08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Bạch hầu

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
[h=1][/h]I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
I.1.1. Dịch tễ
- Tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ bị bạch hầu.
- Chưa tiêm ngừa hoặc tiêm không đủ.
I.1.2. Lâm sàng
- Viêm họng giả mạc điển hình:
+ Giả mạc có trung tâm trắng xám, bóng, có thể kèm xuất huyết xung quanh.
+ Giả mạc lan nhanh.
+ Giả mạc lan ra ngoài hốc amiđan đến lưỡi gà, vòm hầu.
+ Dính, khó tróc.
- Các dấu hiệu lâm sàng đi kèm:
+ Sốt trung bình 37,8 – 38,3[SUP]o[/SUP]C.
+ Dấu nhiễm độc: da xanh, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, nhẹ.
Gợi ý chẩn đoán bạch hầu:
Viêm họng giả mạc có kèm theo:
- Sổ mũi nước trong hoặc đục, có lẫn máu.
- Nuốt đau ít.
- Họng đỏ ít so với mức độ phù nề.
- Viêm thanh quản, có thể kèm khó thở thanh quản.
- Cổ bạnh, dấu hiệu nhiễm độc nhiều.
- Viêm cơ tim.
- Biến chứng thần kinh (thể nhập viện trễ).
I.1.3. Cận lâm sàng
Phết mũi và/hoặc phết họng soi có vi trùng dạng bạch hầu.
I.2. Chẩn đoán xác định
Cấy phát hiện Corynebacterium diphtheriae và xác định độc lực (ELEK).

II. ĐIỀU TRỊ: Điều trị ngay khi có chẩn đoán lâm sàng.
II.1. Chỉ định mở khí quản trong bạch hầu thanh quản
- Bạch hầu thanh quản (viêm thanh quản có giả mạc) có khó thở thanh quản độ II với các dấu hiệu sau:
+ Dùng cơ thở phụ.
+ Lõm ngực gia tăng.
+ Thở rít khi hít vào.
+ Bứt rứt.
- Cần can thiệp trước khi bệnh nhân có dấu hiệu tím tái.
II.2. Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (S.A.D)
- Bạch hầu mũi: 10.000 đơn vị.
- Bạch hầu họng: 20.000 – 40.000 đơn vị.
- Bạch hầu thanh quản, hoặc họng thanh quản: 30.000 – 60.000 đơn vị.
- Bạch hầu ác tính: 60.000 – 100.000 đơn vị.
Cần thử test, nếu âm tính: tiêm bắp; dương tính: tiêm theo phương pháp Besredka.
Nếu đã tiêm chưa đủ, có thể bổ sung liều còn thiếu trong vòng 48 giờ.
II.3. Kháng sinh
Penicillin G: 50.000 – 100.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, chia 3 – 4 lần.
Hoặc Erythromycin: 30 – 40 mg/kg/ngày, chia 4 lần uống.
Thời gian: 7 – 10 ngày.
II.4. Glucocorticoid
Bạch hầu ác tính.
Bạch hầu thanh quản khi chưa quyết định mở khí quản.
Prednisone: 1 – 2 mg/kg/ngày trong 5 ngày.
II.5. Các trường hợp có biến chứng
II.5.1. Khó thở thanh quản
Độ I: theo dõi + corticoid.
Độ II: mở khí quản.
II.5.2. Viêm cơ tim
- Chưa có rối loạn huyết động:
+ Theo dõi tránh quá tải.
+ Ức chế men chuyển (captopril).
+ Có thể dùng corticoid.
- Có rối loạn huyết động:
+ Trụy tim mạch:
à Đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP).
à Truyền dịch theo CVP.
à Vận mạch: dobutamin, dopamin £ 5 µg/kg/phút, không dùng isoproterenol.
+ Suy tim ứ huyết:
à Hạn chế nước nhập.
à Lợi tiểu.
à Dobutamin, dopamin.
à Ức chế men chuyển (captopril).
+ Blốc nhĩ thất độ III:
à Đặt máy tạo nhịp.
II.5.3. Biến chứng thần kinh
Liệt cơ hô hấp:
+ Thở máy.
+ Mở khí quản: nếu cần.
II.6. Điều trị hỗ trợ
- Đa sinh tố.
- Dinh dưỡng: khẩu phần đầy đủ, nuôi ăn qua ống khi nuốt sặc.
- Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối từ 2 – 3 tuần, lâu hơn nếu là bạch hầu ác tính hoặc có biến chứng tim, thần kinh.
- Cách ly người mới mắc bệnh bạch hầu với người bệnh bạch hầu cũ.
II.7. Theo dõi trong quá trình điều trị
- Công thức máu, BUN, creatinin máu, tổng phân tích nước tiểu.
- Soi và cấy kiểm tra vi trùng bạch hầu.
- Điện tâm đồ: lúc nhập viện và lập lại khi cần.
- Khí máu động mạch đối với bệnh nặng.
- X quang phổi.
[h=1][/h]III. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
- Sau 2 – 3 tuần điều trị nếu sạch trùng (soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính) và không biến chứng.
- Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 70 ngày.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top