08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Làm Gì Khi Mình Bị Nhiễm ?

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Khi phát hiện ra mình bị nhiễm HIV, phần đông sẽ hoảng hốt, sợ hãi. Có người nói: "Bị thì sẽ tự tử thôi, không sống nổi đâu". Nhưng cái khủng hoảng ban đầu rồi sẽ qua. Cái quan trọng là tiếp theo sẽ sống như thế nào. Có bạn cho rằng phải "Sống đẹp những ngày còn lại". Nhiễm HIV cũng còn sống một số nǎm nữa. Sống đẹp có khó không, muốn sống đẹp phải làm gì? Điều đó tùy theo mỗi người, nhưng có một số điều cần quan tâm, đó là chỗ dựa tinh thần, niềm vui, sức khỏe, và tránh lan nhiễm, lây bệnh khác hay tái nhiễm.​

1. Chỗ dựa tinh thần

Chỗ dựa tinh thần thường là gia đình hay bạn bè thân thiết. Đó là người sẽ lắng nghe ta trút nỗi lòng hoặc nói một câu an ủi khi ta cần đến. Đó là người làm ta vui, làm ta yên lòng. Ai cũng cần tìm lấy chỗ dựa tinh thần để trải qua những giờ phút bất ổn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến, và nên tìm đến những trung tâm tư vấn về HIV/AIDS. Ở đây có những người hiểu được những khó khǎn của bạn, có thể giúp bạn tìm cách khắc phục. Họ có thể giúp bạn vượt qua những cơn trầm cảm, những khi tuyệt vọng. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có câu lạc bộ "Bạn giúp bạn" do một số người nhiễm HIV thành lập để cùng chia sẻ vui buồn và tương trợ nhau. Bạn có thể tìm đến đó. Rất hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều địa phương có được những câu lạc bộ như thế.

2. Niềm vui

Ta rất cần đến những niềm vui làm cho ta thấy yêu đời. Nếu phát hiện ra mình nhiễm HIV mà chỉ suốt ngày ngồi ủ rũ, gặm nhấm nỗi đau của mình thì bạn sẽ sống khổ và chết sớm. Bạn hãy đứng dậy và làm một việc gì đó mà mình thích.

Lỡ nhiễm HIV thì đừng nghĩ là đã hết sống. Bạn cứ sống tiếp, cứ làm cái gì mình thích hay thấy nên làm. Nó sẽ đem lại cho cuộc sống của bạn ý nghĩa và niềm vui.

3. Sức khỏe

Khi đã bị nhiễm mầm bệnh thì phải chú ý đến sức khỏe. Nên ǎn uống tốt, đủ chất, đủ vitamin, tránh các thức ǎn tái và sống, rau sống, thức ǎn vệ sinh không tốt. Nên hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, đồng thời tập thể dục, tập dưỡng sinh để tǎng cường sức khỏe. Nếu sức khỏe tốt thì sẽ sống được lâu và sống vui.

4. Tránh lan nhiễm, tránh lây bệnh khác, tránh tái nhiễm

Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần phải tránh tất cả các thứ bệnh truyền nhiễm nói chung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng. Một cái không may là người nhiễm HIV thì dễ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và người có các bệnh này thì cũng dễ nhiễm HIV. Người nhiễm HIV cũng rất nên tránh tái nhiễm HIV từ một người khác, vì vi rút HIV vào mỗi người phát triển theo một cách nên vi rút HIV của người này khác vi rút HIV của người khác, nhiễm càng nhiều thì càng hại. Còn đối với người khác thì bạn đừng đem cái vi rút không may của mình cho người ta.

Do đó cần phải cẩn thân, luôn luôn dùng bao cao su nếu quan hệ tình dục, và tránh mọi khả nǎng tiếp xúc máu.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top