08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Em là người chuyển giới HIV+ đã điều trị ARV gần 1 năm

Bảo Anh

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Xin chào bác sĩ em là một người có H, và em đã và đang điều trị ARV gần 1 năm... trước khi điều trị ARV cd4 em chỉ còn 103, và có uống cotrim kèm... nhưng đợt xét nghiệm Cd4 gần nhất của em thì đã tăng lên 409 và bs chỉ định ngưng cotrim... nhung em muốn hỏi bác sĩ là em có quan hệ tình dục với bạn nam và lúc bạn ấy quan hệ hậu môn em có bị rách bao nhưng rút ra ngay và thay bao mới ngay vậy em có lây cho ngừoi bạn em không ạ!??? Em sợ mình làm ảnh hưởng người khác lắm... và em khi điều trị ARV em tăng cân rất nhiều và sức khoẻ hiện tại ổn định , các chức năng gan thận cơ thể bs nói đều tốt... mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Nếu em điều trị ARV 1 năm rồi thì khả năng lây nhiễm HIV cho người khác khó xảy ra, CD4 em tăng cao nhưng không rõ tải lượng HIV là bao nhiêu? Nếu tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện thì trường hợp em hỏi sẽ không có khả năng lây nhiễm cho bạn tình em nhé. Nhưng về lý thuyết, có tiếp xúc không an toàn là có nguy cơ, do đó, bạn tình em nếu muốn an toàn 100% có thể dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm nhe em.
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
B

Bảo Anh

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Nếu em điều trị ARV 1 năm rồi thì khả năng lây nhiễm HIV cho người khác khó xảy ra, CD4 em tăng cao nhưng không rõ tải lượng HIV là bao nhiêu? Nếu tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện thì trường hợp em hỏi sẽ không có khả năng lây nhiễm cho bạn tình em nhé. Nhưng về lý thuyết, có tiếp xúc không an toàn là có nguy cơ, do đó, bạn tình em nếu muốn an toàn 100% có thể dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm nhe em.
Dạ em cám ơn bác sĩ ạ, ah bác sĩ cho em hỏi là em uống thuốc ARV đã lâu nhưng nhiều khi uống vẫn có cảm giác cứ lưng lửng mệt kiểu người bùn ngủ và có suy nghĩ bị xáo trộn kiểu hơi bị tiêu cực ở thời gian đó sau đó lại bình thường... cái này do tâm sinh lý bản thân hay do thuốc ạ
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Một phần do tâm lý, cũng một phần do tác dụng phụ của thuốc kéo dài tùy theo cơ địa. Quan trọng là tuân thủ điều trị và bổ sung thêm rau xanh, trái cây, sinh tố... cho cơ thể bớt mệt mõi và hạn chế tác dụng phụ nhe em.
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
B

Bảo Anh

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Một phần do tâm lý, cũng một phần do tác dụng phụ của thuốc kéo dài tùy theo cơ địa. Quan trọng là tuân thủ điều trị và bổ sung thêm rau xanh, trái cây, sinh tố... cho cơ thể bớt mệt mõi và hạn chế tác dụng phụ nhe em.
Da Bác sĩ cho em hỏi , vì em là chuyển giới vậy bây giờ em phải ngưng không được chích hormone nữ nữa ạ!??? Việc chích hormone nữ có làm ảnh hưởng gì đến thuốc hay điều trị không ạ
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Da Bác sĩ cho em hỏi , vì em là chuyển giới vậy bây giờ em phải ngưng không được chích hormone nữ nữa ạ!??? Việc chích hormone nữ có làm ảnh hưởng gì đến thuốc hay điều trị không ạ
Không cần thiết phải ngưng chích hormon đâu em. Em cứ tuân thủ ARV và bổ sung dinh dưỡng như bác sĩ nói là được rồi.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top