Bác sĩ Bình
Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
1.1.1. Dịch tễ
- Tiếp xúc lâu dài với nước, đất ẩm ướt: làm ruộng rẫy, công nhân vệ sinh, cầu đường, nạo vét cống rảnh...
- Tiếp xúc với thú vật nuôi: chăn nuôi, thú y, giết mổ thú vật...
I.1.2. Lâm sàng
Bệnh cảnh nhiễm trùng cấp tính với tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt gan, thận, màng não, xuất huyết... Thường gặp:
- Sốt.
- Đau cơ.
- Mắt sung huyết, có thể xuất huyết kết mạc.
- Vàng da niêm (chú ý dễ bỏ sót chẩn đoán thể bệnh không vàng da).
- Xuất huyết da, niêm.
- Suy thận cấp.
- Viêm màng não nước trong.
I.1.3. Cận lâm sàng
- Bạch cầu máu tăng (đa nhân trung tính chiếm ưu thế).
- Men gan: ALT, AST tăng (thường không tăng quá 5 lần trị số bình thường).
- BUN, creatinin máu tăng.
- Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, tế bào trụ.
I. 2. Chẩn đoán xác định
- Phản ứng huyết thanh: M.A.T (microscopic agglutination test) làm 2 lần, cách nhau 1 – 2 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 2 lần. Nếu chỉ thực hiện được một lần thì có ý nghĩa khi hiệu giá M.A.T ³ 1/320.
- ELISA (IgM), PCR, cấy máu, DNT hoặc nước tiểu phát hiện Leptospira khi có điều kiện.
II. ĐIỀU TRỊ
II. 1. Kháng sinh
- Dùng một trong các loại dưới đây:
+ Ceftriaxone 30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch (người lớn: 1g – 2g tiêm mạch mỗi ngày).
+ Cefotaxime 100 mg/kg/ngày (người lớn 1g x 4 lần tiêm mạch mỗi ngày).
+ Penicillin G 100.000 đơn vị/kg/ngày chia làm 4 lần tiêm tĩnh mạch (người lớn: 1,5 triệu đơn vị x 4 lần tiêm mạch/ ngày).
+ Có thể sử dụng một số loại kháng sinh khác dùng đường uống để điều trị các thể bệnh nhẹ:
à Docy*: người lớn: 100 mg x 2 lần / ngày.
à Amoxicillin (hoặc ampicillin): 40 mg/kg/ngày chia 4 lần. Người lớn 500 mg x 4 lần/ngày).
- Thời gian điều trị trung bình là 7 ngày.
Leptospira cũng rất nhạy in vitro với nhiều loại kháng sinh khác như fluoroquinolones... Tuy nhiên, kinh nghiệm điều trị sử dụng những kháng sinh này chưa nhiều.
II.2. Biện pháp nâng đỡ
- Cần thiết bù nước, điện giải đầy đủ và sớm, ngay khi bệnh nhân nhập viện. Chú ý duy trì lượng nước tiểu bệnh nhân người lớn được hơn 1 - 1,5 lít mỗi ngày.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, xuất huyết cần xử trí thích hợp tùy trường hợp cụ thể. Các trường hợp vô niệu, điều trị nội khoa không kết quả, cần thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
- Lau mát, hạ nhiệt khi sốt cao.
- Săn sóc điều dưỡng.
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
1.1.1. Dịch tễ
- Tiếp xúc lâu dài với nước, đất ẩm ướt: làm ruộng rẫy, công nhân vệ sinh, cầu đường, nạo vét cống rảnh...
- Tiếp xúc với thú vật nuôi: chăn nuôi, thú y, giết mổ thú vật...
I.1.2. Lâm sàng
Bệnh cảnh nhiễm trùng cấp tính với tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt gan, thận, màng não, xuất huyết... Thường gặp:
- Sốt.
- Đau cơ.
- Mắt sung huyết, có thể xuất huyết kết mạc.
- Vàng da niêm (chú ý dễ bỏ sót chẩn đoán thể bệnh không vàng da).
- Xuất huyết da, niêm.
- Suy thận cấp.
- Viêm màng não nước trong.
I.1.3. Cận lâm sàng
- Bạch cầu máu tăng (đa nhân trung tính chiếm ưu thế).
- Men gan: ALT, AST tăng (thường không tăng quá 5 lần trị số bình thường).
- BUN, creatinin máu tăng.
- Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, tế bào trụ.
I. 2. Chẩn đoán xác định
- Phản ứng huyết thanh: M.A.T (microscopic agglutination test) làm 2 lần, cách nhau 1 – 2 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 2 lần. Nếu chỉ thực hiện được một lần thì có ý nghĩa khi hiệu giá M.A.T ³ 1/320.
- ELISA (IgM), PCR, cấy máu, DNT hoặc nước tiểu phát hiện Leptospira khi có điều kiện.
II. ĐIỀU TRỊ
II. 1. Kháng sinh
- Dùng một trong các loại dưới đây:
+ Ceftriaxone 30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch (người lớn: 1g – 2g tiêm mạch mỗi ngày).
+ Cefotaxime 100 mg/kg/ngày (người lớn 1g x 4 lần tiêm mạch mỗi ngày).
+ Penicillin G 100.000 đơn vị/kg/ngày chia làm 4 lần tiêm tĩnh mạch (người lớn: 1,5 triệu đơn vị x 4 lần tiêm mạch/ ngày).
+ Có thể sử dụng một số loại kháng sinh khác dùng đường uống để điều trị các thể bệnh nhẹ:
à Docy*: người lớn: 100 mg x 2 lần / ngày.
à Amoxicillin (hoặc ampicillin): 40 mg/kg/ngày chia 4 lần. Người lớn 500 mg x 4 lần/ngày).
- Thời gian điều trị trung bình là 7 ngày.
Leptospira cũng rất nhạy in vitro với nhiều loại kháng sinh khác như fluoroquinolones... Tuy nhiên, kinh nghiệm điều trị sử dụng những kháng sinh này chưa nhiều.
II.2. Biện pháp nâng đỡ
- Cần thiết bù nước, điện giải đầy đủ và sớm, ngay khi bệnh nhân nhập viện. Chú ý duy trì lượng nước tiểu bệnh nhân người lớn được hơn 1 - 1,5 lít mỗi ngày.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, xuất huyết cần xử trí thích hợp tùy trường hợp cụ thể. Các trường hợp vô niệu, điều trị nội khoa không kết quả, cần thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
- Lau mát, hạ nhiệt khi sốt cao.
- Săn sóc điều dưỡng.