08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Các câu tư vấn bệnh viêm gan siêu vi - phần 3

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
* Kháng thể kháng siêu vi C gây viêm gan tồn tại trong máu bao lâu? Kháng thể này có khả năng giúp cơ thể tránh tái nhiễm siêu vi C hay không? Vì sao trong bệnh viêm gan thì hay có Ferritine máu cao? Xin cảm ơn. (Nguyễn Quốc Hội, 40 tuổi, quoc...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Đối với các trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi C, kháng thể Anti-HCV xuất hiện khoảng 3 tháng sau khi tiếp xúc với siêu vi C và tồn tại trong nhiều năm. 10-15% người nhiễm có kháng thể Anti-HCV nhưng không có siêu vi C trong máu. Muốn hạn chế khả năng tái nhiễm, cách tốt nhất là không tiếp xúc với siêu vi C qua các đường: máu và các phẩm vật của máu, các vật dụng bén nhọn có dính máu, quan hệ tình dục không an toàn.

Đối với những trường hợp bệnh gan có nồng độ Ferritine trong máu cao thường có liên quan đến đáp ứng không tốt với điều trị và có thể liên quan phần nào đến biến chứng.

* Tôi là nam giới, năm nay 23 tuổi. Theo kết quả xét nghiệm tôi nhiễm cả siêu vi B lẫn siêu vi C. Hiện nay tôi vẫn đi khám bệnh định kỳ, và theo như lời các bác sĩ thì do chức năng gan tôi vẫn bình thường nên chỉ theo dõi chứ không đặc trị. Tôi lo lắng, muốn các bác sĩ tư vấn là có cách nào để sau này lấy vợ, vợ và con tôi sẽ không bị lây bệnh từ tôi không? Xin chân thành cảm ơn. (Một bạn nam giấu tên, 23 tuổi, nhanqu...@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Đối với việc lây nhiễm viêm gan siêu vi C qua các quan hệ vợ chồng, theo các nghiên cứu khoa học, là tương đối thấp. Nhiều cặp vợ chồng chung sống trong nhiều năm, tỉ lệ lây nhiễm không vượt quá 5%. Lây niễm siêu vi C từ mẹ sang con cũng rất thấp nên bạn đừng quá lo lắng.

Đối với việc lây nhiễm viêm gan siêu vi B, lây nhiễm qua quan hệ quan hệ vợ chồng tương đối cao. Đồng thời, viêm gan siêu vi B lại có thuốc chủng ngừa hiệu quả. Bạn nên đưa vợ đến trung tâm y tế để xác định xem có bị nhiễm siêu vi B từ trước không? Nếu không nhiễm, vợ bạn có thể được chích ngừa và như thế vợ bạn sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ bạn và cũng sẽ không lây nhiễm cho con bạn về sau này.

* Sau khi chữa khỏi bệnh viêm gam siêu vi B, tôi có thể chích ngừa viêm gam B được không? (Phạm Văn Thụy, 59 tuổi, phamvanthuy52@... )

- Ths. BS Lê Thị Tuyết Phượng: Khi bị nhiễm siêu vi B mạn tính mục tiêu điều trị là làm sao thải trừ được virut đến mức không phát hiện được trong máu, hạn chế tối đa gây tổn thương gan, hạn chế tỉ lệ xơ gan, ung thư gan.

Tỉ lệ chữa khỏi hẵn siêu vi B mạn tính rất rất thấp (được gọi là khỏi hẵn bịnh khi HbsAg (-) anti Hbs (+)), khi đã có anti Hbs nghĩa là bạn đã khỏi bịnh và không cần phải chích ngừa.

* Xin bác sĩ cho biết những biểu hiện nhận biết sớm của bệnh viêm gan siêu vi A, B và C. Khi đã nhiễm vi rút viêm gan siêu vi thì có thể tiêm ngừa được nữa không? Xin cảm ơn và chúc sức khoẻ đến các bác sĩ. (Hoàng Thành, 33 tuổi, tancongdhtl@... )

- BS Nguyễn Hữu Chí: Đa số các bệnh viêm gan siêu vi A, B, C đều không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm để xác định.

Hiện nay, chúng ta chỉ có thuốc chủng ngừa đối với 2 loại bệnh viêm gan A và B. Đối với những trường hợp đã nhiễm phải siêu vi A, người nhiễm thường có kháng thể bảo vệ nên không cần thiết phải chích ngừa. Đối với những người đã nhiễm phải siêu vi B, cần làm xét nghiệm kiểm tra để xác định xem có nên chích ngừa hay không. Nếu người này vẫn còn mang kháng nguyên của siêu vi B, cần được theo dõi thường xuyên. Đối với những người đã có kháng thể chống siêu vi B ở mức độ cao thì cũng không cần thiết phải chủng ngừa.

* Thưa Ts. BS Phạm Thị Lệ Hoa. Trước đây khoảng 2 tháng tôi có đi xét định lượng viêm gan B, C tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, kết quả định lượng cho thấy tôi bị nhiễm viêm gan siêu vi C(344coppies/100coppies).

Sau đó khoảng 1 tháng tôi có định lượng lại lần 2 tại Trung tâm Á Châu TP. HCM, kết quả không phát hiện mẫu bệnh viêm gan siêu vi C (ngưỡng phát hiện của máy đo là 300 coppies). Xin hỏi, như vậy tôi có bị nhiễm viên gan C không? Nếu có thì điều trị thế nào? Thời gian và chi phí ra sao? Xin cảm ơn. (Nguyễn Thanh Bình, 34 tuổi, thanhbinhtnxp@... )

- TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa: Bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C với HCV-RNA dương tính được xem là nhiễm siêu vi có hoạt tính. Nếu có kèm men gan tăng cần được cân nhắc điều trị để tránh biến chứng. Trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm viêm gan C có 40 đến 70% trường hợp tự đào thải được virut và biến mất HCV-RNA trong máu. Tuy nhiên dấu ấn antiHCV ở trong máu vẫn còn dương tính và không có ý nghĩa virut còn hoạt tính và không cần phải điều trị.

Hiện nay có nhiều kỹ thuật xét nghiệm HCV-RNA với ngưỡng phát hiện khác nhau. Xét nghiệm lần 1 là 344Copies/ml là ở mức thấp, vì vậy có thể không phát hiện được nếu sử dụng kỹ thuật với ngưỡng là 300copies/ml. Như vậy bạn có nhiễm virut viêm gan nhưng có thể đang đào thải được virut. Bạn có thể xét nghiệm kiểm tra HCV-RNA sáu tháng sau để bảo đảm kết quả xét nghiệm âm tính.

* Chào BS Trần Nguyên Hà cho hỏi thăm giữa triệu chứng đau dạ dày và ung thư gan khác nhau ở chỗ nào? Sao có những người đau dạ dày cũng bị đau nơi vùng bụng giống như đau ung thư gan? (Nguyễn Hữu Lộc, 44 tuổi, nhloc1667@... )

- BS Trần Nguyên Hà: Bạn có thể tham khảo ở các phần trả lời trên về triệu chứng ung thư gan. Ung thư gan thường có triệu chứng đau ở bờ sườn bên phải, khi bướu ở gan lớn hoặc ở vị trí thùy bên trái của gan thì người bệnh có thể đau ở vị trí như đau dạ dày. Đặc biệt ung thư gan ở thời kỳ đầu thường không đau hoặc chỉ đau mông lung, âm ỉ vì gan ít có dây thần kinh cảm giác. Khi bệnh đã nặng, bướu to làm căng vỏ bao gan thì mới có triệu chứng đau nhiều.

Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để bác sĩ cho chỉ định làm siêu âm bụng, để loại trừ bướu hoặc ung thư ở gan.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top