08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ SAI NGUY CƠ THÌ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC

Tình nguyện viên 4

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Thưa các bác sĩ, các quản trị viên và các thành viên thân mến.
Việc tư vấn, đánh giá nguy cơ và tư vấn sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm đối với HIV là một công việc tưởng chừng như đơn giản, dễ dàng?
Tuy nhiên sự thật rõ ràng không phải là như vậy! Người tư vấn phòng, chống HIV/AIDS ngoài việc phải là người có tấm lòng, có thiện chí hướng về cộng đồng, ý thức sâu sắc được tác hại mà HIV gây ra cho nhân loại mà còn phải là người có kiến thức, am hiểu bản chất của HIV, về dịch tễ và cơ chế lây truyền của loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người này. Từ đó hiểu được các hành vi dẫn đến phơi nhiễm và nhiễm HIV một cách chính xác, đầy đủ và khoa học nhất.
Những khó khăn thường gặp trong quá trình tư vấn là vô vàn. Khách quan như việc người có nguy cơ không nhớ rõ nguy cơ của mình là gì, xảy ra khi nào, nguy cơ nào là nguy cơ cuối cùng! Cho đến các yếu tố chủ quan như việc người có nguy cơ che giấu, nói bớt đi, nói chưa thực sự đầy đủ với người tư vấn... Chính vì thế người tư vấn cần phải có đủ kiến thức, trình độ để khai thác thật đầy đủ các yếu tố, không thiếu sót nguy cơ nào thì việc tư vấn mới có giá trị và ý nghĩa.
Các bạn biết không? Ngành vi sinh y học hiện nay rất phát triển với sự ra đời của các chế phẩm, dược phẩm, thuốc trong điều trị các bệnh lý do vi sinh vật đây ra. Tuy nhiên điều làm cho các nhà khoa học đau đầu là song song với việc phát triển của thuốc thì việc phát triển, phát sinh các phiên bản, các giống vi sinh vật kháng thuốc gây nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Đúng với câu nói "đạo cao một thước, ma cao một trượng". Trong cuộc chiến giữa thuốc và vi sinh vật ấy, các nhà khoa học cho rằng phần thắng luôn nghiên về vi sinh vật, và y học luôn phải biến đổi không ngừng để phù hợp.
Chính vì thế mà những người thực hiện công tác tư vấn cho cộng đồng luôn luôn cần phải cập nhật những kiến thức mới, hằng năm, hằng tháng thậm chí là hàng ngày hằng giờ, để bắt kịp với nhịp sóng biến đổi của y học hiện đại.
Ấy thế mà vẫn còn đâu đó những cá nhân, một nhóm người tư vấn cho cộng đồng theo lối bảo thủ, thiếu khoa học, sử dụng những kiến thức chưa được xác minh bởi các tổ chức có uy tín, vội vã kết luận khi chưa đầy đủ căn cứ. Tác hại không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người có nguy cơ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng, đến khả năng kiểm soát và khống chế đại dịch thế kỷ.
Chính vì thế bài viết này với mong muốn cảnh báo các bạn, đặc biệt là các bạn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV. Chúng ta cần phải thật sự tỉnh táo, sáng suốt để nhận ra đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, người tư vấn cho mình là ai, tránh để những người thiếu kiến thức lợi dụng tâm lý lo lắng mà lôi kéo trục lợi bất chính.
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Rách bao, không bao vẫn được tư vấn là an toàn?
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Tinh dịch tiếp xúc vơi niêm mạc mắt hay dính vào vết thương hở không có nguy cơ?
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Quan hệ 3 người. không thay BCS vẫn an toàn không có nguy cơ nào cả?
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Nuốt phải sữa cũng là an toàn?
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Quan hệ không an toàn với người có HIV sau đó quan hệ với vợ... cũng không sao vì thời gian ngắn quá chưa đủ lây nhiễm?
 

Le Hoang

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Hôn sâu chảy cả máu nhưng không có nguy cơ với HIV?
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Cảm ơn Hoàng Thịnh và bạn Le Hoang đã có bài viết giúp cho người xem thấy được những lổ hỏng trong việc chia sẻ, tư vấn cho cộng đồng về HIV/AIDS. Với những tình huống trên thì việc tư vấn chưa sát thực, đánh giá chưa đúng nguy cơ. Từ đó có thể dẫn đến việc xử trí không kịp thời hoặc cộng đồng ngộ nhận về HIV/AIDS nếu đọc thông tin từ những trang mạng không chính thống.

Với tình trạng này, bác sĩ sẽ mở thêm chuyên mục tập huấn kiến thức HIV trực tuyến cho các bạn quản trị viên và thành viên diễn đàn chúng ta. Tài liệu tập huấn dựa trên quyển tài liệu dành cho giảng viên của bác sĩ dùng tập huấn cho nhân viên tiếp cận cộng đồng (đồng đẳng viên), kiến thức này sẽ phù hợp với sự tiếp thu của đa số các bạn trên diễn đàn vì mang tính cộng đồng hơn những tài liệu tập huấn khác dành cho người có chuyên môn, các bạn dựa vào kiến thức chuẩn này để tư vấn, chia sẻ cho cộng đồng nhé. Đây là kiến thức chuẩn nhất thuộc Dự án hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ/CDC/Chương trình AIDS toàn cầu về dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam.



Theo tài liệu này ở trang 136 nói về cấp độ giảm nguy cơ trong quan hệ tình dục thì quan hệ tình dục bằng miệng - dương vật được xếp vào nhóm NGUY CƠ THẤP và nếu như có tinh dịch tiếp xúc vào niêm mạc miệng bị trầy xước vẫn có khả năng lây nhiễm HIV và STDs khác. Nếu quan hệ tình dục có BCS mà không đảm bảo chất lượng, bị rách BCS thì có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác bất kể thời gian bị rách là bao lâu.

 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
Tình nguyện viên 4

Tình nguyện viên 4

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Chân thành cảm ơn thành viên Le Hoang đã cung cấp một số ví dụ điển hình cho diễn đàn.
Như các bạn đã thấy, có một vài nơi tư vấn cho cộng đồng với nội dung quá sức chủ quan, sai lệch nghiêm trọng các kiến thức căn bản về cơ chế truyền bệnh, dẫn đến kết luận thiếu khoa học, đây thực sự là mối nguy hại tiềm ẩn cho cộng đồng!
Theo những gì được bạn Le Hoang cung cấp, mình xin chia làm các nhóm vấn đề nhằm đính chính, xác thực các lời tư vấn "lệch quỹ đạo" bên trên cho các thành viên được rõ, tránh hoang mang.
NHÓM VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: Quan hệ tuột bao, rách bao có nguy cơ hay không?
Câu trả lời dĩ nhiên là có cho cả trường hợp quan hệ dương vật-hậu môn và dương vật-âm đạo, thậm chí là quan hệ qua đường miệng!
Khi quan hệ tình dục-nghĩa là quá trình có tạo ra ma sát giữa bộ phận sinh dục với nhau và với niêm mạc (âm đạo, hậu môn), quá trình này có thể tạo ra các vết trầy xước trên niêm mạc, trên bộ phận sinh dục (kể cả trường hợp có bao cao su), việc sử dụng bao cao su với ý nghĩa tạo ra lớp màng chắn, tránh việc tiếp xúc trực tiếp nguồn lây và ngõ vào cho virus (nếu có). Như vậy, tuột bao hay rách bao khi quan hệ là tạo điều kiện cho sự tiếp xúc trực tiếp xảy ra. Không có một quy chuẩn cụ thể về thời gian bao lâu thì mới xảy ra sự lây nhiễm, chúng ta chỉ hiểu rằng nếu lượng virus càng lớn, diện tích tiếp xúc càng rộng và thời gian càng lâu thì nguy cơ càng cao, nhưng có sự tiếp xúc xảy ra thì rõ ràng là có nguy cơ, dù thấp dù cao tuyệt đối vẫn tồn tại một nguy cơ lây nhiễm. Từ đây ta thấy việc đưa ra lời tư vấn "rách, tuột bao thời gian ngắn là không có nguy cơ" là vô cùng cảm tính, chủ quan và là một sai lầm nghiêm trọng!
NHÓM VẤN ĐỀ THỨ HAI: QUAN HỆ KHÔNG THAY BAO?
Như những hình ảnh được cũng cấp bên trên, rõ ràng người tư vấn đã không nắm chắc bản chất vấn đề về an toàn khi sử dụng Bao Cao Su trong quan hệ tình dục. Cụ thể nếu người A quan hệ tình dục với người B (qua đường hậu môn) sau đó tiếp tục quan hệ với người C mà không thay Bao Cao Su mới thì nguy cơ được xác định ở người C. Rõ ràng, người A quan hệ với người B có bao cao su là an toàn, người B là người nhận tuy nhiên là bao mới nên cũng an toàn, nhưng khi người A dùng bao cũ để quan hệ với người C, đồng nghĩa với dịch, máu,... từ người B dính bên ngoài bao cao su có khả năng tiếp xúc với niêm mạc hậu môn của người C, tạo nên nguy cơ lây truyền HIV cho người này. Như vậy việc hiểu sai vấn đề của người tư vấn đã kéo theo thông tin tư vấn sai lệch, thiếu khoa học.
NHÓM VẤN ĐỀ THỨ BA: HÔN SÂU.
Hôn là hành vi an toàn theo các nghiên cứu khoa học, nhưng chỉ an toàn khi cái hôn đơn thuần là sự tiếp xúc của nước bọt mà thôi! Khi có lẫn máu (một loại dịch cơ thể có thể chứa rất nhiều virus) thì nụ hôn không còn an toàn nữa, một nụ hôn sâu có máu nghĩa là có thể có sự tiếp xúc giữa nguồn lây (máu) và ngõ vào cho virus (niêm mạc và những vết xước trên niêm mạc). Như vậy rõ ràng người tư vấn đã hiểu sai về một nụ hôn an toàn!
NHÓM VẤN ĐỀ THỨ TƯ: TINH DỊCH TIẾP XÚC VỚI MẮT VÀ VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU
Đây là một nguy cơ hết sức rõ ràng, khi có sự tiếp xúc giữa tinh dịch (nguồn lây) và vết thương hở hay niêm mạc mắt, mũi, miệng (ngõ vào cho virus).
Chính vì thế các bạn cần phải thực sự lưu ý khi xem thông tin, để bảo vệ chính mình và mọi người!
 

Tiểu Phàm

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Dạ em vẫn còn thắc mắc trong việc tư vấn về thời gian cửa sổ, tuy là câu hỏi cũ nhưng về vấn đề cơ địa sinh kháng thể chậm sau 3 tháng âm tính thì đối tượng nào chúng ta tư vấn họ cần xét nghiệm lại sau 6 tháng?
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Dạ em vẫn còn thắc mắc trong việc tư vấn về thời gian cửa sổ, tuy là câu hỏi cũ nhưng về vấn đề cơ địa sinh kháng thể chậm sau 3 tháng âm tính thì đối tượng nào chúng ta tư vấn họ cần xét nghiệm lại sau 6 tháng?
Thời gian cửa sổ tức là khoảng thời gian cơ thể đã bị nhiễm HIV nhưng xét nghiệm chưa phát hiện được. Trước đây, khi mà chưa có nhiều nghiên cứu về HIV và các xét nghiệm kỹ thuật cao để phát hiện HIV thì người ta quy định thời gian cửa sổ là 6 tháng, thậm chí có người trên 6 tháng hay một năm. Đó là tính theo xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV do cơ thể tạo ra thông qua các test thế hệ cũ, không nhạy lắm. Sau này phát triển hơn nên các test đã tăng độ nhạy lên cho kết quả sớm 6-8 tuần sau nguy cơ phát hiện hầu hết các trường hợp, có người đến 3 tháng. Các trường hợp sau 3 tháng hiếm gặp thường là người già, người mắc bệnh mạn tính liên quan đến miễn dịch như ung thư, suy thận nặng, suy gan nặng, tiểu đường lâu năm...=> Đây chỉ dành cho xét nghiệm tìm kháng thể.

Các thế hệ sau này tìm cả kháng nguyên của HIV như PCR hay xét nghiệm tìm P24, xét nghiệm HIV combo ag/ag thì rút ngắn thời gian cửa sổ lại nữa, không phụ thuộc vào cơ địa có sinh kháng thể muộn hay không. Đối với PCR thì phát hiện sau 7-10 ngày độ nhạy và đặc hiệu rất cao lên đến 99,9%. Xét nghiệm HIV ag/ab combo thì sau 3-4 tuần đã phát hiện được rồi, độ nhạy cũng trên 99,9%.

Như vậy, thời kỳ cửa sổ không phải là 1 hằng số mà nó tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm tìm ra nó. Để có một thống nhất chung về thời kỳ cửa sổ thì Bộ Y tế đã quy định xét nghiệm sau nguy cơ 3-6 tháng theo Quyết định cũ (3003/QĐ-BYT năm 2009), sau này được thay thế bởi quyết định mới (3047/QĐ-BYT năm 2015) đã rút ngắn việc xét nghiệm sẽ thực hiện sau 3 tháng.

Do thời gian không nhiều nên bác sĩ không phân tích thêm được, khi nào có dịp bác sĩ chia sẻ nhiều hơn cho các bạn nhé. Các bạn có thể hiểu là thời gian cửa sổ sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người và phương pháp xét nghiệm là gì, do đó có nơi tư vấn xét nghiệm 3 tháng hay 6 tháng thì có lý do của nó hoặc cũng có khi người ta chưa cập nhật. Cảm ơn các bạn đã tham gia diễn đàn.
 

minhcaohuy

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Thành viên Chưa Xác Thực
dạ thưa bác thế cái xét nghiệm bằng sinh phẩm HIV combi PT của pasteur là loại xét nghiệm thế hệ mấy ạ. vì bác sĩ ở đó nói con là xét nghiệm lại ở tháng thứ 6, con đã có kết quả 4 tháng ÂM TÍNH ạ
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
dạ thưa bác thế cái xét nghiệm bằng sinh phẩm HIV combi PT của pasteur là loại xét nghiệm thế hệ mấy ạ. vì bác sĩ ở đó nói con là xét nghiệm lại ở tháng thứ 6, con đã có kết quả 4 tháng ÂM TÍNH ạ
Đó là xét nghiệm thế hệ 4 nhe em. Em hỏi trong topic của em để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
 

chuoclailoilam12345

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Bác sĩ bình ơi,theo như bác sĩ nói là 3 tháng xn thế hệ thứ 4.Con 3 tháng dùng PEP xn thế hệ 3 determine âm tính.Vậy nếu con đã an toàn,sao biết được ai thuộc trường hợp hiếm vì có người lâu không đi khám định kì sao họ biết
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Bác sĩ bình ơi,theo như bác sĩ nói là 3 tháng xn thế hệ thứ 4.Con 3 tháng dùng PEP xn thế hệ 3 determine âm tính.Vậy nếu con đã an toàn,sao biết được ai thuộc trường hợp hiếm vì có người lâu không đi khám định kì sao họ biết
Phải khám trực tiếp xem có mắc bệnh liên quan đến miễn dịch hay không nhe em, cái này thuộc chuyên môn của các bác sĩ rồi, em làm sao tự khám và chẩn đoán cho mình được.
 

chuoclailoilam12345

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Ý con có người không biết,sao biết 3 tháng có PEP là an toàn,con cứ ám ảnh suốt
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Ý con có người không biết,sao biết 3 tháng có PEP là an toàn,con cứ ám ảnh suốt
Đây không phải là topic tư vấn dành cho con. Chỉ bàn luận về chủ đề mà chủ topic nêu ra thôi nhé, lạc đề rồi con.
 

Tình nguyện viên 6

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Do thời gian này em bận giảng dạy và khám bệnh nên không lên diễn đàn tư vấn cho các bạn phụ với anh Bình, mong anh và các bạn thông cảm.
Tôi xem qua một số bài viết của các bạn đăng lên diễn đàn phản ánh việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV qua hành vi Oralsex (quan hệ tình dục bằng miệng) có ngậm và nuốt tinh dịch của người nhiễm HIV hoặc rách BCS trong thời gian ngắn được một số người cho rằng không có nguy cơ là chưa đúng. Bởi vì tiếp xúc với nguồn lây chứa HIV qua niêm mạc người lành (bao gồm niêm mạc miệng, niêm mạc mắt, niêm mạc sinh dục...) là có nguy cơ lây nhiễm và cần phải được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt trong 72 giờ. Tôi khuyên các em sinh viên và các bạn nếu xem thông tin tương tự hoặc rơi vào trường hợp phơi nhiễm như vậy thì nên hỏi ý kiến của người có chuyên môn, nếu được thì đến hỏi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để kê đơn dùng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) để bảo vệ sức khỏe cho mình. Các bạn cũng lưu ý rằng, thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm HIV phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đã được tập huấn về chăm sóc và điều trị HIV. Thân ái!
 

coloi

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
thực sự loạn thật cứ diễn đàn này ns diễn đàn kia. hoang mang thật
 

coloi

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
bsi nào vào topic tư vấn giúp em với
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top