Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
(A/H5N1, A/H7N9)
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
I.1.1. Dịch tễ
Người bệnh sống ở vùng có gia cầm (gà, vịt), chim bị nhiễm virus hoặc có tiếp xúc gần với người nghi bị cúm A/H5N1, A/H7N9. Đặc biệt, những người làm thịt gà, vịt bệnh hoặc nuôi gà, chim có nguy cơ cao.
I.1.2. Lâm sàng:
- Sốt cao liên tục, có thể rét run.
- Ho.
- Khó thở, hụt hơi, tím tái.
- Phổi có thể có ran nổ, ran ngáy.
I.1.3. Xét nghiệm:
- X quang phổi: đa số có tổn thương phổi.
Tổn thương lúc đầu là hình ảnh viêm phổi kẽ khu trú một bên, tập trung giống như viêm phổi thùy nhưng ranh giới không rõ, sau đó tiến triển nhanh, lan tỏa sang cả hai bên, vì vậy cần chụp X quang phổi hàng ngày.
- Xét nghiệm máu:
+ Công thức máu:
à Số lượng bạch cầu thấp < 4.000/mL và bạch cầu lymphô thường giảm < 1.000/mL (CD4 giảm nhiều, tỷ lệ CD4/CD8 < 1).
à Có thể giảm tiểu cầu.
+ Độ bão hòa oxy (SpO[SUB]2[/SUB]) giảm < 90%.
+ Khí máu: có tình trạng giảm oxy máu khi bệnh tiến triển nặng:
à PaO2 giảm (< 85mmHg), có thể giảm nhanh (dưới 60mmHg).
à pH máu thường giảm (trường hợp nặng).
à Tỷ lệ PaO2/ FiO2 < 300 khi có hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS)
+ ALT, AST tăng cao.
I.2. Chẩn đoán xác định
Phát hiện RNA virus bằng kỹ thuật RT-PCR và/hoặc phân lập virus cúm A/H5, H7 từ các bệnh phẩm: phết mũi, phết họng, dịch tỵ hầu, dịch rửa phế quản.
I.3. Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H5N1 gây ra chủ yếu là hội chứng nguy kịch hô hấp cấp với tỉ lệ tử vong cao, vì vậy cần phải phân biệt với các trường hợp sau:
- Viêm phổi nặng do vi khuẩn.
- Viêm phổi nặng do virus khác (cúm A/H1N1 có biến chứng, MERS-CoV...): chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ sống hoặc đi đến vùng đang có dịch bệnh xảy ra.
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
I.1.1. Dịch tễ
Người bệnh sống ở vùng có gia cầm (gà, vịt), chim bị nhiễm virus hoặc có tiếp xúc gần với người nghi bị cúm A/H5N1, A/H7N9. Đặc biệt, những người làm thịt gà, vịt bệnh hoặc nuôi gà, chim có nguy cơ cao.
I.1.2. Lâm sàng:
- Sốt cao liên tục, có thể rét run.
- Ho.
- Khó thở, hụt hơi, tím tái.
- Phổi có thể có ran nổ, ran ngáy.
I.1.3. Xét nghiệm:
- X quang phổi: đa số có tổn thương phổi.
Tổn thương lúc đầu là hình ảnh viêm phổi kẽ khu trú một bên, tập trung giống như viêm phổi thùy nhưng ranh giới không rõ, sau đó tiến triển nhanh, lan tỏa sang cả hai bên, vì vậy cần chụp X quang phổi hàng ngày.
- Xét nghiệm máu:
+ Công thức máu:
à Số lượng bạch cầu thấp < 4.000/mL và bạch cầu lymphô thường giảm < 1.000/mL (CD4 giảm nhiều, tỷ lệ CD4/CD8 < 1).
à Có thể giảm tiểu cầu.
+ Độ bão hòa oxy (SpO[SUB]2[/SUB]) giảm < 90%.
+ Khí máu: có tình trạng giảm oxy máu khi bệnh tiến triển nặng:
à PaO2 giảm (< 85mmHg), có thể giảm nhanh (dưới 60mmHg).
à pH máu thường giảm (trường hợp nặng).
à Tỷ lệ PaO2/ FiO2 < 300 khi có hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS)
+ ALT, AST tăng cao.
I.2. Chẩn đoán xác định
Phát hiện RNA virus bằng kỹ thuật RT-PCR và/hoặc phân lập virus cúm A/H5, H7 từ các bệnh phẩm: phết mũi, phết họng, dịch tỵ hầu, dịch rửa phế quản.
I.3. Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H5N1 gây ra chủ yếu là hội chứng nguy kịch hô hấp cấp với tỉ lệ tử vong cao, vì vậy cần phải phân biệt với các trường hợp sau:
- Viêm phổi nặng do vi khuẩn.
- Viêm phổi nặng do virus khác (cúm A/H1N1 có biến chứng, MERS-CoV...): chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ sống hoặc đi đến vùng đang có dịch bệnh xảy ra.
| Cúm | A/H5N1 | A/H7N9 | MERS-CoV |
Nguồn lây | Người à người | Gia cầm, chim à người | Gia cầm, chim (Trung quốc) à người | Người , lạc đà (Trung đông) à người |
Đường lây | Tiếp xúc gần, trực tiếp qua hô hấp và trung gian bàn tay |