08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 1

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Chương trình tư vấn trực tuyến Viêm gan siêu vi B, siêu vi C và siêu vi A do Tuổi Trẻ Online tổ chức. Các khách mời là những chuyên gia hàng đầu về gan mật tại các bệnh viện đã tư vấn cùng bạn đọc những kiến thức cơ bản để phòng chống những căn bệnh này.
Khách mời của chương trình gồm:
- BS chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Chí - phó chủ nhiệm bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược TP.HCM

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - phó chủ nhiệm bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược TP.HCM

- BS Trần Nguyên Hà - trưởng khoa nội 4 Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

- ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - phó khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115

NỘI DUNG BUỔI TƯ VẤN:

* Tôi bị viêm gan B, điều trị bằng Adefovir và Lamivudin từ 24-4-2008 đến nay, đã hai lần xét nghiệm sinh học phân tử, đều cho kết quả < 250x10 mũ 0 copies/ml huyết tương. Xin hỏi tôi đã khỏi bệnh chưa? Có còn cần uống thuốc nữa không? (Phạm Văn Thụy, 59 tuổi, phamvanthuy52@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - phó chủ nhiệm bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược TP.HCM: Bệnh viêm gan B của bạn đang điều trị bằng Adefovir và Lamivudin. Đây là 2 loại thuốc ức chế sao chép của virut. Vì vậy HBV-DNA dưới 250 copies/ml là đang có đáp ứng virut tốt chứ chưa có ý nghĩa là khỏi bệnh. Bạn cần tiếp tục dùng thuốc cho đến khi mất HBeAg và có antiHBe. Bác sĩ điều trị sẽ theo dõi và quyết định thời điểm có thể nên điều trị an toàn để tránh tái phát.

* Tôi đã chích ngừa viêm gan siêu vi C được khoảng 4 năm. Xin hỏi bao lâu thì tôi có thể đi xét nghiệm và chích ngừa lại. Xin cảm ơn! (Nguyễn Thành Minh, 28 tuổi, minh...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Rất tiếc, câu hỏi của bạn chưa chính xác! Hiện nay, trên toàn thế giới chưa có thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi C, vì vậy tôi không biết bạn chích ngừa ở đâu? Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm xét nghiệm tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C bạn có thể đến nhiều trung tâm hoặc bệnh viện trong thành phố để xác định bệnh viêm gan của bạn.

* Mẹ tôi bị viêm gan siêu vi B mạn tính từ năm 2008 và bắt đầu điều trị, uống thuốc Lamuvidin từ đó. Cứ sau 3 tháng đi xét nghiệm và đếm virus. Số virus không quá 2000, men gan ổn định. Từ tháng 11-2009, mẹ tôi bắt đầu ngưng thuốc và đều tái khám khoảng 3 tháng/lần. Tình hình đến nay đều ổn định. Xin hỏi bác sĩ, sắp tới mẹ tôi nên điều trị thế nào? Khi có điều gì bất thường tôi phải làm sao? Xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Lê Trà, 24 tuổi, tra.nguyen@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - phó chủ nhiệm bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược TP.HCM: Mẹ của bạn được điều trị viêm gan B mạn với Lamivudine và đã được ngưng thuốc từ tháng 11-2009. Thông thường bác sĩ cho bệnh nhân ngưng điều trị khi có bằng chứng miễn dịch kiểm soát được virút tức là đạt được mất HBeAg và có kháng thể antiHBs, đồng thời virút trong máu ở mức thấp (thông thường là HBV-DNA âm tính hay < 1000 copy/ml. Khi có dấu hiệu này, bệnh nhân cần có thêm thời gian điều trị củng cố 12 tháng để hạn chế thấp nhất khả năng tái phát.

Mẹ bạn cần tái khám để kiểm tra chức năng gan mỗi 3 tháng, xét nghiệm HBsAg, AFP và siêu âm mỗi 6 tháng cho đến khi mất hết HBsAg. Đồng thời cũng cần làm xét nghiệm HBV-DNA mỗi năm nếu có điều kiện để bảo đảm virut không có tái hoạt. Khi phát hiện có tăng men gan thì cần báo cho bác sĩ để được xét nghiệm HBV-DNA.

* Chào Ths BS Lê Thị Tuyết Phượng, năm 2005 em nằm viện điều trị viêm cơ tim thì có xét nghiệm viêm gan. Khi ra viện em được chẩn đoán là viêm cơ tim, viêm gan HPV. Khoảng 1 năm trước em xét nghiệm kiểm tra viêm gan thì bác sĩ nói em bị nhiễm viêm gan siêu vi B ở người lành mang bệnh. Em bị như vậy thì có nguy hiểm gì không? Có nguy cơ bị nhiễm viêm gan hay xơ gan không? Xin cám ơn bác sĩ.

(Lâm Thanh Hùng, 23 tuổi tuổi, thanhhunglamvn@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Người mang virut viêm gan B mạn có thể ở nhiều dạng.

1. Người mang virut không hoạt động trường hợp này có thể chỉ theo dõi chưa cần điều trị đặc trị, tuy nhiên ở một thời điểm nào đó có thể từ dạng không hoạt động sẽ chuyển sang dạng hoạt động gây tổn thương cho gan, vì vậy tuy ở dạng không hoạt động người mang virut viêm gan B vẫn phải được theo dõi thường xuyên.

2. Viêm gan siêu vi B mạn hoạt động dạng này sẽ có thể gây tổn thương gan và có thể phải chỉ định điều trị đặc trị để hạn chế dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Trong trường hợp của bạn có thể bạn nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động cần phải theo dõi định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên bạn có tiền căn viêm cơ tim nếu phải điều trị có sử dụng corticoid hoặc những thuốc ức chế miễn dịch khác bạn phải đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để được chỉ định điều trị sớm hơn hạn chế tình trạng bùng phát siêu vi.

* Trường hợp bị viêm gan siêu vi B do quá thờ ơ việc kiêng rượu bia dẫn đến xơ gan thì việc nhận biết dấu hiệu xơ gan là như thế nào và phương thức điều trị ra sao? (huy, 22 tuổi, huyho_ht@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Trường hợp đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B mà bệnh đang tiến triển lại còn thờ ơ với việc kiêng rượu bia thì trước sau cũng sẽ dẫn đến bệnh lý xơ gan.

Như đã nói ở trên, bệnh xơ gan hay còn gọi là bệnh chai gan là trường hợp lúc đó gan không còn hoạt động như bình thường nữa mà các tế bào gan bị xơ đi, không tống được những chất độc còn đọng lại trong cơ thể, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn không tiêu, trướng bụng, thậm chí có cổ trướng mà từ chuyên môn gọi là báng bụng.

Xơ gan là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư gan nguyên phát đứng sau HBV ở các nước nằm trong vùng dịch tế học, là yếu tố nguy cơ đứng hàng đầu ở các nước giàu như Mỹ, Pháp, Canada. Như ở Mỹ thì trong số các bệnh nhân chết vì xơ gan do rượu khi được mổ tử thi, người ta thấy khoảng 10 cho đến 55 trường hợp có ung thư gan.

Ngược lại người ta thấy có xơ gan kèm theo từ 60-80% trường hợp ung thư gan. Tức là nguy cơ ung thư gan trên bệnh nhân xơ gan là rất cao, gấp 40 lần người không bị xơ gan, nhưng chỉ từ 3-4% bệnh nhân xơ gan tiến triển thành ung thư gan mỗi năm.

Các loại xơ gan được xác định có khả năng gây ung thư gan là xơ gan do viêm gan, do rượu, do nhiễm sắc tố sắt. Như vậy, vừa bị viêm gan siêu vi B lại kèm thêm uống rượu bia quá độ sẽ gia tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan rất nhiều.

* Bệnh viêm gan siêu vi B chữa được không? Nói là chữa được nhưng sao lại bị tái lại? Mẹ bị viêm gan siêu vi B khi mang thai sinh ra con có bị viêm gan siêu vi B như mẹ không? (Tran Thi Thuan, 23 tuổi, manhtrangcuoirung_7777_ngoc@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Việc điều trị bệnh viêm gan siêu vi nhằm mục đích kiểm soát virut và tránh các biến chứng xơ gan và ung thư gan nhiều năm về sau. Khi điều trị thành công chất liệu di truyền của virut vẫn còn hiện diện trong nhân của tế bào gan và có thể gây tái phát khi miễn dịch của cơ thể không thể kiểm soát được virut. Vì vậy sau khi ngưng điều trị bệnh nhân vẫn cần được theo dõi cho đến khi mất hẳn dấu ấn HBsAg.

Mẹ bị viêm gan B có HBeAg dương có khả năng truyền siêu vi cho con. Vì vậy trẻ sanh từ mẹ mang HBsAg cần được sử dụng Immunoglobulin và văcxin ngừa viêm gan cùng lúc trong 24 giờ đầu sau sanh. Biện pháp này rất có hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và đang được áp dụng ở tất cả các bệnh viện phụ sản hiện nay.

* Viêm gan siêu vi B từ khi bị bệnh đến khi bị ung thư mất thời gian bao lâu? Khi phát hiện bệnh nên kiểm tra định kỳ bao nhiêu lâu một lần? Bị bệnh nên ăn và không nên ăn những loại thức ăn gì? Dấu hiệu nào để biết mình bị ung thư gan? (vu quang duong, 28 tuổi, vuquangduong@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Chào em, về liên quan giữa viêm gan siêu vi B và ung thư gan, người ta thấy có sự liên quan chặt chẽ và có sự gia tăng rõ xuất độ ung thư gan theo thời gian nhiễm virus. Ở người nhiễm HBV lâu năm thì nguy cơ bị ung thư gan tăng gấp từ 100-200 lần so với người bình thường không bị nhiễm. Ngược lại, tỉ lệ ung thư gan có HBsAg dương tính cũng đặc biệt cao ở người châu Á và châu Phi (chiếm từ 60-90%). Ở TP.HCM thì tỉ lệ này là trên 70%, ở Hà Nội trên 80%.
Khoảng từ 20-30% những người mang HBV lâu năm sẽ có biến chứng xơ gan và khoảng 3% trong số này sẽ bị ung thư gan.
Tùy theo mức độ nhiễm HBV và tùy theo từng trường hợp từ lúc nhiễm HBV cho đến khi bị ung thư gan có thể từ 10 năm cho đến 20 năm hoặc hơn nữa.
Khi phát hiện bệnh nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Khi bị bệnh, tùy theo giai đoạn mà có thể ăn uống từ bình thường cho đến một chế độ ăn đặc biệt dành cho những người bị bệnh xơ gan hay còn gọi là chai gan và ung thư gan. Nhìn chung, nên ăn nhiều rau quả tươi, chất xơ, hạn chế chất béo, thịt đỏ... Tốt nhất là có sự tư vấn về dinh dưỡng của bác sĩ trong những trường hợp đặc biệt.
Về những dấu hiệu nào để biết mình bị ung thư gan, đa số trường hợp triệu chứng đầu tiên thường là đau tức hoặc khó chịu ở dười bờ sườn phải. Đôi khi, đau lói ra sau lưng hoặc lên vai, đau vùng chấn thủy xảy ra khi bướu to và ở thùy bên trái. Khởi đầu thường là triệu chứng đau âm ỉ nhưng đôi khi cũng có những cơn đau đột ngột, cấp tính do bướu vỡ gây xuất huyết nội. Các triệu chứng khác như trướng bụng, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, rối loại tiêu hóa...
Bác sĩ khám sẽ thấy gan to là triệu chứng rất thường gặp - từ 50-90% trường hợp ung thư gan. Có nước trong bụng - có từ khoảng 30-60% trường hợp. Sốt, suy kiệt, vàng da, nổi những gân máu ớ da vùng bụng... Sau đó, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để khẳng định thêm như siêu âm vùng bụng, thử một loại protein phôi thai (AFP) hoặc bác sĩ có thể chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm để xem trên kính hiển vi loại tế bào ung thư hay không. Các xét nghiệm khác bác sĩ có thể làm thêm như chụp CT vùng bụng cũng như các xét nghiệm về chức năng hoạt động của gan.
* Điều trị viêm gan siêu vi B bằng thuốc Tây hay thuốc Nam sẽ tốt hơn? Nếu uống thuốc Tây thì thời gian là bao lâu thì hết bệnh? (LÊ ĐÌNH LONG, 29 tuổi, ledinhlong1982@... )

- ThS ThS.Bs Lê Thị Tuyết Phượng: Hiện nay việc điều trị viêm gan siêu vi B có các loại thuốc chính thức được FDA công nhận gồm các loại thuốc uống diệt siêu vi và Interferon, Peg - Interferon. Tuy nhiên chỉ định và chọn lựa loại thuốc nào tùy từng trường hợp cụ thể phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Một vài loại thuốc hỗ trợ có thể sử dụng nhưng hiệu quả chưa được ghi nhân rõ ràng.
Thời gian điều trị viêm gan siêu vi B mạn khó xác định cụ thể, tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên ít nhất là phải vài năm. Trong quá trình điều trị bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ gây tình trạng bùng phát siêu vi và kháng thuốc gia tăng tỉ lệ tổn thương gan, xơ gan, ung thư gan...
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top