Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
1.1.1.Lâm sàng:
- Sốt, có thể kèm ói mửa, nhức đầu, mờ mắt.
- Rối loạn tri giác.
- Có thể có dấu màng não.
1.1.2. Cận lâm sàng:
- Dịch não tủy:
+ Dịch trong.
+ Áp lực mở thường tăng cao, có thể > 40cmH[SUB]2[/SUB]O.
+ Protein tăng nhẹ từ 0,5 – 1 g/L.
+ Glucose bình thường hoặc giãm so với glucose máu lấy cùng lúc chọc dò tủy sống.
+ Lactate bình thường hoặc tăng nhẹ.
+ Bạch cầu tăng trung bình từ 10 – 100 tế bào/mL.
+ Soi (nhuộm mực tàu): Có hiện diện tế bào nấm dạng hạt men, vách dày chiết quang.
- Test nhanh (LFA): Phát hiện kháng nguyên cryptococcus (CrAg) trong máu hoặc dịch não tủy.
I.2. Chẩn đoán xác định: phân lập nấm Cryptococcus neoformans trong dịch não tủy
I.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm màng não mủ, lao, ký sinh trùng.
- Viêm não.
- Chấn thương sọ não, áp xe não, u não.
II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Thuốc kháng nấm:
2.1.1. Điều trị tấn công:
- Amphotericin B: liều 0,7 - 1mg/kg/ngày, (pha 0,5mg/5ml dung dịch glucose 5%) truyền 1 lần trong 6-8 giờ. Thời gian điều trị: 2 - 4 tuần. Hoặc Liposomal Amphotericin B, liều 3 – 4 mg/kg/ngày (trẻ em : 5mg/kg/ngày).
- Phối hợp với Flucytosine: liều 100mg/kg/ngày, chia làm 4 lần uống. Thời gian điều trị: 2 - 4 tuần.
2.1.2. Điều trị củng cố: khi cấy dịch não tủy âm tính
- Fluconazole: uống, liều 400 – 800mg/ngày (người lớn), 10mg/kg/ngày (trẻ em). Thời gian điều trị: 8 tuần.
2.2.3. Điều trị duy trì:
- Fluconazole: uống, liều 200mg/ngày (người lớn), 4mg/kg/ngày (trẻ em). Thời gian điều trị: 6 -12 tháng.
II.2. Chú ý:
- Điều chỉnh liều lượng Amphotericin B và Flucytosine nếu bệnh nhân có suy thận, suy gan.
- Nếu không có Flucytosine thì có thể sử dụng đơn thuần Amphotericin B.
- Theo dõi kali máu mỗi ngày để bồi hoàn trong thời gian sử dụng Amphotericin B.
- Theo dõi chức năng thận, gan trong thời gian sử dụng thuốc kháng nấm.
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
1.1.1.Lâm sàng:
- Sốt, có thể kèm ói mửa, nhức đầu, mờ mắt.
- Rối loạn tri giác.
- Có thể có dấu màng não.
1.1.2. Cận lâm sàng:
- Dịch não tủy:
+ Dịch trong.
+ Áp lực mở thường tăng cao, có thể > 40cmH[SUB]2[/SUB]O.
+ Protein tăng nhẹ từ 0,5 – 1 g/L.
+ Glucose bình thường hoặc giãm so với glucose máu lấy cùng lúc chọc dò tủy sống.
+ Lactate bình thường hoặc tăng nhẹ.
+ Bạch cầu tăng trung bình từ 10 – 100 tế bào/mL.
+ Soi (nhuộm mực tàu): Có hiện diện tế bào nấm dạng hạt men, vách dày chiết quang.
- Test nhanh (LFA): Phát hiện kháng nguyên cryptococcus (CrAg) trong máu hoặc dịch não tủy.
I.2. Chẩn đoán xác định: phân lập nấm Cryptococcus neoformans trong dịch não tủy
I.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm màng não mủ, lao, ký sinh trùng.
- Viêm não.
- Chấn thương sọ não, áp xe não, u não.
II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Thuốc kháng nấm:
2.1.1. Điều trị tấn công:
- Amphotericin B: liều 0,7 - 1mg/kg/ngày, (pha 0,5mg/5ml dung dịch glucose 5%) truyền 1 lần trong 6-8 giờ. Thời gian điều trị: 2 - 4 tuần. Hoặc Liposomal Amphotericin B, liều 3 – 4 mg/kg/ngày (trẻ em : 5mg/kg/ngày).
- Phối hợp với Flucytosine: liều 100mg/kg/ngày, chia làm 4 lần uống. Thời gian điều trị: 2 - 4 tuần.
2.1.2. Điều trị củng cố: khi cấy dịch não tủy âm tính
- Fluconazole: uống, liều 400 – 800mg/ngày (người lớn), 10mg/kg/ngày (trẻ em). Thời gian điều trị: 8 tuần.
2.2.3. Điều trị duy trì:
- Fluconazole: uống, liều 200mg/ngày (người lớn), 4mg/kg/ngày (trẻ em). Thời gian điều trị: 6 -12 tháng.
II.2. Chú ý:
- Điều chỉnh liều lượng Amphotericin B và Flucytosine nếu bệnh nhân có suy thận, suy gan.
- Nếu không có Flucytosine thì có thể sử dụng đơn thuần Amphotericin B.
- Theo dõi kali máu mỗi ngày để bồi hoàn trong thời gian sử dụng Amphotericin B.
- Theo dõi chức năng thận, gan trong thời gian sử dụng thuốc kháng nấm.