08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Thật sự nước bọt có là môi trường bất lợi với HIV hay không

Dtv92

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Lang thang tìm hiểu vì gần đây cũng có nguy cơ, chợt tìm được bài viết này muốn chia sẻ lên để mọi người bàn luận và xin ý kiến chuyên môn của các bác sĩ ạ. Bài viết khá lâu rồi k biết còn đúng với những kiến thức mới cập nhật...
Trên đây là gồm cả bài viết cùng những thắc mắc và phần giải thích thắc mắc của đọc và người viết.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định: nước bọt tiêu diệt được virus HIV.


Trẻ cắn nhau không làm lây HIV

Hầu hết phụ huynh có con học mẫu giáo đều lo rằng việc trẻ học cùng các em bé nhiễm HIV sẽ có thể dẫn đến lây bệnh nếu cắn nhau gây chảy máu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, khả năng lây bệnh qua đường này gần như bằng không.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, khẳng định: về mặt lý thuyết, HIV có thể lây qua việc tiếp xúc với các dịch sinh học trong cơ thể người bệnh. Do đó, nhiều người sợ rằng việc trẻ cắn nhau có thể làm lây virus này từ nước bọt, nhất là khi làm chảy máu. Tuy nhiên, đến nay, thế giới chưa hề ghi nhận một trường hợp nào lây nhiễm do hôn nhau hay cắn nhau.

"HIV không quá dễ lây như người ta tưởng" - bác sĩ Phạm Nguyên Bằng, Chương trình phòng chống HIV/AIDS thuộc Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, nói. Theo ông, khả năng lây nhiễm HIV khi trẻ cắn nhau gần như bằng không. Giả dụ như trẻ cắn nhau đến mức chảy máu thì có hai khả năng xảy ra.

Thứ nhất, trẻ khỏe mạnh cắn trẻ nhiễm HIV: Máu của trẻ nhiễm HIV nếu dây vào miệng em bé khỏe mạnh thì cũng chỉ lượng rất ít, không đủ làm lây bệnh ngay cả khi miệng có xây xát. Mặt khác, virus cũng bị nước bọt tiêu diệt và nếu trẻ nuốt máu đó xuống dạ dày thì đến lượt dịch vị cũng làm chết virus.

Thứ hai, trẻ nhiễm HIV cắn trẻ khỏe mạnh: Trong nước bọt của người nhiễm HIV cũng có virus này nhưng với một lượng rất nhỏ, không thể gây lây nhiễm. "Các nhà khoa học đã tính rằng, để đủ lượng virus HIV để làm lây bệnh thì phải cần đến 2 lít nước bọt" - bác sĩ Nguyên Bằng nói. Nếu em bé bị cắn chảy máu, dòng máu chảy ra cũng có xu hướng đẩy nước bọt có virus và chảy tiếp ra ngoài chứ không hút vào bên trong. Trường hợp em bé nhiễm HIV bị chảy máu chân răng và máu dính vào vết thương của bé kia cũng vậy.

Cũng như ông Huy Nga, bác sĩ Bằng khẳng định trên thế giới chưa từng có người nào lây nhiễm HIV qua việc cắn nhau, dù đây là hành vi thường tình của các em bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ở khắp năm châu.
Mọi trẻ em đều có quyền đến trường. Ảnh: Hoàng Hà.

Có nên lập trường riêng cho trẻ nhiễm HIV?

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga cho biết, câu hỏi này cũng được đặt ra khi Luật Phòng chống HIV/AIDS được trình ra Quốc hội. Tuy nhiên, sau khi nghe các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế trình bày, các đại biểu đã nhất trí thông qua Luật, với nội dung không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cả chuyện học hành.

"Trên thế giới không hề có nước nào lập trường học riêng cho trẻ nhiễm HIV, ngay cả ở châu Phi nơi dịch bệnh hoành hành ghê gớm nhất" - ông Nga nói. Ở các nước phương Tây, nơi y học phát triển và việc bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng rất được coi trọng cũng vậy. Do đó, việc Việt Nam để trẻ HIV học chung trường với trẻ khác không phải duy ý chí, mà dựa trên cơ sở khoa học.

Còn bác sĩ Bằng cho rằng, việc lập trường riêng cho trẻ nhiễm HIV chẳng những không cần thiết mà còn có hại. Nó làm tăng sự kỳ thị với người nhiễm HIV - một trong những nguyên nhân khiến bệnh lan tràn do bệnh nhân giấu giếm, không điều trị và công khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Mặt khác, giải pháp này cũng không khả thi. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.500-2.800 trẻ sinh ra nhiễm HIV, nhưng các bé không ở tập trung mà rải rác trên khắp cả nước. Không ngân sách quốc gia nào có thể chi trả cho việc xây dựng cở sở giáo dục riêng cho các cháu.

Theo bác sĩ Bằng, thay vì tách riêng trẻ nhiễm HIV, giáo viên các trường mầm non cần quan tâm theo dõi các cháu và chăm sóc đúng cách. Theo quy tắc y tế, bất kỳ ai bị thương chảy máu thì người xử lý cũng cần đeo găng tay, vì không ai biết máu đó có mầm bệnh hay không, tránh để cháu khác chạm vào. Nếu làm vậy thì các cháu vẫn được an toàn cho dù tình trạng sức khỏe của trẻ nhiễm HIV không được tiết lộ. Còn với những vết thương do trẻ cắn nhau, cần rửa sạch, sát trùng.

Bác sĩ Nguyên Bằng cho rằng, cách thiết thực nhất để giảm lo lắng cho các phụ huynh có con đang học mẫu giáo là giải thích, tuyên truyền cho họ. "Chúng tôi từng giải quyết một vụ 'biểu tình' dữ dội của phụ huynh một trường tiểu học ở Tiền Giang, khi họ biết có một cháu bé nhiễm HIV được nhận vào lớp 1 ở đó" - ông Bằng kể. Các cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS đã mời đại diện chính quyền, các sở giáo dục, y tế đến gặp mặt phụ huynh, và mời chuyên gia nói chuyện. Kết quả là họ đã đồng ý để con mình học cùng với em bé đó.

Tiến sĩ Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, cũng từng dàn xếp nhiều vụ phản đối tương tự của phụ huynh. Ông cho biết trong hầu hết các trường hợp, khi nghe giải thích rõ về cơ chế lây truyền của virus gây bệnh AIDS, các phụ huynh đều an tâm và không phản đối việc cho con mình học cùng với những em bé nhiễm bệnh nữa.

Hải Hà
Real Madrid
29-12-2006, 09:39
wow,phát hiện được cách tiêu diệt HIV rùi à, nước mình quả là thông minh thiệt :punk: , chỉ cần nước bọt thui cũng dư sức tiêu diệt được con virus này, quả là biện pháp vừa đơn giản, lại không tốn kém :emlaugh:
Thông tin này mà thế giới bít là đoạt giải nobel về Y Học *từ cấm* :bb:
Pó tay bác vnexpress lun :no:
KN
29-12-2006, 13:12
Các nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định: nước bọt tiêu diệt được virus HIV.

Bạn cần đọc kỹ hơn ở đoạn sau, sẽ thấy không phải như bạn hiểu. Các bác sĩ chỉ nói rằng lây nhiễm HIV qua chất dịch như nước bọt, nước mắt, mồ hôi ... là điều chưa từng được ghi nhận trên thê giới. Vì lượng HIV tồn tại trong đó là rất ít. Trong trường hợp có vết thương hở và lượng nước bọt có virus HIV phải là 2 lít thì mới có nguy cơ lây nhiễm.

Bản thân nước bọt cũng có yếu tố kháng khuẩn, do đó tiêu diệt được một số loại virus.

Bài báo này một phần làm sáng tỏ hơn vấn đề quyền đối với trẻ em bị nhiễm, để mọi người hiểu rõ hơn về sự lây truyền, như vậy trẻ em nhiễm HIV mới có thể tới trường mà không gặp phải những sự kỳ thị phân biệt đối xử như đã từng có tại nhiều nơi.

Tháng 1 năm 2007, luật Phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sẽ chính thức bắt đầu có hiệu lực. Trong đó có nêu các cơ sở giáo dục không được phép có các hành vi như từ chối tiếp nhận, kỷ luật, đuổi, tách biệt, hạn chế tham gia các hoạt động dịch vụ của cơ sở, hay yêu cầu xét nghiệm hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm đối với học sinh, học viên, sinh viên vì lý do người đó nhiễm HIV.

:)
adn
29-12-2006, 14:36
Vậy cái câu này:
"Mặt khác, virus cũng bị nước bọt tiêu diệt và nếu trẻ nuốt máu đó xuống dạ dày thì đến lượt dịch vị cũng làm chết virus."

Tôi nên hiểu như thế nào?

Chỉ một con virus HIV (khẳng định rằng nó đã) xâm nhập vào miệng của bạn, thì bạn hoàn toàn yên tâm à, vì nó bị nước bọt tiêu diệt? Nó lại thoát khỏi cửa (ải) miệng của bạn và đi xuống dạ dày, bạn lại yên tâm vì dịch trong dạ dày sẽ tiêu biệt nó?

Có thể bạn yên tâm. Nhưng nhiều bậc phụ huynh và ngay cả tôi không yên tâm với nguy cơ lây nhiễm HIV ở trẻ nhỏ khi chúng cắn nhau (đặc biệt với các bé thì làm gì có hiểu biết về HIV mà có phòng bị về sinh an toàn cho phù hợp).

Nếu một câu phát ngôn, một bài viết mà không có cụm từ "có thể" thì sẽ được người nghe/đọc hiểu đó là sự hiểu biết thấu đáo và là lời khẳng định.

Chưa thấy phát hiện ra các ca lây nhiễm HIV bằng việc cắn trong trẻ em. Sao lại khẳng định nó không lây nhiễm qua đường đó? Hỏi các vị đó có nghiên cứu bằng cách bảo trẻ em nào đó bị nhiễm HIV rồi cắn một phát vào các vị đó chưa, hoặc các vị đó cắn chảy máu trẻ em bị nhiễm HIV đó (vì bảo rằng nước bọt tiêu diệt virus HIV mà), để có kết luận, và thông tin lên toàn thể quần chúng nhân dân yên tâm về việc này?

Bạn có thể tưởng nổi khi bạn nuốt máu của người bị nhiễm virus HIV mà yên tâm được sao? Nếu bạn trả lời: vô tư yên tâm, thì tôi bái phục bạn đó.

Tôi thì lo lắng chết đi được. Cái bụng của tôi nghĩ sao nói vậy. Thật là lo lắng.
adn
29-12-2006, 15:11
Nếu nước bọt và dịch trong dạ dày tiêu diệt được virus HIV thì nó là tiền đề để các nhà khoa học nghiên cứu: tại sao nước bọt và dạ dày lại tiêu diệt được virus HIV? Và từ đó người ta nghiên cứu lên.

Vì vậy, phát ngôn trên (trên mặt báo là đến toàn dân) được hiểu như thế nào?

Những phát ngôn quan trọng liên quan đến đại dịch HIV này, nếu vì phát ngôn đó mà có nhiều ca lây nhiễm HIV thì họ nên bị tử hình như 6 y bác sỹ bị kết án tại Lybia, có phải không ???!!!!
adn
29-12-2006, 15:17
Người lớn có nhiều ý thức, biết cách giao tiếp và biết phòng vệ.

Còn trẻ em nhỏ làm sao đây khi chúng đánh, cắn nhau.....làm sao đây...làm sao đây.
swan
29-12-2006, 15:23
Thứ nhất, trẻ khỏe mạnh cắn trẻ nhiễm HIV: Máu của trẻ nhiễm HIV nếu dây vào miệng em bé khỏe mạnh thì cũng chỉ lượng rất ít, không đủ làm lây bệnh ngay cả khi miệng có xây xát. Mặt khác, virus cũng bị nước bọt tiêu diệt và nếu trẻ nuốt máu đó xuống dạ dày thì đến lượt dịch vị cũng làm chết virus.
Lượng máu ít >>> lượng virus ít, trong khi đó virus khôg tồn tại được trong môi trường nước bọt hoặc dịch vị dạ dày >>> dịch vị dạ dày đủ để tạo một môi trường đủ để tiêu diệt lượng virus đó.

Tôi đọc và hiểu như vậy đó :)
terafunny
29-12-2006, 15:26
Đọc thấy cắn qua cắn lại ghê quá :D
adn
29-12-2006, 15:35
Lượng máu ít >>> lượng virus ít, trong khi đó virus khôg tồn tại được trong môi trường nước bọt hoặc dịch vị dạ dày >>> dịch vị dạ dày đủ để tạo một môi trường đủ để tiêu diệt lượng virus đó.

Tôi đọc và hiểu như vậy đó :)

Họ viết:
"Thứ hai, trẻ nhiễm HIV cắn trẻ khỏe mạnh: Trong nước bọt của người nhiễm HIV cũng có virus này"

Vậy sao bạn nói "trong khi đó virus khôg tồn tại được trong môi trường nước bọt"

Khó hiểu quá ???!!!
KN
31-12-2006, 16:32
"Mặt khác, virus cũng bị nước bọt tiêu diệt và nếu trẻ nuốt máu đó xuống dạ dày thì đến lượt dịch vị cũng làm chết virus."

Tôi nên hiểu như thế nào?

Bác sĩ Bằng muốn nói rằng kháng khuẩn trong nước bọt và trong dịch vị dạ dày có khả năng tiêu diệt vi rút HIV, vì vi rút HIV không có khả năng sống ngoài môi trường thường, và chỉ sống được vài giờ. Một con vi rút không có khả năng tái tạo hoặc nhân ra trên chính nó (không giống vi khuẩn hoặc nấm).



Chưa thấy phát hiện ra các ca lây nhiễm HIV bằng việc cắn trong trẻ em. Sao lại khẳng định nó không lây nhiễm qua đường đó? Hỏi các vị đó có nghiên cứu bằng cách bảo trẻ em nào đó bị nhiễm HIV rồi cắn một phát vào các vị đó chưa, hoặc các vị đó cắn chảy máu trẻ em bị nhiễm HIV đó (vì bảo rằng nước bọt tiêu diệt virus HIV mà), để có kết luận, và thông tin lên toàn thể quần chúng nhân dân yên tâm về việc này?

Lý do không nói rằng hoàn toàn không lây nhiễm khi bị cắn (trong trường hợp có HIV), bởi nguy cơ nhiễm sẽ có khi máu tiếp xúc trực tiếp với máu. Ở đây, cụ thể là trong miệng có vết thương hở rất lớn và máu tiếp xúc trực tiếp với máu qua đó. Tuy nhiên, trên thế giới chưa từng có ca nhiễm nào được báo cáo do cắn. Ngoài trẻ em đi học, chơi cùng nhau, thì còn có rất nhiều nhân viên y tế làm việc trực tiếp với máu, hoặc bệnh nhân AIDS.


Bạn có thể tưởng nổi khi bạn nuốt máu của người bị nhiễm virus HIV mà yên tâm được sao? Nếu bạn trả lời: vô tư yên tâm, thì tôi bái phục bạn đó.

Trong trường hợp không có vết thương hở thì không có nguy cơ lây nhiễm.


Nếu nước bọt và dịch trong dạ dày tiêu diệt được virus HIV thì nó là tiền đề để các nhà khoa học nghiên cứu: tại sao nước bọt và dạ dày lại tiêu diệt được virus HIV? Và từ đó người ta nghiên cứu lên.

Để tạo ra vắc xin, hoặc thuốc chữa cho người bệnh HIV/AIDS, không đơn giản là tiêu diệt vi rút HIV có trong cơ thể người bệnh. Bởi khi xác định một người bị nhiễm, việc kiểm tra được tiến hành thông qua tìm ra kháng thể chống HIV trong người đó, chứ không phải là tìm ra vi rút HIV trong máu của người đó. Khi vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ tìm tới tế bào bạch cầu và tấn công tế bào này, để trở thành một phần của té bào, từ đó nhân số lượng lên. Lúc đó mỗi cơ thể sẽ tự tạo ra một kháng thể thể chống lại vi rút HIV. Đồng thời, cơ thể con người có thể chống trọi lại HIV trong một thời gian rất dài, bằng cách thay thế các tế bào bạch cầu bị nhiễm bằng mỗi ngày khoảng 2 tỉ tế bào bạch cầu mới và không nhiễm.


Chỉ một con virus HIV (khẳng định rằng nó đã) xâm nhập vào miệng của bạn, thì bạn hoàn toàn yên tâm à, vì nó bị nước bọt tiêu diệt? Nó lại thoát khỏi cửa (ải) miệng của bạn và đi xuống dạ dày, bạn lại yên tâm vì dịch trong dạ dày sẽ tiêu biệt nó?

Một con thì không đáng lo trong mọi trường hợp đảm bảo ở khả năng không có vết thương hở lớn.


Những phát ngôn quan trọng liên quan đến đại dịch HIV này, nếu vì phát ngôn đó mà có nhiều ca lây nhiễm HIV thì họ nên bị tử hình như 6 y bác sỹ bị kết án tại Lybia, có phải không ???!!!!

Bạn có thể cho nguồn của tin này không?


Họ viết:
"Thứ hai, trẻ nhiễm HIV cắn trẻ khỏe mạnh: Trong nước bọt của người nhiễm HIV cũng có virus này"
Vậy sao bạn nói "trong khi đó virus khôg tồn tại được trong môi trường nước bọt"
Khó hiểu quá ???!!!

Một số loại tế bào trong cơ thể con người là nơi tìm đến và cư ngụ bởi HIV. Phần lớn các tế bào đó có vai trò trong hệ miễn dịch của cơ thể người. Hệ miễn dịch này bao gồm các loại tế bào chuyên biệt, một số cơ quan và một nhóm các chất hóa học được tạo ra bởi cơ thể con người. Nó giúp chúng ta chống lại các loại vi sinh, vi khuẩn, mầm bệnh lọt vào cơ thể. Trong nước bọt có chứa protein có thể tiêu diệt HIV. Về mặt lý thuyết HIV có thể lây truyền qua một số chất dịch của cơ thể, nhưng thực tế gần như không có. Đây là khẳng định của các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và trên thực tế.

Hy vọng đây là trao đổi có thể làm bạn rõ hơn.

Một thông tin là trong trường hợp bị kim tiêm, hoặc tiếp xúc với máu có nghi ngờ có HIV thì có một bộ xử lý có thể dùng trong 72 giờ đầu nghi ngờ, và như vậy có thể loại trừ nguy cơ nhiễm, có tên gọi là PEPKIT.

Một số nguồn thông tin có thể tham khảo, qua tài liệu và website: UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS), CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ), Bộ Y tế.
adn
02-01-2007, 09:59
Nghe hay nhỉ. Nhưng không thể làm thuyết phục được các phụ huynh học sinh đâu, khi mà họ (và cả tôi nữa) sợ bọn trẻ đánh/cắn nhau rồi sẽ bị lây nhiễm HIV (ai dám chắc 100% là không lây nhiễm). Nếu trường hợp người nhiễm HIV đó là sinh viên (đã đủ ý thức không làm lây nhiễm HIV, và sinh viên thì đủ hiểu biết để cố không bị lây nhiễm HIV) thì mới có thể.

Trong bài viết của báo, như tôi đã nói, họ không sử dụng cụm từ "có thể" hoặc "có khả năng" vì vậy người đọc sẽ nghĩ đó là chắc chắn 100%. Bạn diễn giải lại là "có khả năng", đó là diễn giải của bạn, chứ không phải của những người phát ngôn. Do đó, vẫn xem như không an toàn rồi.

Nói gì thì nói, chứ lúc không bị thì nói cứng lắm. Chứ mà bị 1 con virus HIV xâm nhập vào cơ thể thử xem, lúc đó không còn tâm trí đâu, chỉ cuống cuồng đi xét nghiệm ngay đó chứ. Một mình bạn nói cứng thôi, chứ con trẻ người ta sinh ra nuôi lớn đến đó rồi để bị 1 con virus HIV nó xâm nhập vào người mà người ta không nỗi khùng mới là lạ đó. Lúc đó, tôi nghĩ những người phát ngôn và người ủng hộ chắc là ngó trước dòm sau, sợ phụ huynh học sinh họ đập nhừ thân....vì lúc đó chắc ông hiệu trưởng bị bầm mình rồi.(phải tìm giải pháp khác cho vấn đề trẻ nhiễm HIV đi học)

Còn vấn đề 6 y bác sĩ bị kết án tử hình tại Lybia (6 y bác sĩ là người Bun-Ga-Ri), bạn không nghe thông tin trên báo/đài nói sao. Họ đến và hơn 400 trẻ em trong bệnh viện bị nhiễm virus HIV. Hơn 40 em bị chết rồi. Ở đây không truy cứu nguyên nhân là do 6 y bác sĩ đó làm lây nhiễm hay là do cái gì. Tôi so sánh mức độ trách nhiệm của những người phát ngôn thiếu trách nhiệm, có nên bị tử hình như 6 y bác sĩ kia không? Vì nếu một số lượng lớn trẻ em mà bị nhiễm virus HIV do sự lơ là vì bài phát ngôn, thì họ đáng bị tử hình lắm chứ. Mà nếu xảy ra như vậy thì khó mà yên với phụ huynh học sinh. Và lúc đó, tôi ủng hộ một "phiếu" cho phụ huynh học sinh đó.

Còn bạn thì sao?

Còn một vấn đề nữa, khi mới bị nhiễm HIV thì làm cái gì như bạn nói đó....đi ngay đến chổ gì....để kiểm tra và tẩy rữa ngày. Cái đó là biết chắc người vây máu cho mình là người mang virus HIV. Chứ bọn trẻ thì làm sao nó biết/hiểu, rồi chúng có đi thông báo với nhà trường/cha mẹ ngay không để kịp xử lý. (Nếu chúng biết đứa trẻ đó là người nhiễm HIV thì sao? Có phải bị xa lánh không, bọn trẻ mà. Như vậy tạo ra ác cảm thêm, tủi thân thêm. Rồi giải pháp chẳng có kết quả gì. Phải nghĩ cách khác thôi). Sau sự kiện đó thì cái nhìn của phụ huynh và các em bé đó như thế nào nữa? Tôi cho rằng phụ huynh sẽ mọc nanh ra mà "cắn" tất cả những kẻ làm nguy hại đến con em họ (đó là tình cảm rất bình thường của bậc cha mẹ thôi) trong đó có những người quản lý nữa đó. Rồi bọn trẻ khác sẽ xa lánh em bé bị nhiễm HIV kia. Liệu đó có là giải pháp "nhân đạo, mang tình người" hay đó chỉ là sự "nhân đạo, mang tình người nôn nỗi". Phải có giải pháp khác thì hơn. Không ai biết trước điều gì về việc có lây nhiễm virus HIV trong trẻ em như vậy hay không. Và cũng không ai dám tin chắc điều gì, khi mà các phụ huynh đứng trong số đông đang phẫn nộ (khi cá nhân con người đứng trong số đông họ mạnh mẽ lắm, mạnh hơn khi họ đứng một mình)
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Chỉ cần em hiểu được những từ sau đây thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ mà không tốn thời gian bàn luận:

  1. Nguy cơ gần như bằng 0: chữ gần như bằng 0 nó khác với chữ bằng 0, không phải là không có nguy cơ mà nguy cơ rất là thấp.
  2. Chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV nó khác với không lây nhiễm: người ta chưa ghi nhận được chứ không phải chắn chắn không có.
  3. Nước bọt tiêu diệt được HIV: vậy thì dù 2 lít nước bọt hay nhiều hơn sẽ tiêu diệt HIV dễ hơn chứ sao lại nói cần 2 lít nước bọt mới lây HIV, và nếu nước bọt tiêu diệt được HIV thì thuốc trị HIV sẽ được điều chế từ nước bọt rồi nhé.
  4. .....

Nói chung, khi đọc thông tin phải hiểu hết ý người viết để khỏi mất công bàn luận trên diễn đàn nhe em.
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
D

Dtv92

Chưa xác thực Tài khoản
Thành viên Chưa Xác Thực
Chỉ cần em hiểu được những từ sau đây thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ mà không tốn thời gian bàn luận:

  1. Nguy cơ gần như bằng 0: chữ gần như bằng 0 nó khác với chữ bằng 0, không phải là không có nguy cơ mà nguy cơ rất là thấp.
  2. Chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV nó khác với không lây nhiễm: người ta chưa ghi nhận được chứ không phải chắn chắn không có.
  3. Nước bọt tiêu diệt được HIV: vậy thì dù 2 lít nước bọt hay nhiều hơn sẽ tiêu diệt HIV dễ hơn chứ sao lại nói cần 2 lít nước bọt mới lây HIV, và nếu nước bọt tiêu diệt được HIV thì thuốc trị HIV sẽ được điều chế từ nước bọt rồi nhé.
  4. .....
Nói chung, khi đọc thông tin phải hiểu hết ý người viết để khỏi mất công bàn luận trên diễn đàn nhe em.
Dạ ! Cảm ơn bác sĩ ạ.
 

HungVuongLab

Xét Nghiệm Y Khoa: 114/2 Hùng Vương, Q5, HCM
Ban Quản Trị
Phòng khám Xét nghiệm Y khoa
Cám ơn chỉ cần nhấn nút like thôi em nhé.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top