm gan siêu vi B hoặc C không là gì? Tiêm ngừa virut siêu vi B và C sao cho hiệu quả vì tôi nghe một bác sĩ nói có loại tiêm 1 lần, có loại tiêm mấy lần? - Những bệnh viện y tế vùng sâu vùng xa cấp huyện như Phú Quốc, có đáng tin để xét nghiệm và tiêm ngừa virus viêm gan B hoặc C không? Vì tôi thấy rất nhiều người có tiền ở đây đều đi đất liền xét nghiệm và chữa bệnh. (NGUYỄN HỮU BẢO, 31 tuổi, bao.phuquoc@)
- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng:
Cách tốt nhất để kiểm tra xem có nhiễm siêu vi B hay C không là cần làm xét nghiệm máu.
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa siêu vi C.
Thuốc chủng người siêu vi B đã có từ lâu và mang lại hiệu quả rất cao. Phác đồ chủng ngừa tùy một số trường hợp, có thể 0-1-6, 0-1-2-12. Việc chủng ngừa có thể nhắc lại một mũi sau 5-8 năm tùy lượng kháng thể có trong máu.
Tất cả những Trung tâm y tế hoặc bệnh viện có điều kiện bảo quản thuốc chủng ngừa đều có thể chích ngừa được không cần đi đến những nơi xa khác.
* Tôi năm nay 21 tuổi. Cách đây 9 tháng, tôi đi xét nghiệm viêm gan siêu vi B tại viện Pasteur và kết quả là dương tính nhưng bác sĩ không cho thuốc, nói là chỉ theo dõi, sau 6 tháng sau thì xét nghiệm lại.
Vào ngày 18-2 vừa rồi, tôi đi xét nghiệm lại và kết quả là dương tính 910,4(HBeAg, S/Co<1)và bác sĩ vẫn không cho thuốc uống. Tôi muốn hỏi là với tình trạng như vậy tôi có cần điều trị thuốc không? Và tôi đang ở giai đoạn nào của bệnh, nên làm gì để bệnh không chuyển biến xấu hơn? (Diễm, 21 tuổi, diembluesky@...)
- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn bị nhiễm siêu vi B nhưng ở dạng không hoạt động nên chỉ cần theo dõi chưa cần điều trị đặc trị. Trong trường hợp của bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Vẫn phải khám và theo dõi định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.
Hạn chế những thói quen hoặc sử dụng những thực phẩm không tốt cho gan (bạn tham khảo ở các câu trả lời khác có liên quan).
Khi lập gia đình và dự định có thai bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn thích hợp, hạn chế sự lây nhiễm cho bạn đời và con cái sau này.
Lưu ý những hành vi có thể lây nhiễm cho những người xung quanh đặc biệt không sử dụng chung những vật phẩm có khả năng dính máu như: cắt móng tay, dao cạo, bàn chải đánh răng... với người khác.
Phải báo cho bác sĩ biết tình trạng nhiễm siêu vi B của bạn đặc biệt khi thực hiện một vài thủ thuật như nhổ răng... để bác sĩ lựa chọn những phương pháp hạn chế ảnh hưởng đến gan của bạn và hạn chế sự lây nhiễm cho người xung quanh.
* Theo tôi được biết Viêm gan C type 1 rất khó điều trị. Hiện nay một số nước đã ứng dụng phương pháp Plasmapheresis để hỗ̉ trợ điều trị cho các bệnh nhân này và mang lại hiệu quả rất khả quan, không biết các bác sĩ có quan tâm vối phương pháp này? (Nguyen thang Long, 37 tuổi, longth...@...)
- BS Nguyễn Hữu Chí: Theo hiểu biết của chúng tôi, phác đồ điều trị tốt nhất hiện nay đối với bệnh viêm gan siêu vi C là phối hợp PEG-INTERFERON alpha + RIBAVIRIN. Chúng tôi không có kinh nghiệm về cách sử dụng Plasmapheresis trong bệnh viêm gan siêu vi C.
* Vừa rồi em có làm xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm viêm gan, siêu âm bụng, chụp CT cắt lớp có cản quang ở BV Hòa Hảo và phát hiện bị viêm gan siêu vi B, có khối u khoảng 50mm trong kết luận của các BS là u gan. Em có cần phải mổ không? Khi mổ thì thời gian bình phục bao lâu? (Tuấn Anh, 36 tuổi, tuananhdriver@... )
- BS Trần Nguyên Hà: U gan có thể lành hoặc là ung thư. Tùy theo hướng chẩn đoán của bác sĩ qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các dấu hiệu sinh hóa, sinh học để quyết định có mổ hay không. Em nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn thêm.
* Tôi chích ngừa viêm gan siêu vi B được hai lần, lần thứ ba cách sau đó một năm vì công việc tôi quên không chích. Như vậy có tác dụng gì không? Xin cảm ơn. (nguyen hoang viet, 36 tuổi, vietnguyenhoang76@... )
- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bạn nên đi kiểm tra antiHBs. Nếu antiHBs trên 10 UI/L là bạn đã có kháng thể. Khi antiHBs vượt trên 100 UI/L là miễn dịch của bạn đủ mạnh để được bảo vệ khi có tiếp xúc với virut và không cần chủng ngừa thêm. Trường hợp nghề nghiệp của bạn có nguy cơ nhiễm virut viêm gan B cao (y tế, cán bộ trại giam,...) bạn cần duy trì antiHBs trên 100 UI/L. Nếu bạn chưa đạt được mức kháng thể nói trên thì có thể chủng ngừa nhắc lại một liều và kiểm tra kháng thể 1 tháng sau khi tiêm.
- ThS.Bs Lê ThS Thị Tuyết Phượng (Phó khoa Nội tiêu hóa BVND 115): Viêm gan siêu vi B đa số ở dạng không hoạt động, không cần điều trị đặc trị. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động sẽ chuyển sang dạng hoạt động. Vì vậy tuy không điều trị đặc trị bạn vẫn phải theo dõi định kỳ từ 3 đến 6 tháng để phát hiện kịp thời nếu bịnh chuyển sang dạng hoạt động hoặc có nguy cơ viêm gan mạn. Các loại thuốc chiết xuất từ cây Diệp hạ châu đắng có thể sử dụng được nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.
* Cách tốt nhất để kiểm tra xem có nhiễm virus viêm gan siêu vi B hoặc C không là gì? Tiêm ngừa virut siêu vi B và C sao cho hiệu quả vì tôi nghe một bác sĩ nói có loại tiêm 1 lần, có loại tiêm mấy lần? - Những bệnh viện y tế vùng sâu vùng xa cấp huyện như Phú Quốc, có đáng tin để xét nghiệm và tiêm ngừa virus viêm gan B hoặc C không? Vì tôi thấy rất nhiều người có tiền ở đây đều đi đất liền xét nghiệm và chữa bệnh. (NGUYỄN HỮU BẢO, 31 tuổi, bao.phuquoc@)
- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng:
Cách tốt nhất để kiểm tra xem có nhiễm siêu vi B hay C không là cần làm xét nghiệm máu.
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa siêu vi C.
Thuốc chủng người siêu vi B đã có từ lâu và mang lại hiệu quả rất cao. Phác đồ chủng ngừa tùy một số trường hợp, có thể 0-1-6, 0-1-2-12. Việc chủng ngừa có thể nhắc lại một mũi sau 5-8 năm tùy lượng kháng thể có trong máu.
Tất cả những Trung tâm y tế hoặc bệnh viện có điều kiện bảo quản thuốc chủng ngừa đều có thể chích ngừa được không cần đi đến những nơi xa khác.
* Tôi năm nay 21 tuổi. Cách đây 9 tháng, tôi đi xét nghiệm viêm gan siêu vi B tại viện Pasteur và kết quả là dương tính nhưng bác sĩ không cho thuốc, nói là chỉ theo dõi, sau 6 tháng sau thì xét nghiệm lại.
Vào ngày 18-2 vừa rồi, tôi đi xét nghiệm lại và kết quả là dương tính 910,4(HBeAg, S/Co<1)và bác sĩ vẫn không cho thuốc uống. Tôi muốn hỏi là với tình trạng như vậy tôi có cần điều trị thuốc không? Và tôi đang ở giai đoạn nào của bệnh, nên làm gì để bệnh không chuyển biến xấu hơn? (Diễm, 21 tuổi, diembluesky@...)
- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn bị nhiễm siêu vi B nhưng ở dạng không hoạt động nên chỉ cần theo dõi chưa cần điều trị đặc trị. Trong trường hợp của bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Vẫn phải khám và theo dõi định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.
Hạn chế những thói quen hoặc sử dụng những thực phẩm không tốt cho gan (bạn tham khảo ở các câu trả lời khác có liên quan).
Khi lập gia đình và dự định có thai bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn thích hợp, hạn chế sự lây nhiễm cho bạn đời và con cái sau này.
Lưu ý những hành vi có thể lây nhiễm cho những người xung quanh đặc biệt không sử dụng chung những vật phẩm có khả năng dính máu như: cắt móng tay, dao cạo, bàn chải đánh răng... với người khác.
Phải báo cho bác sĩ biết tình trạng nhiễm siêu vi B của bạn đặc biệt khi thực hiện một vài thủ thuật như nhổ răng... để bác sĩ lựa chọn những phương pháp hạn chế ảnh hưởng đến gan của bạn và hạn chế sự lây nhiễm cho người xung quanh.
* Theo tôi được biết Viêm gan C type 1 rất khó điều trị. Hiện nay một số nước đã ứng dụng phương pháp Plasmapheresis để hỗ̉ trợ điều trị cho các bệnh nhân này và mang lại hiệu quả rất khả quan, không biết các bác sĩ có quan tâm vối phương pháp này? (Nguyen thang Long, 37 tuổi, longth...@...)
- BS Nguyễn Hữu Chí: Theo hiểu biết của chúng tôi, phác đồ điều trị tốt nhất hiện nay đối với bệnh viêm gan siêu vi C là phối hợp PEG-INTERFERON alpha + RIBAVIRIN. Chúng tôi không có kinh nghiệm về cách sử dụng Plasmapheresis trong bệnh viêm gan siêu vi C.
* Vừa rồi em có làm xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm viêm gan, siêu âm bụng, chụp CT cắt lớp có cản quang ở BV Hòa Hảo và phát hiện bị viêm gan siêu vi B, có khối u khoảng 50mm trong kết luận của các BS là u gan. Em có cần phải mổ không? Khi mổ thì thời gian bình phục bao lâu? (Tuấn Anh, 36 tuổi, tuananhdriver@... )
- BS Trần Nguyên Hà: U gan có thể lành hoặc là ung thư. Tùy theo hướng chẩn đoán của bác sĩ qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các dấu hiệu sinh hóa, sinh học để quyết định có mổ hay không. Em nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn thêm.
* Tôi chích ngừa viêm gan siêu vi B được hai lần, lần thứ ba cách sau đó một năm vì công việc tôi quên không chích. Như vậy có tác dụng gì không? Xin cảm ơn. (nguyen hoang viet, 36 tuổi, vietnguyenhoang76@... )
- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bạn nên đi kiểm tra antiHBs. Nếu antiHBs trên 10 UI/L là bạn đã có kháng thể. Khi antiHBs vượt trên 100 UI/L là miễn dịch của bạn đủ mạnh để được bảo vệ khi có tiếp xúc với virut và không cần chủng ngừa thêm. Trường hợp nghề nghiệp của bạn có nguy cơ nhiễm virut viêm gan B cao (y tế, cán bộ trại giam,...) bạn cần duy trì antiHBs trên 100 UI/L. Nếu bạn chưa đạt được mức kháng thể nói trên thì có thể chủng ngừa nhắc lại một liều và kiểm tra kháng thể 1 tháng sau khi tiêm.