**Lậu - Gonorrhea**
**Tổng quan**
· Lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu - Neisseria gonorrhoeae, là một loại cầu khuẩn gram âm. Đứng thành đôi (song cầu). Lây qua đường tình dục.
· Có thể không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ và nhiễm khuẩn tại các vị trí ngoài đường sinh dục (họng, hậu môn) ở cả nam và nữ.
· Điều trị lậu không triệu chứng với Ceftri*** tiêm bắp liều duy nhất có hoặc không doxy*** nếu chưa loại trừ được nhiễm Chlamydial
· Cân nhắc trường hợp kháng kháng sinh nếu điều trị thất bại. Trường hợp này, sử dụng cấy vi khuẩn để đánh giá kháng sinh đồ.
**Phân loại**
· Lậu không biến chứng
o Gây viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm họng và viêm hậu môn
o Lậu không triệu chứng thường gặp ở kênh cổ tử cung phụ nữ; họng và hậu môn ở nam và nữ
· Lậu có biến chứng
o Có biến chứng khi hiện tượng viêm vượt quá vị trí tại chỗ như đã nêu ở trên, đến các nơi như mào tinh, viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng).
o Lậu lan tỏa: vi khuẩn lan tràn vào máu, gây triệu chứng toàn thân, cơ quan ngoại vi. Ví dụ như viêm da – khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, sốt.
**Lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán**
· **Triệu chứng tùy vào vị trí gây bệnh**
o **Tại chỗ**
* Niệu đạo → chảy mủ niệu đạo, tiểu khó, tiểu máu
* Hậu môn → đi ngoài đau, chảy mủ hậu môn
* Họng → đau rát họng
* Mào tinh → đau bìu
* Tiền liệt tuyến → tiểu khó, đau bụng dưới.
* Cổ tử cung → đau khi giao hợp, chảy mủ cổ tử cung, đau khi di chuyển cổ tử cung.
* Vòi trứng, nội mạc → đau bụng, đau chậu, thống kinh
* Quanh gan (hội chứng Fitz-Hugh–Curtis) → đau hạ sườn phải, đau thượng vị
* Kết mạc mắt → viêm kết mạc, chảy dịch mủ, thường gặp ở sơ sinh có mẹ mắc lậu và sinh thường.
o **Lan tỏa**
* Viêm khớp
· Viêm đa khớp, không đối xứng
· Có sốt
· Đau khớp, cứng khớp
· Thường gặp ở: khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu
* Viêm bao gân – Tenosynovitis
· Sưng, khó chịu ở gân
· Thường gặp ở bao gân gấp ở cổ tay, cổ chân
* Viêm da
· Nổi ban ở phần xa của chi, đôi khi có đau.
**Tổng quan**
· Lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu - Neisseria gonorrhoeae, là một loại cầu khuẩn gram âm. Đứng thành đôi (song cầu). Lây qua đường tình dục.
· Có thể không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ và nhiễm khuẩn tại các vị trí ngoài đường sinh dục (họng, hậu môn) ở cả nam và nữ.
· Điều trị lậu không triệu chứng với Ceftri*** tiêm bắp liều duy nhất có hoặc không doxy*** nếu chưa loại trừ được nhiễm Chlamydial
· Cân nhắc trường hợp kháng kháng sinh nếu điều trị thất bại. Trường hợp này, sử dụng cấy vi khuẩn để đánh giá kháng sinh đồ.
**Phân loại**
· Lậu không biến chứng
o Gây viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm họng và viêm hậu môn
o Lậu không triệu chứng thường gặp ở kênh cổ tử cung phụ nữ; họng và hậu môn ở nam và nữ
· Lậu có biến chứng
o Có biến chứng khi hiện tượng viêm vượt quá vị trí tại chỗ như đã nêu ở trên, đến các nơi như mào tinh, viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng).
o Lậu lan tỏa: vi khuẩn lan tràn vào máu, gây triệu chứng toàn thân, cơ quan ngoại vi. Ví dụ như viêm da – khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, sốt.
**Lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán**
· **Triệu chứng tùy vào vị trí gây bệnh**
o **Tại chỗ**
* Niệu đạo → chảy mủ niệu đạo, tiểu khó, tiểu máu
* Hậu môn → đi ngoài đau, chảy mủ hậu môn
* Họng → đau rát họng
* Mào tinh → đau bìu
* Tiền liệt tuyến → tiểu khó, đau bụng dưới.
* Cổ tử cung → đau khi giao hợp, chảy mủ cổ tử cung, đau khi di chuyển cổ tử cung.
* Vòi trứng, nội mạc → đau bụng, đau chậu, thống kinh
* Quanh gan (hội chứng Fitz-Hugh–Curtis) → đau hạ sườn phải, đau thượng vị
* Kết mạc mắt → viêm kết mạc, chảy dịch mủ, thường gặp ở sơ sinh có mẹ mắc lậu và sinh thường.
o **Lan tỏa**
* Viêm khớp
· Viêm đa khớp, không đối xứng
· Có sốt
· Đau khớp, cứng khớp
· Thường gặp ở: khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu
* Viêm bao gân – Tenosynovitis
· Sưng, khó chịu ở gân
· Thường gặp ở bao gân gấp ở cổ tay, cổ chân
* Viêm da
· Nổi ban ở phần xa của chi, đôi khi có đau.