Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.
Tại sao phải tuân thủ điều trị?
]Tuân thủ là gì? Khi bạn đang điều trị bệnh nhiễm HIV, để đạt được kết quả tốt, bạn phải kiên trì với phác đồ điều trị mà bác sĩ của bạn đã ghi trong đơn thuốc. Tuân thủ điều trị giúp đảm bảo cho các thuốc kháng retrovirus (ARV) hoạt động tốt trong cơ thể bạn.Tuân thủ điều trị là dùng đúng số viên thuốc, đúng liều, đúng giờ và đúng cách.
Tuân thủ với phác đồ điều trị bao gồm:
•Uống tất cả các viên thuốc do bác sỹ kê đơn cho bạn
Nếu bạn không uống hết tất cả các thuốc, các thuốc này sẽ không thể phối hợp tác dụng với nhau.
•Dùng thuốc đúng liều
Liều lượng thuốc được bác sỹ kê đơn là liều đúng cho bạn. Nếu bạn dùng liều thấp hơn, thuốc sẽ không tác dụng.Nếu bạn dùng quá liều (liều cao hơn), bạn sẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
•Dùng thuốc đúng giờ
Bạn phải dùng thuốc đúng giờ trong ngày và chính xác số lần trong ngày (1 lần, 2 lần, hay 3 lần). Bác sĩ kê đơn các thuốc dùng vào các giờ để đảm bảo cơ thể bạn luôn có nồng độ thuốc đúng mức, đủ để ức chế vi rút.
•Dùng thuốc đúng cách
Nếu bác sĩ dặn uống thuốc sau bữa ăn, thì bạn phải ăn rồi mới uống thuốc, dùng thuốc theo cách này để giúp cơ thể bạnhấp thu thuốc an toàn. Nếu bác sĩ dặnuống thuốc lúc bụng đói hay trước bữa ăn một thời gian,thì bạn cũng nên làm đúng, cách uống thuốc lúc đói này cũngnhằmgiúp cơ thể bạn hấp thuthuốc tốt hơn.
Tại sao tuân thủ lại quan trọng?
Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc.Tuân thủ điều trị kém có thể làm cho vi rút tiếp tục sinh sản, khi máu có nhiều vi rút hơn thì vi rút càng phá hủy nhiều bạch huyết cầu loại CD4 hơn, khi thiếu bạch huyết cầu CD4 trong máu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm cho tính mạng.
Tuân thủ điều trị tốt giúp nồng độ thuốc trong cơ thể bạn đạt mức tối ưu để chống lại vi rút HIV.Khi nồng độ thuốc trong cơ thể bạn quá thấp, vi rút trong cơ thể bạn trở nên đề kháng lại chính thuốc đang uống. Vi rút HIV trong cơ thể bạn tiếp tục sinh sản ra vi rút con cháu và thế hệ HIV mới này cũng đề kháng lại thuốc đang uống.
Nếu vi rút trong máu bạn kháng với một vị thuốc, thuốc đó có thể không còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học còn thấy rằng khi vi rút đã kháng với một vị thuốc thì có thể dẫn đến kháng với nhiều thuốc khác. Vì vậy, tuân thủ điều trị kém làm cho bác sĩ của bạn gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc để điều trị của bạn.
Tuân thủ điều trị ở mức nào là chấp nhận được?
Lý tưởng, bạn nên đạt được mức tuân thủ điều trị 100%.Tuy nhiên, khó để đạt được mức tuân thủ điều trị 100% qua nhiều năm.
Mức tuân thủ điều trị dưới 95% là kém, kết quả điều trị của bạn sẽ không tốt, bạn dễ bị kháng thuốc.Chỉ cần đôi khi bạn quên liều hoặc không dùng thuốc (hơn 2 lần quên trong một tháng) thì bạn đã bị xếp vào nhóm tuân thủ kém rồi.
Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị?
•Nhu cầu và các hoạt động hàng ngày của bạn
Nếu bạn có tham gia tư vấn trước điều trị để chuẩn bị khi nào bắt đầu điều trị và cần uống thuốc gì, thì bạn sẽ tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Thói quentrong sinh hoạt của bạn giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn.Bạn nên nhớ rõlịch sinh hoạt thường ngày của bạn; bạn nên giữ đúng giờ giấc lúc bạn thức dậy, ăn sáng, và đi làm trong ngày; và ráng nhớ giờ giấc này sẽ thay đổi ra sao vào các ngày nghỉ hay cuối tuần. Từ đó bạn sẽ nhớ rõ thời điểm bạn dùng thuốc trong ngày.
•Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc làm cho một số người bệnh kém tuân thủ điều trị.Bạn nhớ báo cho bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện. Bác sỹ, dược sỹ của bạn sẽ kê đơn các thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.Nếu cần, bác sỹ có thể đổi thuốc khác cho bạn.Nhưng không được tự ngừng uống thuốc mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
· Trạng thái cảm xúc và sức khỏe tâm thần
Khi người bệnh bị căng thẳng, buồn lo nhiều (y học gọi là trầm cảm)haycảm thấy tâm trạng không ổn, khả năng tuân thủ điều trị sẽ kém. Nếu bạn thấy mình chưa sẵn sàng bắt đầu điều trị hay cảm thấy không ổn về tâm lý trong khi đang điều trị, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa hay các dịch vụ hỗ trợ khác, để giúp đỡ bạn.
•Tính bảo mật liên quan đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn
Nếu bạn không bộc lộ tình trạng bệnh của mình với những người sống chung với bạn, việc này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bạn. Rất khó tìm ra chỗ để cất thuốc của bạn được an toàn;dù bạn tìm được một chỗ kín đáo và riêng tư để cất thuốc, thì bạn cũng sẽ khó nhớ lúc nào bạn phải uống thuốc.
Bác sỹ, điều dưỡng hay dược sỹ của bạn luôn có cách giúp bạn nói chuyện với người sống chung với bạn để giúp bạn tuân thủ điều trị tốt.
Quên liều
Chỉ cần bạn quên một liều thuốc thôi, thì cơ thể bạn đã không có đủ lượng thuốc để chống lại vi rút HIV. Quên liều thuốc có thể có thể dẫn đến kháng thuốc.Dùng thuốc sớm hơn hay trễ hơn giờ qui định cũng có thể có ảnh hưởng tương tự. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng thuốc ở mức tốt nhất, thì kháng thuốc sẽ xảy ra.
Một số người bệnh có thể quên uống thuốc do HIV gây ra. Khi bị chứng này, trí nhớ sẽ bị giảm sút do một số tổn thương thần kinh có liên quan đến HIV. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng hay quên của bạn có xảy ra nhiều hơn bình thường, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia, hay các dịch vụ hỗ trợ khác để điều trị giúp bạn.
Có nhiều khi bạn quên uống thuốc, cách giải quyết là bạn có thể uống ngay khi bạn nhớ ra.Nếu bạn không thể nhớ, thì bạn đợi đến liều kế tiếp, cùng bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra lại số thuốc bạn đã uống.
Bảng kiểm:
• Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tại sao bạn phải điều trị.
• Hãy đảm bảo là bạn biết các thuốc đặc trị bạn đang dùng và tại sao dùng.
• Hãy kiểm tra là bạn biết liều thuốc ARV mà bác sỹ kê cho bạn.
• Luôn cố gắng tìm hiểu xem có điều gì gây trở ngại đến việc uống thuôc của bạn không: từ việc ăn uống đến những sinh hoạt khác.
• Nhớ hỏi về các tác dụng phụ nào có thể xảy ra và cách xử trí ra sao.
• Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào là thời điểm cho lần hẹn tái khám tiếp theo và nhớ tính tra xem bạn có đủ thuốc dung cho đến lúc đó không.
• Nhớ ghi lại những số điện thoại cần liên hệ (phòng khám, các nhóm hỗ trợ, đường dây điện thoại trợ giúp 24 giờ v.v…) tiện cho bạn khi bạn cần gọi điện và nói chuyện với một ai đó.
Một số lời khuyên về tuân thủ điều trị
Quên uống thuốc là lý do thường gặp nhất làm cho nhiều bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trước đây. Bạn nên yêu cầu người thân hay bác sỹ giúp đỡ và hỗ trợ để bạn luôn nhớ giờ uống thuốc.
· Nhiều người bệnh đã ghi nhật ký để giúp họ nhớ uống thuốc.
· Bạn nên ghi lịch để bạn biết khi nào uống thuốc và đánh dấu khi bạn đã uống thuốc rồi.
· Hẹn giờ bằng đồng hồ, lời nhắc trên máy vi tính và các biện pháp nhắc nhở khác.
Bs.Trần Thịnh
Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM
Nguồn: haahcm.org
Tại sao phải tuân thủ điều trị?
]Tuân thủ là gì? Khi bạn đang điều trị bệnh nhiễm HIV, để đạt được kết quả tốt, bạn phải kiên trì với phác đồ điều trị mà bác sĩ của bạn đã ghi trong đơn thuốc. Tuân thủ điều trị giúp đảm bảo cho các thuốc kháng retrovirus (ARV) hoạt động tốt trong cơ thể bạn.Tuân thủ điều trị là dùng đúng số viên thuốc, đúng liều, đúng giờ và đúng cách.
Tuân thủ với phác đồ điều trị bao gồm:
•Uống tất cả các viên thuốc do bác sỹ kê đơn cho bạn
Nếu bạn không uống hết tất cả các thuốc, các thuốc này sẽ không thể phối hợp tác dụng với nhau.
•Dùng thuốc đúng liều
Liều lượng thuốc được bác sỹ kê đơn là liều đúng cho bạn. Nếu bạn dùng liều thấp hơn, thuốc sẽ không tác dụng.Nếu bạn dùng quá liều (liều cao hơn), bạn sẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
•Dùng thuốc đúng giờ
Bạn phải dùng thuốc đúng giờ trong ngày và chính xác số lần trong ngày (1 lần, 2 lần, hay 3 lần). Bác sĩ kê đơn các thuốc dùng vào các giờ để đảm bảo cơ thể bạn luôn có nồng độ thuốc đúng mức, đủ để ức chế vi rút.
•Dùng thuốc đúng cách
Nếu bác sĩ dặn uống thuốc sau bữa ăn, thì bạn phải ăn rồi mới uống thuốc, dùng thuốc theo cách này để giúp cơ thể bạnhấp thu thuốc an toàn. Nếu bác sĩ dặnuống thuốc lúc bụng đói hay trước bữa ăn một thời gian,thì bạn cũng nên làm đúng, cách uống thuốc lúc đói này cũngnhằmgiúp cơ thể bạn hấp thuthuốc tốt hơn.
Tại sao tuân thủ lại quan trọng?
Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc.Tuân thủ điều trị kém có thể làm cho vi rút tiếp tục sinh sản, khi máu có nhiều vi rút hơn thì vi rút càng phá hủy nhiều bạch huyết cầu loại CD4 hơn, khi thiếu bạch huyết cầu CD4 trong máu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm cho tính mạng.
Tuân thủ điều trị tốt giúp nồng độ thuốc trong cơ thể bạn đạt mức tối ưu để chống lại vi rút HIV.Khi nồng độ thuốc trong cơ thể bạn quá thấp, vi rút trong cơ thể bạn trở nên đề kháng lại chính thuốc đang uống. Vi rút HIV trong cơ thể bạn tiếp tục sinh sản ra vi rút con cháu và thế hệ HIV mới này cũng đề kháng lại thuốc đang uống.
Nếu vi rút trong máu bạn kháng với một vị thuốc, thuốc đó có thể không còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học còn thấy rằng khi vi rút đã kháng với một vị thuốc thì có thể dẫn đến kháng với nhiều thuốc khác. Vì vậy, tuân thủ điều trị kém làm cho bác sĩ của bạn gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc để điều trị của bạn.
Tuân thủ điều trị ở mức nào là chấp nhận được?
Lý tưởng, bạn nên đạt được mức tuân thủ điều trị 100%.Tuy nhiên, khó để đạt được mức tuân thủ điều trị 100% qua nhiều năm.
Mức tuân thủ điều trị dưới 95% là kém, kết quả điều trị của bạn sẽ không tốt, bạn dễ bị kháng thuốc.Chỉ cần đôi khi bạn quên liều hoặc không dùng thuốc (hơn 2 lần quên trong một tháng) thì bạn đã bị xếp vào nhóm tuân thủ kém rồi.
Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị?
•Nhu cầu và các hoạt động hàng ngày của bạn
Nếu bạn có tham gia tư vấn trước điều trị để chuẩn bị khi nào bắt đầu điều trị và cần uống thuốc gì, thì bạn sẽ tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Thói quentrong sinh hoạt của bạn giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn.Bạn nên nhớ rõlịch sinh hoạt thường ngày của bạn; bạn nên giữ đúng giờ giấc lúc bạn thức dậy, ăn sáng, và đi làm trong ngày; và ráng nhớ giờ giấc này sẽ thay đổi ra sao vào các ngày nghỉ hay cuối tuần. Từ đó bạn sẽ nhớ rõ thời điểm bạn dùng thuốc trong ngày.
•Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc làm cho một số người bệnh kém tuân thủ điều trị.Bạn nhớ báo cho bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện. Bác sỹ, dược sỹ của bạn sẽ kê đơn các thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.Nếu cần, bác sỹ có thể đổi thuốc khác cho bạn.Nhưng không được tự ngừng uống thuốc mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
· Trạng thái cảm xúc và sức khỏe tâm thần
Khi người bệnh bị căng thẳng, buồn lo nhiều (y học gọi là trầm cảm)haycảm thấy tâm trạng không ổn, khả năng tuân thủ điều trị sẽ kém. Nếu bạn thấy mình chưa sẵn sàng bắt đầu điều trị hay cảm thấy không ổn về tâm lý trong khi đang điều trị, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa hay các dịch vụ hỗ trợ khác, để giúp đỡ bạn.
•Tính bảo mật liên quan đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn
Nếu bạn không bộc lộ tình trạng bệnh của mình với những người sống chung với bạn, việc này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bạn. Rất khó tìm ra chỗ để cất thuốc của bạn được an toàn;dù bạn tìm được một chỗ kín đáo và riêng tư để cất thuốc, thì bạn cũng sẽ khó nhớ lúc nào bạn phải uống thuốc.
Bác sỹ, điều dưỡng hay dược sỹ của bạn luôn có cách giúp bạn nói chuyện với người sống chung với bạn để giúp bạn tuân thủ điều trị tốt.
Quên liều
Chỉ cần bạn quên một liều thuốc thôi, thì cơ thể bạn đã không có đủ lượng thuốc để chống lại vi rút HIV. Quên liều thuốc có thể có thể dẫn đến kháng thuốc.Dùng thuốc sớm hơn hay trễ hơn giờ qui định cũng có thể có ảnh hưởng tương tự. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng thuốc ở mức tốt nhất, thì kháng thuốc sẽ xảy ra.
Một số người bệnh có thể quên uống thuốc do HIV gây ra. Khi bị chứng này, trí nhớ sẽ bị giảm sút do một số tổn thương thần kinh có liên quan đến HIV. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng hay quên của bạn có xảy ra nhiều hơn bình thường, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia, hay các dịch vụ hỗ trợ khác để điều trị giúp bạn.
Có nhiều khi bạn quên uống thuốc, cách giải quyết là bạn có thể uống ngay khi bạn nhớ ra.Nếu bạn không thể nhớ, thì bạn đợi đến liều kế tiếp, cùng bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra lại số thuốc bạn đã uống.
Bảng kiểm:
• Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tại sao bạn phải điều trị.
• Hãy đảm bảo là bạn biết các thuốc đặc trị bạn đang dùng và tại sao dùng.
• Hãy kiểm tra là bạn biết liều thuốc ARV mà bác sỹ kê cho bạn.
• Luôn cố gắng tìm hiểu xem có điều gì gây trở ngại đến việc uống thuôc của bạn không: từ việc ăn uống đến những sinh hoạt khác.
• Nhớ hỏi về các tác dụng phụ nào có thể xảy ra và cách xử trí ra sao.
• Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào là thời điểm cho lần hẹn tái khám tiếp theo và nhớ tính tra xem bạn có đủ thuốc dung cho đến lúc đó không.
• Nhớ ghi lại những số điện thoại cần liên hệ (phòng khám, các nhóm hỗ trợ, đường dây điện thoại trợ giúp 24 giờ v.v…) tiện cho bạn khi bạn cần gọi điện và nói chuyện với một ai đó.
Một số lời khuyên về tuân thủ điều trị
Quên uống thuốc là lý do thường gặp nhất làm cho nhiều bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trước đây. Bạn nên yêu cầu người thân hay bác sỹ giúp đỡ và hỗ trợ để bạn luôn nhớ giờ uống thuốc.
· Nhiều người bệnh đã ghi nhật ký để giúp họ nhớ uống thuốc.
· Bạn nên ghi lịch để bạn biết khi nào uống thuốc và đánh dấu khi bạn đã uống thuốc rồi.
· Hẹn giờ bằng đồng hồ, lời nhắc trên máy vi tính và các biện pháp nhắc nhở khác.
Bs.Trần Thịnh
Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM
Nguồn: haahcm.org