Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Dịch tễ
- Thường gặp ở các tỉnh miền Trung.
- Ăn các loại rau thủy sinh như: rau muống, rau xà lách xoong, ngó sen.
I.2. Lâm sàng
- Giai đoạn xâm nhập (ấu trùng sán còn non di chuyển trong mô gan đến khi trưởng thành sống trong ống mật) kéo dài 2 – 3 tháng: dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, sốt cao, đau bụng... Trong giai đoạn xâm nhập, ấu trùng sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các vị trí bất thường như thành ruột, thành bụng…
- Giai đoạn viêm ống mật mạn tính: đau hạ sườn phải, vàng da, gan thường không to, dị ứng, nổi mẩn.
I.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu ái toan tăng cao 70% - 80% trong giai đoạn xâm nhập.
- Siêu âm gan: hình ảnh echo dày, trống lẫn lộn, bờ không rõ, dễ nhầm lẫn với ung thư gan.
- Huyết thanh chẩn đoán (ELISA) Fasciola spp dương tính.
- Rất khó tìm thấy trứng sán lá lớn ở gan trong phân.
II. ĐIỀU TRỊ
- Triclabendazole (viên 250 mg) uống liều duy nhất 10mg/kg sau khi ăn. Chống chỉ định Triclabendazole ở phụ nữ có thai, thận trọng dùng ở phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 4 tuổi.
- Với ổ áp xe > 6 cm, nếu không hiệu quả sau khi dùng thuốc nên xem xét chỉ định chọc hút ổ áp xe.
- Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Tái khám định kỳ sau mỗi tháng trong 3 tháng đầu. Các dấu hiệu cần theo dõi sau điều trị:
+ Triệu chứng lâm sàng.
+ Bạch cầu ái toan.
+ Kích thước sang thương gan.
- Nếu các triệu chứng không giảm, cần điều trị lặp lại bằng Triclabendazole với liều gấp đôi (10 mg/kg x 2 lần), uống cách nhau 12 - 24 giờ, chú ý chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác.
I.1. Dịch tễ
- Thường gặp ở các tỉnh miền Trung.
- Ăn các loại rau thủy sinh như: rau muống, rau xà lách xoong, ngó sen.
I.2. Lâm sàng
- Giai đoạn xâm nhập (ấu trùng sán còn non di chuyển trong mô gan đến khi trưởng thành sống trong ống mật) kéo dài 2 – 3 tháng: dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, sốt cao, đau bụng... Trong giai đoạn xâm nhập, ấu trùng sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các vị trí bất thường như thành ruột, thành bụng…
- Giai đoạn viêm ống mật mạn tính: đau hạ sườn phải, vàng da, gan thường không to, dị ứng, nổi mẩn.
I.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu ái toan tăng cao 70% - 80% trong giai đoạn xâm nhập.
- Siêu âm gan: hình ảnh echo dày, trống lẫn lộn, bờ không rõ, dễ nhầm lẫn với ung thư gan.
- Huyết thanh chẩn đoán (ELISA) Fasciola spp dương tính.
- Rất khó tìm thấy trứng sán lá lớn ở gan trong phân.
II. ĐIỀU TRỊ
- Triclabendazole (viên 250 mg) uống liều duy nhất 10mg/kg sau khi ăn. Chống chỉ định Triclabendazole ở phụ nữ có thai, thận trọng dùng ở phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 4 tuổi.
- Với ổ áp xe > 6 cm, nếu không hiệu quả sau khi dùng thuốc nên xem xét chỉ định chọc hút ổ áp xe.
- Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Tái khám định kỳ sau mỗi tháng trong 3 tháng đầu. Các dấu hiệu cần theo dõi sau điều trị:
+ Triệu chứng lâm sàng.
+ Bạch cầu ái toan.
+ Kích thước sang thương gan.
- Nếu các triệu chứng không giảm, cần điều trị lặp lại bằng Triclabendazole với liều gấp đôi (10 mg/kg x 2 lần), uống cách nhau 12 - 24 giờ, chú ý chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác.