08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 11

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Tôi bị bệnh viêm gan siêu vi B đã 4 năm. Tháng rồi tôi đi tái khám định kỳ 3 tháng/lần tại MEDIC cho kết quả HBeAg: 1480. SGOT: 49.6, SGPT: 55.7. Bác sĩ bắt đầu cho uống thuốc điều trị. Xin hỏi bệnh tình tôi có nguy hiểm không? Đã đến lúc điều trị chưa?(nguyễn văn sơn, 27 tuổi, style0812985@....)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Thông tin của bạn còn thiếu xét nghiệm định lượng virus trong máu mới có thể xác định là cần phải điều trị hay chưa.

* Người nhà tôi bị nhiễm siêu vi gan B đã lâu. Mỗi 6 tháng có đi làm xét nghiệm men gan SGPT/SGOT, HBeAg, AFB và siêu âm gan/bụng. Các trị số này hiện vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Vậy người nhà tôi có cần làm fibro scan để phát hiện sớm xơ gan/ung thư gan không. Nếu làm fibro scan, thì định kì bao lâu làm một lần, mức độ chính xác của xét nghiệm này. Cây hay thuốc có nguồn gốc cây TỪ CẤMTỪ CẤMTỪ CẤM đẻ có thể có tác dụng làm giảm hay mất tình trang viêm gan siêu vi B hay không. Nhờ bác sĩ tư vấn một vài loại thuốc hỗ trợ giúp giải độc gan, giảm chán ăn, đầy hơi. Triệu chứng mà người bị viêm gan thường hay gặp. Cảm ơn sự tư vấn của các bác sĩ (Dave Nguyễn, 30 tuổi, jeff.nguyen_sg@....)

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Fibro scan có thể được chỉ định để xem xét độ đàn hồi của gan, gián tiếp nhận định mức độ xơ gan, nhưng không thể thay thế cho sinh thiết gan.

Việc phát hiện sớm xơ gan, ung thư gan phải dựa vào nhiều yếu tố như; xét nghiệm máu, đánh giá chức năng gan, AFP, siêu âm gan, trong trường hợp nghi ngờ có thể CT-scan, MRI gan.

Cây TỪ CẤMTỪ CẤMTỪ CẤM đẻ răng cưa có thể sử dụng hỗ trợ ở người viêm gan siêu vi B nhưng không có hiệu quả điều trị đặc trị.

Người bị viêm gan siêu vi B mạn đa số không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ như: mệt mỏi, chán ăn... đến khi có triệu chứng rõ ràng thường đã có những biến chứng nặng nề.

* Cho tôi hỏi tại sao khi phát bệnh viêm gan siêu vi B bạn tôi có triệu chứng đau bụng dữ dội, sắc tố da và mắt chuyển sang màu vàng. Sau khi nhập viện thì đa số là chuyền nước liên tục. Loại nước sử dụng là loại gì? Chất gì là thành phần chính? Tại sao da màu vàng? Tại sao lại đau bụng? (paul uy, 24 tuổi, quocuy1510@...)

- BS Trần Nguyên Hà: Theo tôi thì gia đình của người bệnh nên thẳng thắn hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về chẩn đoán cũng như việc điều trị. Triệu chứng mà bạn kể giống triệu chứng của bệnh viêm gan A nhưng đây chỉ là dự đoán.

* Làm sao phân biệt viêm gan B cấp và mạn tính? (Đào Quốc Hoàng, 37 tuổi, hoang19752001@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Việc phân biệt viêm gan B cấp và mạn phải dựa vào sinh thiết gan. Chúng ta cũng có thể dựa vào thời gian nhiễm virus, nếu nhiễm virus kéo dài từ 6 tháng trở lên thì là viêm gan B mạn tính.

* Cho tôi hỏi bệnh viêm gan siêu vi A, B, C được phân loại tùy theo cấp độ bệnh nặng nhẹ hay do 3 loại virus gây ra? Bệnh nào là nặng nhất? Xin cảm ơn. (Đỗ Thanh Liêm, 30 tuổi, liem...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Siêu vi gây bệnh viêm gan A, B, C là 3 loại siêu vi khác nhau: hình thể, cấu tạo, bệnh cảnh lâm sàng... không dựa vào mức độ theo mẫu tự A, B, C.

Bệnh viêm gan siêu vi A lây nhiễm qua đường tiêu hóa do thức ăn và nước uống bị hoại nhiễm, có thể gây ra những triệu chứng cấp tính, không để lại hậu quả lâu dài về sau. Bệnh viêm gan siêu vi B và C có thể diễn tiến trong nhiều năm, có thể đưa đến biến chứng xơ gan và ung thư gan. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc nhiều yếu tố: thời gian bị nhiễm, tuổi tác, yếu tố di truyền, chủng tộc, thể bệnh...

* Xin hỏi bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua những đường nào? Vợ của anh trai em bị nhiễm viêm gan siêu vi B, nhưng anh trai em đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, xin hỏi anh trai em sống chung có bị lây nhiễm không? Gia đình em cũng đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nhưng sống chung với chị dâu bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì có nguy cơ lây truyền không? (Trần Hữu Tài, 22 tuổi, thtai0812@... )

- TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường máu hay tiêm chích. Sống chung nhà không lây viêm gan B do virút B không lây qua tiếp xúc trực tiếp hay ăn uống. Tuy nhiên gia đình bạn cần chú ý quản lý và dùng riêng bàn chải đánh răng vì dụng cụ này có thể dính máu chứa virút B. Anh trai của bạn nên đi chích ngừa viêm gan B vì bệnh có thể lây qua đường tình dục.

* Xin hỏi bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua những đường nào? Vợ của anh trai em bị nhiễm viêm gan siêu vi B, nhưng anh trai em đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, xin hỏi anh trai em sống chung có bị lây nhiễm không? Gia đình em cũng đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nhưng sống chung với chị dâu bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì có nguy cơ lây truyền không? (Trần Hữu Tài, 22 tuổi, thtai0812@... )

- TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường máu hay tiêm chích. Sống chung nhà không lây viêm gan B do virút B không lây qua tiếp xúc trực tiếp hay ăn uống. Tuy nhiên gia đình bạn cần chú ý quản lý và dùng riêng bàn chải đánh răng vì dụng cụ này có thể dính máu chứa virút B. Anh trai của bạn nên đi chích ngừa viêm gan B vì bệnh có thể lây qua đường tình dục.

Chương trình tư vấn đã kết thúc, TTO cám ơn bạn đọc đã đặt câu hỏi và theo dõi



TTO thực hiện
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top