08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

ARV và tác dụng trong điều trị HIV

Đình Nam

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
[h=2][/h]
ARV là thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV, có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS. Dùng ARV cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống của mình.
ARV là gì?
ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể.
Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.
Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng lết hợp để ngăn chặn hình thành khánh thuốc.
Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:
- Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).- Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).- Nhóm ức chế men protease (PI).
Tác dụng của ARV
- Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bênh nhân nhiễm HIV'


Ảnh minh họa. Nguồn internet
- Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh- Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bênh nhân nhiễm HIV
Nguyên tắc khi sử dụng ARV
- Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị.
- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
http://www.khonggiantinhyeu.vn/sites/default/files/2013/12/11/tac-dung-phu-thuoc-HIV.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn internet
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Tùy thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.
Điều trị ARV khi nào?
- Điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV dựa vào số lượng tế bào CD4 (tế bào bạch cầu chỉ huy).
- Chỉ số CD4 trung bình của một người HIV âm tính thường dao động trong khoảng 500 đến 1200 tế bào/mm3 tuy nhiên một số người có chỉ số này cao hoặc thấp hơn bình thường do bẩm sinh.
Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3
- Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4
Các dấu hiệu chứng tỏ người bệnh có đáp ứng với điều trị ARV
- Sức khỏe được cải thiện: tăng căn, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng hơn, thể trạng, tâm lý tốt hơn, người bệnh có nhiều sức hơn để thực hiện các hoạt động hằng ngày.- Các triệu chứng liên quan đến bệnh HIV được cải thiện.- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc và mức độ nặng của các nhiễm trùng cơ hội.


Ảnh minh họa. Nguồn internet
Tác dụng phụ của thuốc ARV
Một số độc tính, tác dụng phụ khác của thuốc ARV có thể gặp khi điều trị như:

- Bệnh lý thần kinh ngoại vi:

Biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu đầu chi, đi lại khó khăn.
Thường gặp khi dùng d4T, ddI, các thuốc kháng retroviruss non-nucleosid.
Cần dùng vitamin B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.
- Viêm tụy: Gặp khi dùng ddI, d4T. Cần dừng ngay thuốc và thay bằng ZDV.
- Phân bố lại mỡ:
Khi dùng ddI, thuốc ức chế proteases.
Biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má.
- Độc cho gan:
NPV, EFV, ZDV và thuốc ức chế proteases rất độc với gan, gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan. Cần ngừng thuốc nếu có tăng men gan gấp 5 lần bình thường.
Độc với thần kinh trung ương:
EFV biểu hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm. Cần dừng và thay thế thuốc khi bệnh nhân có vấn đề về tâm thần kinh.
Điều trị thuốc kháng ARV cho những người có HIV là điều trị suốt đời,chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để người có HIV bắt đầu tham gia điều trị là khi có chỉ định của bác sỹ và khi thực sự sẵn sàng tham gia vào việc điều trị.
Thuốc ARV làm giảm quá trình sinh sôi của virus HIV trong cơ thể, làm giảm quá trình từ HIV sang AIDS, phục hồi hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Điều trị bằng ARV là một quá trình lâu dài và phức tạp nên người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Theo NTD
http://cuasotinhyeu.vn/kien-thuc/ben...g-dieu-tri-HIV

 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top