08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

Đình Nam

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
[h=2][/h]




Mức độ suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS được đánh giá dựa vào số lượng tế bào T CD4 và tỷ lệ phần trăm T CD4 so với tế bào Lympho ở da. Các nhiễm trùng cơ hội đặc biệt nhiễm nấm có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh.
ThS. Lê Hữu Doanh

Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội

1. Nhiễm nấm Candida (Candidiasis)
Là nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất, chiếm 90% các trường hợp nhiễm HIV. Biểu hiện lâm sàng có thể ở miệng, ở thực quản hoặc viêm âm đạo. Bệnh thường xảy ra khi CD4 ở suy giảm mức trung bình 200 đến 500 tế bào/mm3. Tuy nhiên, viêm thực quản do Candida và/viêm các nhánh khí phế quản, là bệnh nhân AIDS, thì chỉ xuất hiện khi CD4 < 100/mm3. Nhiễm Candida lan tỏa rất hiếm khi bị nhiễm nấm huyết, trừ khi là có yếu tố thuận lợi như đặt catheter tĩnh mạch.
a. Căn nguyên:
Phần lớn là do Candida albicans (C.albicans), ngoài ra có thể là các chủng Candida khác C.tropicalis, C. Krusei, C. glabrata.
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Viêm miệng hầu: là vị trí hay gặp nhất
+ Ban đầu có thể không triệu chứng. Người bệnh có cảm giác đau đớn, rát bỏng ở miệng, nhậy cảm khi ăn thức ăn có gia vị và/hoặc mất vị giác.
+ Sau đó xuất hiện nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, dễ bong với 4 hình thái lâm sàng: giả mạc, trợt đỏ, tăng sản và viêm góc mép.
+ Vị trí: khu trú ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng. Đôi khi các đốm giả mạc lan dần xuống họng, thực quản và/hoặc các nhánh khí phế quản gây nuốt đau hoặc đau sau xương ức.
- Viêm âm hộ âm đạo do Candida: là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ bị nhiễm HIV, có khi là dấu hiệu chỉ điểm của nhiễm HIV, thậm chí còn trước cả viêm miệng hầu. Biểu hiện thường thấy là viêm âm hộ - âm đạo do Candida mạn tính hoặc tái phát
+ Bệnh nhân ngứa, cảm giác rát bỏng ở âm hộ. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, số lượng nhiều bám vào thành âm đạo. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
+ Ở nam giới, nhiễm nấm có thể làm da dương vật, hậu môn và bìu đỏ, trợt và ngứa
- Viêm kẽ do Candida: ở người có HIV, hình thái này ít gặp hơn người không HIV
c. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán xác định:
+ Soi tươi (chủ yếu) trong dung dịch nước muối hoặc KOH 10%: có bào tử nấm men và/giả sợi
+ Nhuộm Gram:
+ Nuôi cấy định loại nấm
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm niêm mạc miệng hầu: phân biệt với bạch sản lông ở miệng
+ Viêm âm hộ âm đạo: phân biệt với viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn...
2. Cryptococcosis
Là loại nấm cơ hội thường gặp thứ 2 trên người có HIV/AIDS, gây triệu chứng ở khoảng 5-10% số bệnh nhân bị nhiễm HIV ở Bắc Mỹ và là bệnh đe dọa cuộc sống của người nhiễm HIV nhất.
a. Căn nguyên:
Do nấm men Cryptococcus neoformans có ái tính đặc biệt với hệ thống thần kinh trung ương.
- Nấm tồn tại trong đất, các loại phân chim, gia cầm, dơi chuột, không khí hoặc kí sinh trên da người.
- Đường lây chủ yếu do hít phải bào tử nấm, sau đó vào máu, lan tỏa toàn thân rồi khu trú ở da.
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Nấm khu trú đầu tiên ở phổi, nhưng có thể chỉ là sốt nhẹ. Sau đó nấm lan vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não - màng não.
+ Bệnh nhân sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa trong vài ngày hoặc vài tháng. Đặc trưng hơn là thay đổi tính cách, lẫn lộn, mất trí nhớ và triệu chứng của liệt thần kinh sọ (cứng gáy, rối loạn lúc đi, động kinh, rối loạn hô hấp rồi hôn mê).
+ Tiên lượng xấu, thường tử vong sau vài tuần hoặc vài tháng.
- Khoảng 5 -15% bệnh nhân bị nhiễm nấm lan tỏa có các thương tổn da.
+ Biểu hiện thường gặp nhất (50%) là các sẩn, các cục lan tràn rất giống u mềm lây lõm giữa có các nút sừng và vảy tiết hoại tử.
+ Các loại thương tổn khác: mụn mủ, viêm mô bào, các vết loét, viêm tổ chức dưới da, các xuất huyết dưới da, các khối apxe hoặc các mảng sùi.
+ Các sẩn, loét trong miệng có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các thương tổn da
+ Vị trí: thường gặp ở mặt, nhưng có thể lan tràn
+ Số lượng: một vài đến hàng trăm.
+ Màu sắc: từ màu da bình thường đến đỏ.
+ Tiến triển: tồn tại vài tuần hoặc nhiều tháng
c. Chẩn đoán xác định:
+ Soi tươi trong mực tàu: là nấm men, có nang lớn, hình tròn hoặc bầu dục, bao quanh tế bào nấm là một vòng sáng rõ nét
+ Chẩn đoán tế bào Tzanck: bệnh phẩm từ đỉnh tổn thương thấy nhiều bào tử nấm thành nang và nảy chồi
+ Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud: khuẩn lạc giống nấm men
+ Sinh thiết tổn thương, nhuộm PAS: thấy bào tử nấm
3. Histoplasmosis
Histoplasmosis trước đây hiếm, nhưng ngày nay tăng lên cùng bệnh AIDS, tuy nhiên bệnh khu trú ở một vùng địa lí nhất định chứ không lan tràn như Cryptococcus.
a. Căn nguyên:
Gây nên do Histoplasma . Có 2 var: Histoplasma capsulatum ở Bắc và Trung Mỹ gây bệnh chủ yếu ở phổi và Histoplasma capsulatum var.duboisii ở châu Phi gây bệnh ở da, hạch và xương.
- H. capsulatum là nấm lưỡng hình có trong đất, trong phân dơi, phân chim.
- Nhiễm bệnh tiên phát là do hít phải các bào tử nấm vào phổi và phát triển thành pha nấm men gây bệnh lí.
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Phần lớn các trường hợp, bệnh biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính với triệu chứng sốt, sụt cân, gan, lách to và/ hạch to và các biểu hiện về phổi.
- Khoảng 10% các trường hợp nhiễm Histoplasma lan tỏa có biểu hiện ở da:
+ Thương tổn trên da có nhiều loại: dát đỏ, sẩn và cục có nút dầy sừng hoặc hoại tử, mụn mủ, viêm nang lông, các mảng sùi; thương tổn dạng trứng cá hoặc trứng cá đỏ hay vảy nến thể giọt; các vết loét; hoặc viêm tổ chức dưới da.
+ Trên một bệnh nhân có thể có nhiều loại thương tổn da khác nhau.
+ Vị trí: phần lớn ở mặt, sau đó lan dần ra các chi và thân mình
+ Ở niêm mạc miệng: có thể là các cục và đám sùi, loét xuất hiện ở vòm miệng, miệng hầu, viêm tiểu thiệt, khoang mũi...
c. Chẩn đoán xác định:
- Soi tươi
- Nhuộm Giemsa, nhuộm PAS: thấy tế bào nấm men nhỏ từ 2- 4 m nằm bên trong bạch cầu đơn nhân.
- Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud
4. Penicillinosis:
Bệnh này trước đây hiếm, nhưng ngày nay tăng lên cùng bệnh AIDS. Bệnh gặp trên bệnh nhân AIDS khi CD4 thấp < 100 tế bào/mm3 và là nhiễm trùng cơ hội thường gặp thứ 3 sau bệnh lao và Cryptococcosis ở Thái lan. Biểu hiện thường gặp nhất là bệnh lí lan tỏa ở da, máu, hạch to, gan to và sốt.
a. Căn nguyên:
Do nấm Penicillium marneffei phân lập lần đầu từ tổn thương gan của chuột tre, một loài động vật phổ biến ở Đông Nam Á.
- Là nấm lưỡng hình, dạng mốc ở nhiệt độ phòng và dạng men ở nhiệt độ 37oC.
- Bệnh thường gặp ở vùng Đông Nam Á và phía nam Trung quốc
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Biểu hiện thường gặp nhất là sốt, sụt cân
- Các biểu hiện khác gồm: thương tổn da, thiếu máu, gan to, hạch to có hoặc không kèm lách to.
- Thương tổn da gặp khoảng 2/3 trường hợp:
+ Là những sẩn màu hồng nhạt giống u mềm lây, kích thước từ 0,5-1- 3cm đường kính. Bề mặt sẩn teo da nhẹ, trung tâm sẩn lõm xuống, có sẩn hoại tử ở trung tâm (necrotic imbilication).
+ Vị trí: rải rác khắp người nhưng tập trung nhiều ở mặt, ngoài ra còn ở miệng và bộ phận sinh dục cũng là vị trí thường gặp.
- Khoảng 50% có các triệu chứng ở phổi (ho, khó thở) và Xquang thấy thâm nhiễm cục lan tỏa.
c. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán xác định:
+ Soi trực tiếp nhuộm Wight, Giemxa: thấy tế bào men hình oval có vách ngăn ngang nằm trong đại thực bào, tổ chức bào hoặc phân tán trong mô.
+ Nuôi cấy bệnh phẩm từ máu, tủy xương, da, nước bọt, dịch khí phế quản và hạch lympho
+ Sinh thiết thương tổn da, tủy xương và hạch lympho
+ PCR
- Chẩn đoán phân biệt : với u mềm lây
5. Coccidoidomycosis:
Là bệnh khu trú ở khu vực Tây bán cầu (Tây nam Mỹ, Mexico và Trung nam Phi). Người dân sinh sống ở đây có thể bị nhiễm nấm tiên phát ở phổi dưới lâm sàng. Khi nhiễm HIV thì C. Immitis được hoạt tính gây bệnh lí lan tràn. Coccidioidomycosis thường xảy ra khi tỉ lệ CD4 dưới 250 tế bào/mm3 và giai đoạn trước AIDS.
a. Căn nguyên:
Bệnh gây do nấm Coccidioids immitis (C. Immitis) cư trú chủ yếu trong đất.
- Lây bệnh chủ yếu do hít phải bào tử nấm C. Immitis vào đường hô hấp, ngoài ra có thể lây qua da và niêm mạc hoặc ruột.
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Biểu hiện bệnh lý ở phổi: là triệu chứng thường gặp nhất.
+ Hình thái tiên phát cấp tính: biểu hiện giống bệnh cúm và thường khỏi trong vòng 8 tuần. X quang phổi có thể thấy hình ảnh hang với các hạch rốn phổi hoặc có xẹp phổi. Toàn trạng bị ảnh hưởng.
+ Hình thái thứ phát: một ít bệnh nhân bệnh sẽ tiến triển với các triệu chứng sốt, ho, đổ mồ hôi về đêm, khó chịu và giảm cân, suy mòn và tử vong.
- Các biểu hiện ở ngoài phổi có thể gặp là màng não, da, gan, màng bụng và hạch lympho.
+ Thương tổn da: bắt đầu là các sẩn, cục hoặc mụn mủ có viền đỏ xung quanh. Sau đó các thương tổn này to dần ra thành những khối thâm nhiễm sâu. Các khối này mềm dần vỡ ra rất nhiều mủ. Các hạch vỡ ra giống hạch lao.
Vị trí: vị trí thường gặp nhất là mặt, bao gồm cả niêm mạc miệng, rất giống u mềm lây.
c. Chẩn đoán xác định:
+ Soi tươi: bệnh phẩm ở các u. Tế bào nấm là những khối hình tròn có 2 bờ từ 20-120 Mm .
Trong các hạch hoặc các hang ở phổi: có thể thấy sợi
+ Nuôi cấy từ đờm, dịch khí phế quản hoặc tổ chức trên môi trường Sabouraud, thạch máu, thạch canh thang ở nhiệt độ 27 độ C, 30 độ C, 35 độ C: sinh sợi, bào tử và bào tử sợi.
+ Mô bệnh học: có vai trò quan trọng.
+ Huyết thanh chẩn đoán: không có giá trị.
+ Không tiêm truyền cho súc vật vì có nguy cơ lan tràn bệnh
5. Sporotrichosis
Là bệnh nhiễm nấm Sporotricum mạn tính ở da và các hạch bạch huyết nông gây ra các apxe và loét. Trên người nhiễm HIV, nhiễm Sporotricum thường lan tỏa ở da và các bộ phận khác. Phần lớn vị trí nhiễm ban đầu là phổi.
a. Căn nguyên:
Bệnh gây do nấm Sporotrix schenkii.
- Nấm sống hoại sinh trong đất, trên các thân cây thối mục và trên cây cỏ, nhất là cây có nhiều gai nên khi dẫm phải gai dễ bị nấm này.
- Là nấm cơ hội do khi cơ thể suy yếu, suy giảm miễn dịch thành gây bệnh.
b. Biểu hiện lâm sàng:
- Thương tổn da (khác với người không nhiễm HIV): S.chenkii lan tỏa theo đường máu đến da nhiều hơn là nhiễm bệnh tại chỗ. Thương tổn là các sẩn, các cục đóng vảy tiết, dày sừng kích thước 1-2cm, sau loét ra. Có thể rải rác hoặc tập trung dày đặc ở khắp người hoặc bàn tay, bàn chân hay niêm mạc miệng.
- Mắt: có thể tổn thương với triệu chứng giảm dẫn truyền, sơ teo và sa màng mạch nho.
- Khớp: rất thường gặp, biểu hiện là viêm khớp lan tỏa.
- Các cơ quan khác như phổi, gan, lách, ruột và màng não cũng có tổn thương.
c. Tiến triển: thường tái phát
d. Chẩn đoán xác định:
+ Soi tươi tìm nấm trong, mủ, vảy tiết, chất hút từ các ápxe: thấy tế bào dài hình điếu thuốc lá.
+ Nhuộm Gram:
+ Nuôi cấy nấm từ các thương tổn da, dịch khớp hoặc máu
+ Sinh thiết thương tổn
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top