Có 2 vấn đề mà hiện tại em cho là rất có nguy cơ làm em bị lấy nhiễm HIV
1) Cách đây 1 tuần em có đi quan hệ với gái MD. Em có sử dụng bao cao su lúc quan hệ với cô gái đó. Tuy nhiên khi oral sex thì không dùng và còn hôn sâu với cô ta nữa.. Cô ấy âu yếm và còn nghịch ngợm liếm vào 1 bên mắt của em
2) Hôm qua em có hẹn hò với một người bạn gái. Em đã hơi liều lĩnh quan hệ không dùng bao và cả oral sex cho cô ây nữa. Hôm qua lúc em cho DV vào trong được một lúc thì bị xìu và lúc sau thì xuất ngoài. Cả quá trình đều không có biện pháp an toàn gì cả. Tuy nhiên đây là một người bạn gái em quen qua mạng (ko phải làm nghề) và còn trẻ, tuy nhiên em nghĩ là có lối sống khá tự do
Vậy bác sĩ cho em hỏi nguy cơ của em có cao không? Em có nên uống thuốc tránh phơi nhiễm ngay trong ngày hôm nay không? Và em ó thể mua thuốc ở đâu
Quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn với người mà mình không biết tình trạng sức khỏe của họ thế nào thì có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục khác. Hành vi nguy cơ của bạn còn trong 72h khuyên bạn nên gọi cho bác sĩ Bình để được tư vấn trực tiếp. Thời gian trôi qua có hối cũng không kịp.
Rất xin lỗi các bác sĩ vì em là thành viên mới nên hơi lóng ngóng... bác sĩ có thể cho em hỏi về thuốc tenofovir disoproxil fumarate/lamivudine/efavirenz fumarate de ténofovir disoproxil/lamivudine/efavirenz tablets/comprimes được không? Thuốc có hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc là thế nào ạ?... Ngoài ra cho em hỏi là có bắt buộc phải sử dụng trong 28/30 ngày không
Vâng em cám ơn bác sĩ. Em đã đc tư vấn dùng PEP và đã sử dụng trong vòng tầm khoảng 18 tiếng đồng hồ như vậy là rất hiệu quả đúng không ạ?! Em được biết là việc sử dụng thuốc PEP sớm (trc 72h, càng sớm càng tốt) là rất quan trọng và là chủ yếu cho cả quá trình uống trong 28 ngày. Tuy nhiên là PEP cũng có nhiều tác dụng phụ (hiện tại em đang đau đầu) và rất có hại cho gan và thận. Vậy em muốn hỏi là liệu em có thể sử dụng thuốc ngắn hơn đc ko (14-20 ngày)
Phác đồ dự phòng phơi nhiễm bạn phải tuân thủ tuyệt đối thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu không thì thì nhiều khả năng không đáp ứng điều trị bạn nhé!
Về lý thuyết thì tuy PEP có khả năng kìm chế hoạt động của HIV cho người phơi nhiễm nên có thể giảm nguy cơ lây truyền nhưng vẫn có khả năng lây sang cho bạn tình nếu quan hệ tình dục không an toàn!
Trong thời gian này bạn cần tránh các hành vi nguy cơ tuy nhiên nếu không tránh được thì cần sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su để bảo vệ sức khoẻ cho cả bạn và người khác!
Em đã trót quan hệ tình dục với bà xã mà ko có biện pháp an toàn gì cả. Em cũng hỏi tư vấn thì thấy bảo có nguy cơ nhưng không cao vì bản thân PEP cũng được dùng cho các cặp mà có người HIV dương tính. Hiện tại thì em chưa xét nghiệm gì cả, gần đây nhất mọi chỉ số vẫn là âm tính (chưa tới kỳ hạn 3 tháng kể từ ngày nguy cơ gần nhất)
Bạn cũng không cần thiết phải lo lắng nhiều đâu vì thật ra HIV lây nhiễm qua đường tình dục tỷ lệ cũng khá thấp nếu bạn và vợ không có vết thương hở tại vùng tiếp xúc! Yên tâm và đợi kết quả âm tính bạn nhé!
Thế trong chuyện quan hệ ngoài luồng thì sao ạ... em đợt vừa rồi trót liều quan hệ với 1 em sn96 (thấy bảo ko có quan hệ nhiều nhưng lại rất bạo dạn và dễ dãi)... Hôm ý do lần đầu ăn vụng nên em cũng ko lên được. Chỉ oral sex và hand job cho nhau. Lúc sau thì em cho vào được một lúc (tầm2-3 phút) DV cũng ko cương cứng lắm thì xuất. Em khá hoang mang vì biết mình có nguy cơ...
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV)
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).