Nhiễm entamoeba histolytica

B

Bác sĩ Bình

#1
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Lâm sàng:
I.1.1. Bệnh amip đường ruột (lỵ amip):
- Thường không sốt hoặc sốt nhẹ.
- Đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, tiêu phân nhày máu.
- Bệnh lâu ngày có thể biểu hiện như viêm đại tràng mạn hoặc loét quanh hậu môn.
I.1.2. Bệnh amip ngoài ruột:
- Áp xe gan do amip: sốt, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, gan to, đau khi rung gan hoặc ấn kẽ sườn. Có thể gây biến chứng tràn mủ màng phổi do áp xe gan vỡ lên cơ hoành.
- Áp xe não do amip: có thể khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng đến tử vong. Chú ý đến áp xe não do amip trên bệnh nhân nhiễm Entamoeba histolytica khi có rối loạn tri giác hoặc dấu thần kinh khu trú.
I.3. Cận lâm sàng:
- Bạch cầu ái toan thường không tăng.
- Soi phân tươi hoặc có chất bảo quản: thấy dưỡng bào Entamoba histolytica ăn hồng cầu.
- Phát hiện kháng nguyên Entamoba histolytica trong phân.
- ELISA tìm kháng thể kháng Entamoba histolytica trong huyết thanh để chẩn đoán các thể bệnh amip ngoài ruột.
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, CT scan… nếu nghi ngờ có áp xe gan, não…

II. ĐIỀU TRỊ:
II.1. Lỵ amip:
- Metronidazole: người lớn 500 mg x 3 lần/ ngày (trẻ em 10 mg/kg x 3 lần/ ngày), uống trong 7 – 10 ngày, hoặc
- Secnidazole người lớn 2 g uống liều duy nhất (trẻ em 30 mg/kg).
- Tinidazole người lớn 2g uống 1 lần/ngày (trẻ em 50 mg/kg uống 1 lần/ ngày), trong 3 – 5 ngày.
II.2. Bệnh amip ngoài ruột:
- Metronidazole liều như trên, hoặc
- Secnidazole 30 mg/kg uống 1 lần/ ngày, uống trong 5 – 7 ngày.
- Điều trị ngoại khoa (dẫn lưu mủ áp xe) nếu có chỉ định.
 
Get involved!

Here you can only see a limited number of comments. On TƯ VẤN HIV ONLINE MIỄN PHÍ you see all comments and all functions are available to you. To the thread