Trước tiên xin chào tất cả thành viên của diễn đàn.
Hôm nay mình muốn được chia sẻ những hiểu biết của mình về một hội chứng có vẻ không liên quan lắm đến chủ đề thường xuyên của diễn đàn là tư vấn các vấn đề về HIV. Nhưng sau một khoảng thời gian lăn lê bò lết tại các chủ đề mình thường thấy nhiều bạn có những biểu hiện giống như mắc phải hội chứng ám ảnh cưỡng chế gọi tắt là OCD (Mình là một người mắc phải hội chứng này).
Tất nhiên mình không phải bác sĩ chuyên khoa thần kinh nên mình không thể chắc chắn là các bạn có bị mắc phải hội chứng này hay không? Nên mình viết bài viết này nhằm để, chia sẻ những trải nghiệm của mình về hội chứng này, cũng như chia sẻ một vài cách để mình có thể tự khắc phục các ám ảnh do nó gây ra (Có hiệu quả nhé). Và các bạn có thể đối chiếu những gì mình chia sẻ để có thể quyết định đi đến gặp bác sĩ tâm lý hay không? nhé.
Trước tiên về định nghĩa theo wiki: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính. dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress.
Theo như tìm hiểu cá nhân của mình thì ám ảnh cưỡng chế chia ra rất nhiều loại khác nhau. Nhưng tất nhiên ở đây chúng ta sẽ bàn về ám ảnh lây nhiễm HIV thôi. Vậy nguyên nhân từ đâu? Về mặt khoa học thì do thiếu chất truyền dẫn thần kinh Serotonin, nhưng vì nó bao hàm toàn bộ hội chứng mà ở đây chúng ta chỉ bàn về HIV nên theo bản thân mình nghĩ có thể do thời gian chờ đợi xét nghiệm của một nguy cơ vào khoảng 3 tháng là quá dài. Trong thời gian đó thì thường "Người đợi xét nghiệm", họ phải chịu rất nhiều lo âu (Bản thân nhiều bạn trong đây biết cảm giác này mà), nên sau khi cầm kết quả xét nghiệm họ sẽ cảm thấy như chết đi sống lại và thường sẽ lo sợ quá mức về nguy cơ nào đó để có thể phải trải qua "3 tháng địa ngục nữa". (Đó là ý kiến cá nhân).
Vậy người mắc hội chứng này (Xét riêng trường hợp sợ nhiễm HIV thôi nhé) thường có biểu hiện gì? Sợ máu, sợ bị thương, rửa tay nhiều hay phải gọi là ở sạch quá mức (Vì luôn ám ảnh việc tay đang dính máu hoặc dịch gì đó), biết rõ ám ảnh là vô lí nhưng không cưỡng lại được, ám ảnh tính không chắc chắn.
Ở đây mình xin nói rõ về tính không chắc chắn, có phải các anh chị tư vấn viên thường gặp nhiều bạn đã được khẳng định là "Không có nguy cơ" nhưng vẫn tiếp tục hỏi về nguy cơ đã được tư vấn không ạ? Thật ra thì OCD cứ như là một anh bạn khốn nạn bên trong não vậy. Ví dụ như đã được tư vấn an toàn rồi, nhưng sau đó anh bạn đó tới và thì thầm vào tai mình là "Mày bị nhiễm rồi.", rồi lại lo sợ tiếp ... bất chấp lời khuyên. Anh bạn đó gọi là ÁM ẢNH và hành vi hỏi liên tục gọi là CƯỠNG CHÊ. Những ý nghĩ ám ảnh đó sẽ được sản sinh một cách vô thức và liên tục. Và thường để dẹp bỏ nó người mắc hội chứng phải làm cái gì đó để nó vơi đi và sau đó vòng chu kỳ cứ liên tục như vậy. Hầu hết những người mắc hội chứng không biết mình mắc hội chứng vì thấy nó ... là lạ (Bản thân e cũng mất 6 năm mới biết là mình mắc hội chứng này).
Rất tiếc là hội chứng này được xếp là mãn tính nên việc điều trị hầu như rất khó khăn, dù vậy vẫn nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được điều trị. Và với bản thân mình thì mình cũng có áp dụng một vài quy tắt để cho ám ảnh không quấy rồi mình thường xuyên.
Thứ 1 trong bóp mình luôn có băng keo cá nhân. Ví dụ như có một vết thương và sau đó vô tình chạm vào góc tối tối nào đó mà bản thân không thể chắc chắn là có máu hay không thì đã có ... băng keo cá nhân.
Thứ 2 ra đường luôn phải che kín cả cơ thể. Để tránh trường hợp như đi ngang tai nạn giao thông nào đó, có thể ám ảnh sẽ là máu từ tai nạn đó văng trúng người mình.
Thứ 3 tránh xa những hình thức giải trí không lành mạnh và không bia rượu quá mức. Sợ nhất là khi bia rượu quá mức thường sẽ dẫn đến hiện tượng Black Out (Không nhớ gì sau khi tỉnh), ám ảnh sẽ tới liên tục vì trong cơn say mình không còn ý thức thì làm sao nhớ các chi tiết được.
Thứ 4 là nên nói cho người thân và bạn bè biết về hội chứng mình mắc phải, như vậy mỗi khi bị ám ảnh có thể hỏi ý kiến của họ về vấn đề đó, vì họ không bị ám ảnh nên những chia sẻ của họ sẽ có ích.
Thứ 5 tìm hiểu thật kĩ các kiến thức về HIV để đề phòng cũng như nắm rõ luật bình quân.
Về luật bình quân thì, sáng nay mình có xem một chủ đề mà trong đó, bạn viết chủ đề bảo rằng luôn lo sợ mỗi khi va phải cái gì đó gây bị thương. Trong những trường hợp đó thì bạn ấy nên nghĩ thế này, VN có khoảng 230.000 người nhiễm bệnh (Thực tế luôn cao hơn lý thuyết nên ở đây cho gấp đôi luôn là 460.000). Dân số VN là 91,7 triệu, vậy khả năng gặp một người nhiễm rơi vào khoảng 0.5%. Vậy nếu như bạn bị một cái cạnh sắc nào đó quẹt qua làm chảy máu thì cần khoảng 200 người cũng bị cái cạnh đó quẹt phải thì may ra mới gặp một người mang mầm bệnh (Tất nhiên đó là về mặt lý thuyết). Chưa kể là HIV ra ngoài môi trường rất dễ bất hoạt, hoặc tải lượng virus trong đó không đủ và cả tá yếu tố khác. Vậy tỉ lệ để bị lây như vậy coi ra còn thấp hơn mua vé số nữa, vậy bạn đã trúng số bao giờ chưa?
Tạm thời chắc nghỉ ở đây vì mỏi tay quá.
Hôm nay mình muốn được chia sẻ những hiểu biết của mình về một hội chứng có vẻ không liên quan lắm đến chủ đề thường xuyên của diễn đàn là tư vấn các vấn đề về HIV. Nhưng sau một khoảng thời gian lăn lê bò lết tại các chủ đề mình thường thấy nhiều bạn có những biểu hiện giống như mắc phải hội chứng ám ảnh cưỡng chế gọi tắt là OCD (Mình là một người mắc phải hội chứng này).
Tất nhiên mình không phải bác sĩ chuyên khoa thần kinh nên mình không thể chắc chắn là các bạn có bị mắc phải hội chứng này hay không? Nên mình viết bài viết này nhằm để, chia sẻ những trải nghiệm của mình về hội chứng này, cũng như chia sẻ một vài cách để mình có thể tự khắc phục các ám ảnh do nó gây ra (Có hiệu quả nhé). Và các bạn có thể đối chiếu những gì mình chia sẻ để có thể quyết định đi đến gặp bác sĩ tâm lý hay không? nhé.
Trước tiên về định nghĩa theo wiki: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính. dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress.
Theo như tìm hiểu cá nhân của mình thì ám ảnh cưỡng chế chia ra rất nhiều loại khác nhau. Nhưng tất nhiên ở đây chúng ta sẽ bàn về ám ảnh lây nhiễm HIV thôi. Vậy nguyên nhân từ đâu? Về mặt khoa học thì do thiếu chất truyền dẫn thần kinh Serotonin, nhưng vì nó bao hàm toàn bộ hội chứng mà ở đây chúng ta chỉ bàn về HIV nên theo bản thân mình nghĩ có thể do thời gian chờ đợi xét nghiệm của một nguy cơ vào khoảng 3 tháng là quá dài. Trong thời gian đó thì thường "Người đợi xét nghiệm", họ phải chịu rất nhiều lo âu (Bản thân nhiều bạn trong đây biết cảm giác này mà), nên sau khi cầm kết quả xét nghiệm họ sẽ cảm thấy như chết đi sống lại và thường sẽ lo sợ quá mức về nguy cơ nào đó để có thể phải trải qua "3 tháng địa ngục nữa". (Đó là ý kiến cá nhân).
Vậy người mắc hội chứng này (Xét riêng trường hợp sợ nhiễm HIV thôi nhé) thường có biểu hiện gì? Sợ máu, sợ bị thương, rửa tay nhiều hay phải gọi là ở sạch quá mức (Vì luôn ám ảnh việc tay đang dính máu hoặc dịch gì đó), biết rõ ám ảnh là vô lí nhưng không cưỡng lại được, ám ảnh tính không chắc chắn.
Ở đây mình xin nói rõ về tính không chắc chắn, có phải các anh chị tư vấn viên thường gặp nhiều bạn đã được khẳng định là "Không có nguy cơ" nhưng vẫn tiếp tục hỏi về nguy cơ đã được tư vấn không ạ? Thật ra thì OCD cứ như là một anh bạn khốn nạn bên trong não vậy. Ví dụ như đã được tư vấn an toàn rồi, nhưng sau đó anh bạn đó tới và thì thầm vào tai mình là "Mày bị nhiễm rồi.", rồi lại lo sợ tiếp ... bất chấp lời khuyên. Anh bạn đó gọi là ÁM ẢNH và hành vi hỏi liên tục gọi là CƯỠNG CHÊ. Những ý nghĩ ám ảnh đó sẽ được sản sinh một cách vô thức và liên tục. Và thường để dẹp bỏ nó người mắc hội chứng phải làm cái gì đó để nó vơi đi và sau đó vòng chu kỳ cứ liên tục như vậy. Hầu hết những người mắc hội chứng không biết mình mắc hội chứng vì thấy nó ... là lạ (Bản thân e cũng mất 6 năm mới biết là mình mắc hội chứng này).
Rất tiếc là hội chứng này được xếp là mãn tính nên việc điều trị hầu như rất khó khăn, dù vậy vẫn nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được điều trị. Và với bản thân mình thì mình cũng có áp dụng một vài quy tắt để cho ám ảnh không quấy rồi mình thường xuyên.
Thứ 1 trong bóp mình luôn có băng keo cá nhân. Ví dụ như có một vết thương và sau đó vô tình chạm vào góc tối tối nào đó mà bản thân không thể chắc chắn là có máu hay không thì đã có ... băng keo cá nhân.
Thứ 2 ra đường luôn phải che kín cả cơ thể. Để tránh trường hợp như đi ngang tai nạn giao thông nào đó, có thể ám ảnh sẽ là máu từ tai nạn đó văng trúng người mình.
Thứ 3 tránh xa những hình thức giải trí không lành mạnh và không bia rượu quá mức. Sợ nhất là khi bia rượu quá mức thường sẽ dẫn đến hiện tượng Black Out (Không nhớ gì sau khi tỉnh), ám ảnh sẽ tới liên tục vì trong cơn say mình không còn ý thức thì làm sao nhớ các chi tiết được.
Thứ 4 là nên nói cho người thân và bạn bè biết về hội chứng mình mắc phải, như vậy mỗi khi bị ám ảnh có thể hỏi ý kiến của họ về vấn đề đó, vì họ không bị ám ảnh nên những chia sẻ của họ sẽ có ích.
Thứ 5 tìm hiểu thật kĩ các kiến thức về HIV để đề phòng cũng như nắm rõ luật bình quân.
Về luật bình quân thì, sáng nay mình có xem một chủ đề mà trong đó, bạn viết chủ đề bảo rằng luôn lo sợ mỗi khi va phải cái gì đó gây bị thương. Trong những trường hợp đó thì bạn ấy nên nghĩ thế này, VN có khoảng 230.000 người nhiễm bệnh (Thực tế luôn cao hơn lý thuyết nên ở đây cho gấp đôi luôn là 460.000). Dân số VN là 91,7 triệu, vậy khả năng gặp một người nhiễm rơi vào khoảng 0.5%. Vậy nếu như bạn bị một cái cạnh sắc nào đó quẹt qua làm chảy máu thì cần khoảng 200 người cũng bị cái cạnh đó quẹt phải thì may ra mới gặp một người mang mầm bệnh (Tất nhiên đó là về mặt lý thuyết). Chưa kể là HIV ra ngoài môi trường rất dễ bất hoạt, hoặc tải lượng virus trong đó không đủ và cả tá yếu tố khác. Vậy tỉ lệ để bị lây như vậy coi ra còn thấp hơn mua vé số nữa, vậy bạn đã trúng số bao giờ chưa?
Tạm thời chắc nghỉ ở đây vì mỏi tay quá.
- 8
- Show all