08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 10

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Khi đã bị nhiễm siêu vi B, nhưng sau đó xét nghiệm lại thì âm tính. Như vậy có cần chích ngừa không ? Tại sao bị nhiễm siêu vi B mãn tính, nhưng kiểm tra các chỉ số khác vẫn bình thường, như men gan chẳng hạn vẫn còn nằm trong ngưỡng, thì bác sĩ tư vấn là không cần điều trị ?(Trần Thanh Kiệt, 42 tuổi, tranthanhkiet...@...)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Siêu vi viêm gan B có nhiều dấu ấn huyết thanh. HBsAg dương tính là dấu ấn xác định tình trạng nhiễm siêu vi B. HBeAg là dấu ấn xác định hoạt tính của virut. Sau khi có kết quả HBsAg dương tính bệnh nhân thường được yêu cầu xét nghiệm HBeAg để chứng minh virut có hoạt tính và điều trị. Nhiều trường hợp HBsAg dương tính nhưng HBeAg âm. Người nhiễm siêu vi B trong trường hợp này không có tổn thương gan, không có tăng men gan và không cần dùng thuốc đặc trị. Trong trường hợp này việc chích ngừa là không hiệu quả và không có chỉ định.

* Bệnh viêm gan có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? (nguyễn văn thanh, 27 tuổi, nguyenvanthanh0117@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Tất cả các bệnh gan có nguy cơ dẫn đến suy chức năng gan, xơ gan, ung thư gan...

Nếu muốn tìm hiểu các bệnh lý về gan bạn có thể tham gia sinh hoạt CLB viêm gan khoa nội tiêu hóa BV Nhân dân 115. CLB sinh hoạt định kỳ vào 8g sáng thứ 7 tuần cuối cùng của các tháng chẵn trong năm, tại hội trường BV Nhân dân 115, hoàn toàn miễn phí.

* Chào Ths BS Lê Thị Tuyết Phượng. Tôi phát hiện bị viêm gan B năm 2006 và đã đi diều trị tại BV Nhiệt đới. Sau khi điều trị hết tôi được tiêm phòng ngay sau đó. Xin hỏi, tôi còn khả năng tái phát lại bệnh nữa không? Tôi có nên đi tiêm phòng nữa không? (nguyễn mạnh hùng, 26 tuổi, nguyenmanhhung121985@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Bạn cần phải xét nghiệm anti Hbs mới đánh giá đã miễn nhiễm với siêu vi B hay chưa. Nếu đã có kháng thể bảo vệ bạn sẽ không bị nhiễm trở lại.

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Người bị nhiễm siêu vi B mạn tính trước khi quyết định có con cần lưu ý:

- Nếu nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động thì vẫn có thai bình thường, lưu ý những biện pháp khi sanh con để hạn chế lây nhiễm cho con.

- Nếu nhiễm siêu vi B ở dạng hoạt động cần điều trị đặc trị có thể xem xét chọn lựa thuốc điều trị, trong trường hợp không chống chỉ định có thể sử dụng thuốc chích (PEG-Interferon alpha 2a) để rút ngắn thời gian điều trị.

- Nếu chồng bạn đã chích ngừa và có đủ kháng thể bảo vệ (>10 UI/ml) thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp.

* Mắc bệnh viên gan siêu B thì bao nhiêu lâu thì chuyển qua xơ gan? (nguyễn minh phú, 20 tuổi, ngtanay@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Không phải ai bị viêm gan B cũng sẽ chuyển sang xơ gan nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thích hợp. Bạn có thể sống chung với con viêm gan siêu vi này mà không chuyển qua xơ gan hay ung thư gan (chỉ có 1 tỉ lệ nhỏ bệnh viêm gan mạn tính kết hợp với nhiều yếu tố nguy cơ khác mới dẫn đến xơ gan và ung thư gan).

* Bao lâu sau khi ngưng điều trị bệnh viêm gan C tôi có thể sinh em bé? Quá trình điều trị này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tôi và em bé sau này? Chế độ ăn uống và sinh hoạt của tôi nên như thế nào để không bị nhiễm bệnh trở lại và tránh lây nhiễm cho người thân xung quanh? Có nên uống thêm thuốc Nam hoặc thuốc Bắc? Tôi nghe nói y học thế giới vừa tìm ra thuốc loại trừ hoàn toàn được siêu vi C, có đúng không? Thuốc này đã đưa vào điều trị chưa? Xin cảm ơn. (Nguyen Minh Phuong, 32 tuổi, hongphuc...g@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Hiện nay, phác đồ chuẩn điều trị viêm gan siêu vi C là phối hợp thuốc chích và thuốc uống trong vòng một năm. Sau khi ngưng thuốc khoảng hơn 6 tháng là có thể mang thai. Nếu kết quả xét nghiệm xác định bạn đã khỏi bệnh thì con của bạn sẽ không có nguy cơ gì đáng kể. Muốn tránh lây nhiễm cho chính bạn và người thân, tốt nhất, nên hạn chế tiếp xúc với vật bén nhọn có dính máu gây thương trầy xước da niêm.

Chúng tôi không có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc Nam và thuốc Bắc trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi B, C. Các loại thuốc mới: Telaprevir, Boceprevir có thể phối hợp với thuốc chích và thuốc uống cho kết quả khả quan hơn nhưng rất tiếc hiện nay chưa có mặt trên thị trường.

* Tôi bị viêm gan siêu vi C, hiện đang chuyển qua xơ gan. Có thể điều trị bệnh này được không? Điều trị ở đâu? Chi phí thế nào? Xin cảm ơn. (MINH, 57 tuổi, thaitoan147@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Các phương pháp điều trị xơ gan hiện nay nhằm mục đích:

+ Hạn chế sự phát triển nặng thêm của xơ gan.

+ Hạn chế các biến chứng của xơ gan.

Nếu xơ gan ở giai đoạn sớm được áp dụng các phương pháp điều trị tích cực có thể vẫn có hiệu quả tốt.

Anh có thể điều trị ở tất cả các cơ sở y tế có chuyên khoa gan mật. Nếu thuận tiện, anh có thể khám và điều trị tại khoa Nội tiêu hóa gan mật BV Nhân dân 115 TP.HCM.

* Người bị viêm gan C có phải tiểu cầu càng thấp thì trình trạng xơ gan càng nhiều hay không? (Duong Thụy, 57 tuổi, thuongnd...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Đối với những người bị viêm gan siêu vi C, có thể bị biến chứng xơ gan và ung thư gan. Tiểu cầu giảm có nhiều liên quan đến xơ gan cần được theo dõi để có điều trị hợp lý.

* Vừa rồi tôi đi xét nghiệm máu tổng quát ở viện Pasteur TP.HCM, các kết quả đều bình thường, chỉ có kết quả HBsAg =2.87, dương tính. Bác sĩ chỉ bảo trong cơ thể có vi rút gây viêm gan B, nhưng chưa chắc đã viêm gan nên hẹn sau 1 tháng nữa xét nghiệm lại. Cho tôi hỏi tôi đã bị viêm gan B chưa? Và kết quả HBsAg=2.87 là đã nghiêm trọng chưa? (Đặng Anh Đức, 22 tuổi, hothotboyvn@...)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa (phó chủ nhiệm bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược TP.HCM): Xét nghiệm HBsAg dương tính xác định có nhiễm siêu vi B. Tuy nhiên kết quả dương tính như trên là thấp, có nghĩa là độ chính xác của xét nghiệm không cao. Vì vậy bác sĩ đề nghị bạn xét nghiệm kiểm tra lại sau 1 tháng.

Cũng có trường hợp bạn đã nhiễm siêu vi B và đang mất dần HBsAg nên xét nghiệm dương tính thấp. Sau 1 tháng bạn nên làm kiểm tra đồng thời HBsAg và antiHBs. Nếu HBsAg trở nên âm tính hẳn và antiHBs dương tính có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn và có kháng thể bảo vệ, không cần phải chích ngừa thêm.

* Tôi bị xơ gan do virut viêm gan C, men gan thấp (dưới 40mg/l) có phải luôn là điều tốt? Tiểu cầu 66.000 có nguy hiểm không? Làm sao để nâng tiểu cầu lên? (Duong Thụy, 57 tuổi, thuongndbis@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Bạn không nói rõ bị xơ gan ở giai đoạn nào, do đó chỉ một xét nghiệm về men gan thì không đủ để đánh giá tình trạng lá gan của bạn. Tiểu cầu thấp như bạn cho biết có thể có nguy hiểm, dễ bị nguy cơ chảy máu. Bạn nên đến khám bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

* Tôi bị mỏi mệt, sốt nhẹ, da vàng, mắt vàng. Xét nghiệm không có viêm gan B, C (B tôi đã chích ngừa, còn C thì chưa). Xét nghiệm máu bilirubin tăng cao TP 34,4, TT 12, GT 22,3pm/l. Huyết tủy đồ bình thường, điện Di HB bình thường. Tôi vào bệnh viện, người ta làm rất nhiều xét nghiệm nữa, nhưng không tìm ra bệnh. Vào viện họ chỉ cho uống thuốc bổ gan, sau đó cho ra viện theo dõi, tháng sau tái khám. Giấy ra viện ghi: giảm 3 dòng máu ngoại vi. Không biết tôi có bị viêm gan A không? Tôi đọc báo thấy triệu chứng viêm gan A cũng tương tự? Hiện nay, tôi chỉ còn hơi mệt, không sốt. (Phạm Hữu Bốn, tm04hn@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Có thể bạn vừa mắc bệnh viêm gan siêu vi A nhưng chưa đủ để kết luận nên giấy ra viện chỉ ghi các rối loạn về máu. Tuy nhiên, việc phòng ngừa viêm gan siêu vi A như ăn chín uống sôi là điều luôn luôn cần thiết đối với mọi người.

Bệnh viêm gan A sẽ dần dần tự khỏi, tuy nhiên, các rối loạn về máu cần được khảo sát thêm về bệnh lý huyết học khác.

* Vì sao bị viêm gan C mạn tính? Nếu đã bị viêm gan mạn tính thì ăn uống và điều trị như thế nào? Một người bị phát hiện viêm gan C nhưng bác sĩ nói có thuốc chích một năm sẽ hết? Điều đó đúng hay sai? Trong trường hợp nào? Xin cảm ơn. (Huỳnh Thị Kim Hằng, 38 tuổi, huynhkim...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Đối với những trường hợp bị viêm gan siêu vi C kéo dài trên 6 tháng được xem là mạn tính. Tất cả những trường hợp này cần được theo dõi để điều trị, hạn chế biến chứng xơ gan và ung thư gan. Phác đồ điều trị hiện nay là phối hợp thuốc chích (có loại chích 1 lần/tuần và loại 3 lần/tuần) + thuốc uống. Thời gian điều trị trung bình từ 6 tháng tới 1 năm tùy theo type siêu vi. Thời gian ngắn hơn 6 tháng hoặc kéo dài trên 1 năm cần có những chỉ định chuyên môn riêng. Nhìn chung, kết quả ước tính vào khoảng 50 - 60%.

* Em đã chích ngừa viêm gan siêu vi B 10 năm, đi xét nghiệm lại để xem có chính ngừa nữa không thì bác sĩ bảo em bị nhiễm siêu vi C. Vậy là sao? Em đi xét nghiệm viêm gan C thì kết quả là âm tính. (Phan Thị Tuyết Hằng, 1976)

- BS Nguyễn Hữu Chí: Thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B chỉ có tác dụng đối với bệnh viêm gan siêu vi B, không có hiệu quả trong việc chống lại bệnh viêm gan siêu vi C. Vì vậy, những người đã chích ngừa viêm gan siêu vi B vẫn có khả năng mắc bệnh viêm gan siêu vi C. Xét nghiệm tầm soát viêm gan siêu vi C bằng Anti - HCV dương tính (nghi ngờ) nhưng kiểm tra lại bằng xét nghiệm sinh học phân tử HCVRNA có thể âm tính (khẳng định không mắc bệnh).

* Vừa rồi em làm xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm viêm gan, siêu âm bụng, chụp CT cắt lớp có cản quang ở BV Hòa Hảo và phát hiện bị viêm gan siêu vi B, có khối u khoảng 50mm. Kết luận của các BS là u gan nghĩ HCC. Vậy em có cần phải mổ không? Nếu mổ thời gian bình phục bao lâu? (Tuấn Anh, 36 tuổi, tuananhdriver@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Em cần làm thêm một số xét nghiệm bổ sung để xác định bệnh như:

+ Xét nghiệm xem AFP có tăng cao hay không? AFP là một loại protein phôi thai, xuất hiện với lượng cao ngay sau khi sinh nhưng sau đó giảm dần và biến mất sau một tuần. AFP tăng rất cao trong bệnh ung thư gan - từ 30-90%. Tuy nhiên, cũng có khoảng từ 10-20% ung thư gan mà không tăng AFP. AFP cũng tăng trong các bệnh lý viêm gan các ung thư cơ quan khác...

Một điều đáng ghi nhận là AFP tăng đặc biệt ở bệnh nhân ung thư gan có HBsAg dương tính hơn là những bệnh nhân có HBsAg âm tính. Khi AFP vẫn tăng cao, và tăng kéo dài sau khi mổ ung thư gan thì phải nghĩ đến nguyên nhân còn bướu hay những trường hợp tái phát.

+ Siêu âm: là phương pháp rà tìm ung thư gan ở những người có nguy cơ cao rất hữu hiệu vì nó nhạy hơn AFP nhất là khi bướu còn nhỏ. Siêu âm có thể phát hiện bướu còn nhỏ - dưới 1-2cm.

+ FNA: chọc hút bằng kim nhỏ, đây là kỹ thuật cho phép chẩn đoán về mặt tế bào học đối với ung thư gan, có giá trị chẩn đoán cao khi thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Khả năng chẩn đoán ung thư gan của phương pháp này có thể đạt đến 99.5%, ngay cả khi bướu còn rất nhỏ. Đây là phương pháp chẩn đoán dễ thực hiện, an toàn và độ chính xác cao.

+ CT scan: giúp xác định độ xâm lấn của bướu đối với các cấu trúc lân cận để cân nhắc có chỉ định mổ hay không. Có khi, bác sĩ còn cho chụp cộng hưởng từ MRI để bổ sung.

+ Các xét nghiệm về chức năng gan giúp đánh giá khả năng can thiệp phẫu thuật cũng như tiên lượng bệnh.

Em đã chụp CT, cần thêm những xét nghiệm kể trên để xác chẩn. Nếu đã có chỉ định mổ thì nên mổ. Thời gian phục hồi trong khoảng 1 tháng.

* Cách phòng tránh bệnh viêm gan siêu vi B ,C ? 2/ Tầm soát bệnh viêm gan như thế nào là đúng? (Trần Anh Tuấn, 44 tuổi, huyminh1@...)
- ThS.Bs Lê Thị Tuyết Phượng: VGSV B,C lây qua 03 đường: Máu, Tình dục & mẹ truyền cho con. Vì vậy để phòng ngừa chúng ta lưu ý các vấn đề sau:
1/ Không tiêm chích, sử dụng chung những vật dụng có khả năng dính máu với người khác
2/ Không sử dụng ma túy
3/ Quan hệ tình dục an toàn
4/ Thăm khám thai và tuân theo chỉ dẫn của BS khi mang thai đặc biệt ở những bà mẹ mang thai có nhiễm virus B,C.
* Tầm soát bệnh viêm gan:
- Xét nghiệm máu để tầm soát người bị nhiễm.
Nếu xét nghiệm máu nghi ngờ có nhiễm siêu vi viêm gan B,C nên đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được tư vấn cụ thể hơn.
* Tôi dùng thuốc lamidac100 đã 5 năm để trị gan B. Vậy có ảnh hưởng gì đến có con không?(Dạo này tôi thấy ít tinh trong quan hệ vợ chồng) (Phạm Hồng Trung, 33 tuổi, trungmai8...@...)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Lamidac là biệt dược của hoạt chất Lamivudin đã được sử dụng trên 20 năm nay để điều trị nhiều loại bệnh do virut. Cho đến nay thì thuốc được xem là loại trị liệu khá an toàn và không ảnh hưởng gì đến hoạt động tình dục và khả năng thụ thai, cũng như sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đến gặp bác sĩ nam khoa để tham vấn về vấn đề của bạn mà không cần lo lắng việc điều trị.

* Chào Ths BS Lê Thị Tuyết Phượng. Năm 2005 em nằm viện điều trị viêm cơ tim thì có xét nghiệm viêm gan. Khi ra viện em được chẩn đoán là viêm cơ tim, viêm gan HPV. Và khoảng 1 năm trước em xét nghiệm kiểm tra viêm gan thì bác sĩ nói em là bị nhiễm viêm gan siêu vi B mà ở người lành mang bệnh. Em bị như vậy thì có nguy hiểm gì không? Và có nguy cơ bị nhiễm viêm gan hay xơ gan không? Em cám ơn bác sĩ. (Lâm Thanh Hùng, 23 tuổi tuổi, thanhhunglamvn@...)

- Ths BS Lê Thị Tuyết Phượng: Người mang virut viêm gan B mạn có thể ở nhiều dạng.

1. Người mang virut không hoạt động trường hợp này có thể chỉ theo dõi chưa cần điều trị đặc trị. Tuy nhiên ở một thời điểm nào đó có thể từ dạng không hoạt động sẽ chuyển sang dạng hoạt động gây tổn thương cho gan. Vì vậy tuy ở dạng không hoạt động, người mang virut viêm gan B vẫn phải được theo dõi thường xuyên.

2. Viêm gan siêu vi B mạn hoạt động dạng này sẽ có thể gây tổn thương gan và có thể phải chỉ định điều trị đặc trị để hạn chế dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Trong trường hợp của bạn có thể bạn nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động cần phải theo dõi định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên bạn có tiền căn viêm cơ tim nếu phải điều trị có sử dụng corticoid hoặc những thuốc ức chế miễn dịch khác. Bạn phải đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để được chỉ định điều trị sớm hơn hạn chế tình trạng bùng phát siêu vi.

* Tôi đang bị viêm gan siêu vi B. Tôi có xét nghiệm HBV DNA vào 3 tháng trước thì thấy định lượng >10^8. Hiện nay tôi đang uống Hamega và uống trà Diệp Hạ Châu. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi dùng thuốc như vậy có hiệu quả gì không? Hiện giờ sức khỏe của tôi đang rất tốt. (Trần Long, 33 tuổi, fasthtkh@....)

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bạn bị nhiễm siêu vi gan B với mật độ siêu vi trong máu rất cao. Bạn cần đi khám để được bác sĩ xác định giai đoạn diễn tiến của bệnh và chỉ định điều trị khi cần thiết để có thể kiểm soát được virut và tránh biến chứng xơ gan và ung thư gan. Nếu mật độ siêu vi cao và có tổn thương gan bạn sẽ được yêu cầu điều trị. Nếu chưa có chỉ định điều trị bạn cũng cần được theo dõi để xác định thời điểm điều trị thích hợp. Các loại trà và thuốc bạn đang dùng có tác dụng hỗ trợ chứ không có hiệu quả diệt virut.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top