Chuyện là thế này. Cách đây 1 tuần, em có QHTD với GMD. Lúc đầu thì có OS, sau đó đeo bao vào. Đc 3 phút thì bao rách. Thế là em tháo bao ra và QHTD không đeo bao khoảng 1 phút. Sau đó em rút ra và xuất ngoài. Sau đó em có tư vấn và đc bên trung tâm yt dự phòng bảo là nguy cơ không cao, vì em không bị rách hay xước ở dương vật ( theo quan sát bằng mắt và cảm nhận của em). Nhưng vì cẩn thận, em vẫn dùng thuốc PEP ( Lamzidivir), uống ở thời điểm 42h sau hành vi nguy cơ. Nhưng uống đến ngày thứ 4 thì em cảm thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng. Cảm giác trướng và hơi đau bụng. Xin hỏi bác sỹ, em phải làm sao ạ?
Chào bạn, bạn quan hệ tình dục không có bao cao su và có oral sex là có nguy cơ với HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác, riêng với HIV thì tỷ lệ lây nhiễm cho mỗi lần như thế khoảng 0.5-1%, không căn cứ vào việc bạn có cảm nhận hay thấy được vết trầy xước hay không bạn ạ, vì có những vết xước li ti mà không thể thấy và cảm nhận được,nhưng HIV vẫn có thể đi qua được, bên cạnh đó niêm mạc lỗ sáo (lỗ tiểu) tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo cũng có thể lây nhiễm được. Phác đồ của bạn đang dùng là phác đồ cũ, phác đồ của Bộ Y Tế hiện nay cho trường hợp dự phòng phơi nhiễm đối với người lớn (>10 tuổi) là thuốc bao gồm đủ 3 thành phần
TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV
Hoặc
AZT + 3TC + EFV
Và chỉ định điều trị liên tục trong vòng 28 ngày.
Tuy nhiên bạn đã sử dụng thì cố gắng hoàn thành tốt thuốc bạn nhé. Uống thuốc buổi tối trước khi ngủ, cách bữa ăn ít nhất 2 tiếng, hạn chế các thức ăn dầu mỡ để đỡ tác dụng phụ của thuốc bạn nhé.
Nhưng bạn ơi. Bác sỹ bên ttytdp bảo mình là uống 2 lần 1 ngày. 8h và 20h. Cũng không dặn là uống trước ăn hay sau ăn. Bác sỹ chỉ bảo là uống thêm Boganic để hỗ trợ gan. Ngày thứ 5, mình bị ốm nên có bỏ 1 viên cách 10 tiếng. Vậy có làm sao ko bạn?
"Nhưng vì cẩn thận, em vẫn dùng thuốc PEP ( Lamzidivir)" => cái "cẩn thận" của em không đúng phác đồ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV hiện nay của Bộ Y tế. Cái "cẩn thận" của em nếu dùng từ tháng 7/2015 trở về trước thì phù hợp. Từ sau ngày 22/7/2017 thì dùng 3 thuốc ARV để điều trị phơi nhiễm theo quyết định 3047 của Bộ Y tế. Bãi bỏ quyết định củ tức là không dùng phác đồ 2 thuốc như Lamzidivir như trên. Cần tư vấn thêm gọi bác sĩ nhé.
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV)
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).