08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

8 chiến sĩ Công an bị phơi nhiễm HIV khi truy bắt tội phạm

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Bộ Y tế nói về nguy cơ 8 chiến sĩ Công an bị phơi nhiễm HIV khi truy bắt tội phạm
18:03 12/06/2018 0 Duy Tiến

ANTD.VN - Mấy ngày vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về vụ 8 chiến sĩ Công an tỉnh Hải Dương bị phơi nhiễm HIV khi bắt giữ các đối tượng buôn bán ma túy, trong đó có đối tượng bị nhiễm HIV. Bộ Y tế vừa lên tiếng về sự việc này.

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
Thông tin đến báo chí ngày 12-6, TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, Cục này đã nhận được báo cáo từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hưng Yên - đơn vị thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Hưng Yên – liên quan đến vụ việc này.

Theo đó, ngày 6-6-2018, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại quốc lộ 39A. Qua đấu tranh, Lý đã khai mua heroin từ Huyền. Lực lượng chức năng đã khám xét nhà của đối tượng Huyền.
Khi tổ chức khám xét nhà của Huyền, anh trai của Huyền là Nguyễn Văn T là người nhiễm HIV, từng có 2 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy, đã sử dụng dao đe dọa, chống trả quyết liệt lực lượng thực thi hành nhiệm vụ. T. đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ.
Mặc dù biết đối tượng bị nhiễm HIV, nhưng với tinh thần cương quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và tính nhân văn, các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã không ngại nguy hiểm đến tính mạng, kiên quyết khống chế, bắt giữ đối tượng. Đồng thời, lực lượng cảnh sát còn băng bó vết thương, bảo toàn tính mạng cho đối tượng T.
Trong quá trình khống chế đối tượng, 8 đồng chí Công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của đối tượng.
Phân tích kỹ hơn về nguy cơ phơi nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an trong trường hợp nói trên, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV Hoàng Đình Cảnh cho biết, phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Ông Cảnh nêu rõ, nguy cơ nhiễm HIV của các các bộ chiến sĩ Công an trên phụ thuộc vào một số yếu tố. Thứ nhất là nơi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào. Nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ Công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ.
Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ.
Thứ hai là việc xử lý vết thương của cán bộ chiến sĩ Công an sau đó thể nào. Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.
Thứ ba là tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Với trường hợp này, đối tượng T. đã được xác định nhiễm HIV và hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010.
“Theo báo cáo của cơ sở điều trị cho T, lần xét nghiệm tải lượng virus gần đây nhất cuối năm 2017 thì tải lượng virus của T. là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng virus trong máu của bệnh nhân T là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng virus thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp” – TS Cảnh nói.
Thứ tư là điều trị thuốc kháng virus sau phơi nhiễm. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt; tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.
Ông Cảnh cho biết, theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên, cả 8 chiến sĩ Công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ. Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm.
“Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao” – TS Hoàng Đình Cảnh nhấn mạnh.
Vẫn theo Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, 8 cán bộ chiến sĩ Công an nói trên hiện đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV.
Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày. Cần tổ chức xét nghiệm lại HIV cho 8 chiến sĩ này sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.
Cùng đó, ngành y tế sẽ tư vấn cho các chiến sĩ về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV; tư vấn về việc tiêm vaccine viêm gan virus B nếu cần.

Nguồn: anninhthudo.vn
 

kevin18111985

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Thành viên Ưu tiên
Bộ Y tế nói về nguy cơ 8 chiến sĩ Công an bị phơi nhiễm HIV khi truy bắt tội phạm
18:03 12/06/2018 0 Duy Tiến

ANTD.VN - Mấy ngày vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về vụ 8 chiến sĩ Công an tỉnh Hải Dương bị phơi nhiễm HIV khi bắt giữ các đối tượng buôn bán ma túy, trong đó có đối tượng bị nhiễm HIV. Bộ Y tế vừa lên tiếng về sự việc này.

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
Thông tin đến báo chí ngày 12-6, TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, Cục này đã nhận được báo cáo từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hưng Yên - đơn vị thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Hưng Yên – liên quan đến vụ việc này.

Theo đó, ngày 6-6-2018, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại quốc lộ 39A. Qua đấu tranh, Lý đã khai mua heroin từ Huyền. Lực lượng chức năng đã khám xét nhà của đối tượng Huyền.
Khi tổ chức khám xét nhà của Huyền, anh trai của Huyền là Nguyễn Văn T là người nhiễm HIV, từng có 2 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy, đã sử dụng dao đe dọa, chống trả quyết liệt lực lượng thực thi hành nhiệm vụ. T. đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ.
Mặc dù biết đối tượng bị nhiễm HIV, nhưng với tinh thần cương quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và tính nhân văn, các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã không ngại nguy hiểm đến tính mạng, kiên quyết khống chế, bắt giữ đối tượng. Đồng thời, lực lượng cảnh sát còn băng bó vết thương, bảo toàn tính mạng cho đối tượng T.
Trong quá trình khống chế đối tượng, 8 đồng chí Công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của đối tượng.
Phân tích kỹ hơn về nguy cơ phơi nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an trong trường hợp nói trên, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV Hoàng Đình Cảnh cho biết, phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Ông Cảnh nêu rõ, nguy cơ nhiễm HIV của các các bộ chiến sĩ Công an trên phụ thuộc vào một số yếu tố. Thứ nhất là nơi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào. Nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ Công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ.
Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ.
Thứ hai là việc xử lý vết thương của cán bộ chiến sĩ Công an sau đó thể nào. Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.
Thứ ba là tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Với trường hợp này, đối tượng T. đã được xác định nhiễm HIV và hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010.
“Theo báo cáo của cơ sở điều trị cho T, lần xét nghiệm tải lượng virus gần đây nhất cuối năm 2017 thì tải lượng virus của T. là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng virus trong máu của bệnh nhân T là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng virus thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp” – TS Cảnh nói.
Thứ tư là điều trị thuốc kháng virus sau phơi nhiễm. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt; tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.
Ông Cảnh cho biết, theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên, cả 8 chiến sĩ Công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ. Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm.
“Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao” – TS Hoàng Đình Cảnh nhấn mạnh.
Vẫn theo Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, 8 cán bộ chiến sĩ Công an nói trên hiện đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV.
Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày. Cần tổ chức xét nghiệm lại HIV cho 8 chiến sĩ này sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.
Cùng đó, ngành y tế sẽ tư vấn cho các chiến sĩ về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV; tư vấn về việc tiêm vaccine viêm gan virus B nếu cần.

Nguồn: anninhthudo.vn
Cho em hỏi về vây dùng PEP sẽ có nguy cơ với virut viêm gan b ko ạ. Vì em thây ở trên ho co nhắc tới viêc tiêm
Ngua viêm gan b. Em dùng PEP xong giờ cơ thê em
Ngứa ngay hoai nôi mê đay hoai. Uông thuôc thi hêt. Rôi 2 tuân bị ngứa lai. Em đi kham
Bênh thi ko co gi. Em xn thi âm
Tinh voi HIV sau 10 tuân. Men gan thi cao uông thuôc ha men gan thì giảm ma người cứ mêt mỏi cảm cúm
Hoai ko hêt. Em thât sự ko biêt minh bi l sao.
 

hoangmang898

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Cho em hỏi về vây dùng PEP sẽ có nguy cơ với virut viêm gan b ko ạ. Vì em thây ở trên ho co nhắc tới viêc tiêm
Ngua viêm gan b. Em dùng PEP xong giờ cơ thê em
Ngứa ngay hoai nôi mê đay hoai. Uông thuôc thi hêt. Rôi 2 tuân bị ngứa lai. Em đi kham
Bênh thi ko co gi. Em xn thi âm
Tinh voi HIV sau 10 tuân. Men gan thi cao uông thuôc ha men gan thì giảm ma người cứ mêt mỏi cảm cúm
Hoai ko hêt. Em thât sự ko biêt minh bi l sao.
Anh xét nghiệm hơn 6 tháng mà âm tính thì còn lo H gì hả anh Kevin? Ngứa thường là do gan có vấn đề, cách đây 3-4 năm, có đợt em bị ngứa ở kẽ gối, gãi tới mức đỏ thành mảng, lúc đó đi bác sĩ thường họ cho uống 1 số thuốc giúp giải độc gan, 1 thời gian là hết ngứa, với phải giữ vệ sinh.
 

Đình Nam

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
xét nghiệm âm tính rồi thì đừng lo gì nữa
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top